Ngày 31/3, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao Trương Hòa Bình, Viện trưởng Viện kiểm sát Nhân dân tối cao Trần Quốc Vượng đã ký Nghị quyết liên tịch về việc ban hành Quy chế phối hợp công tác giữa Chính phủ với Tòa án Nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao.
Phát biểu tại buổi lễ, Thủ tướng nhấn mạnh phối hợp công tác sẽ giúp cho mỗi cơ quan hoàn thành nhiệm vụ của mình, đồng thời góp phần chung vào thắng lợi của sự nghiệp đổi mới đất nước; việc phối hợp phải trên cơ sở quy định của pháp luật và chức năng, nhiệm vụ của mỗi cơ quan.
Thủ tướng cho rằng phối hợp công tác giữa Chính phủ với Tòa án Nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao chính là sự phối hợp giữa cơ quan hành pháp và tư pháp, nên có vai trò, vị trí rất quan trọng, góp phần giữ vững trật tự, kỷ cương, pháp luật nhà nước.
Trong những năm qua, Chính phủ và Tòa án Nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao đã làm tốt công tác này nhưng trước yêu cầu mới của đất nước càng đòi hỏi sự phối hợp phải đồng bộ, chặt chẽ, thường xuyên và hiệu quả hơn.
Trên tinh thần này, Thủ tướng đề nghị các bộ, ngành, địa phương phối hợp chặt chẽ với Tòa án Nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao cũng như ngành tòa án, kiểm sát nói chung thực hiện nghiêm túc quy chế; giao Văn phòng Chính phủ giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ theo dõi, kiểm tra, đôn đốc các bộ, ngành, địa phương trong việc triển khai, thực hiện quy chế; hàng năm cùng Tòa án Nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao có sơ kết, đánh giá chung để quy chế ngày càng hoàn thiện và sự phối hợp ngày càng hiệu quả.
Bày tỏ thống nhất ý kiến của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao Trương Hòa Bình, Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao Trần Quốc Vượng khẳng định, ngay sau lễ ký sẽ thông báo ngay tới các đơn vị chức năng trong ngành và địa phương để triển khai quy chế phối hợp một cách hiệu quả nhất, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn và sự tin cậy của Đảng, Nhà nước và nhân dân.
Theo Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, việc phối hợp giữa Chính phủ với Tòa án Nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao đã được quy định tại Điều 2 Hiến pháp năm 1992 và Điều 40 Luật Tổ chức Chính phủ.
Quy chế phối hợp công tác gồm 3 chương, 17 điều nêu rõ Chính phủ phối hợp với Tòa án Nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao trong việc xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội; xây dựng pháp luật; phòng chống tội phạm; phổ biến giáo dục pháp luật; trao đổi cung cấp thông tin; đào tạo cán bộ; giải quyết các vụ án hình sự, dân sự, hành chính; xử lý tố giác, tin báo về tội phạm; đảm bảo cơ sở vật chất, phương tiện làm việc, kinh phí hoạt động của Tòa án Nhân dân, Viện kiểm sát Nhân dân./.
Phát biểu tại buổi lễ, Thủ tướng nhấn mạnh phối hợp công tác sẽ giúp cho mỗi cơ quan hoàn thành nhiệm vụ của mình, đồng thời góp phần chung vào thắng lợi của sự nghiệp đổi mới đất nước; việc phối hợp phải trên cơ sở quy định của pháp luật và chức năng, nhiệm vụ của mỗi cơ quan.
Thủ tướng cho rằng phối hợp công tác giữa Chính phủ với Tòa án Nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao chính là sự phối hợp giữa cơ quan hành pháp và tư pháp, nên có vai trò, vị trí rất quan trọng, góp phần giữ vững trật tự, kỷ cương, pháp luật nhà nước.
Trong những năm qua, Chính phủ và Tòa án Nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao đã làm tốt công tác này nhưng trước yêu cầu mới của đất nước càng đòi hỏi sự phối hợp phải đồng bộ, chặt chẽ, thường xuyên và hiệu quả hơn.
Trên tinh thần này, Thủ tướng đề nghị các bộ, ngành, địa phương phối hợp chặt chẽ với Tòa án Nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao cũng như ngành tòa án, kiểm sát nói chung thực hiện nghiêm túc quy chế; giao Văn phòng Chính phủ giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ theo dõi, kiểm tra, đôn đốc các bộ, ngành, địa phương trong việc triển khai, thực hiện quy chế; hàng năm cùng Tòa án Nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao có sơ kết, đánh giá chung để quy chế ngày càng hoàn thiện và sự phối hợp ngày càng hiệu quả.
Bày tỏ thống nhất ý kiến của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao Trương Hòa Bình, Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao Trần Quốc Vượng khẳng định, ngay sau lễ ký sẽ thông báo ngay tới các đơn vị chức năng trong ngành và địa phương để triển khai quy chế phối hợp một cách hiệu quả nhất, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn và sự tin cậy của Đảng, Nhà nước và nhân dân.
Theo Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, việc phối hợp giữa Chính phủ với Tòa án Nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao đã được quy định tại Điều 2 Hiến pháp năm 1992 và Điều 40 Luật Tổ chức Chính phủ.
Quy chế phối hợp công tác gồm 3 chương, 17 điều nêu rõ Chính phủ phối hợp với Tòa án Nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao trong việc xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội; xây dựng pháp luật; phòng chống tội phạm; phổ biến giáo dục pháp luật; trao đổi cung cấp thông tin; đào tạo cán bộ; giải quyết các vụ án hình sự, dân sự, hành chính; xử lý tố giác, tin báo về tội phạm; đảm bảo cơ sở vật chất, phương tiện làm việc, kinh phí hoạt động của Tòa án Nhân dân, Viện kiểm sát Nhân dân./.
Thiện Thuật (Vietnam+)