Đóng cửa phiên giao dịch ngày 13/12, chứng khoán Mỹ đã để tuột mất đà tăng điểm ở đầu phiên để rồi lại quay đầu đi xuống, sau khi Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cảnh báo rằng nền kinh tế Hy Lạp đang phải đối mặt với rủi ro lớn, còn Cục dự trữ liên bang (FED) tiếp tục không đưa ra thêm bất cứ tín hiệu nào về các biện pháp kích thích mới nhằm ngăn Mỹ khỏi những tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng nợ đang ngày một tồi tệ tại châu Âu.
Chốt phiên này, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 66,45 điểm, tương đương 0,55%, xuống còn 11.954,94 điểm. Chỉ số S&P 500 hạ 10,74 điểm (0,87%), xuống 1.225,73 điểm, trong khi chỉ số công nghệ Nasdaq Composite cũng trượt 32,99 điểm (1,26%), đóng cửa ở mức 2.579,27 điểm.
Sau khi trải qua phiên giao dịch ảm đạm ngày 12/12, Phố Wall có phần khởi sắc hơn vào đầu phiên 13/12. Tuy nhiên, đà tăng điểm không duy trì được lâu thì thị trường liên tiếp phải đón nhận những thông tin đáng thất vọng về kinh tế toàn cầu, mở đầu bằng việc IMF tuyên bố sẽ không thương lượng với Hy Lạp về một gói cứu trợ mới, đồng thời cảnh báo rằng nền kinh tế của “Xứ sở các vị Thần” đang ở trong tình trạng rất dễ bị tổn thương.
Trong khi đó, Cục dự trữ liên bang vẫn “im tiếng” trong việc đưa ra các biện pháp kích thích kinh tế mới nhằm hạn chế những tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng nợ đối với Mỹ.
FED vẫn giữ nguyên các chính sách tiền tệ và những nhận định khó khăn đối với thị trường toàn cầu, đe dọa đến tăng trưởng kinh tế Mỹ. Mặc dù cơ quan này cho rằng nền kinh tế số một thế giới đang tăng trưởng vừa phải, bất chấp sự giảm tốc tăng trưởng của nền kinh tế thế giới, song FED cho biết tỷ lệ thất nghiệp tại Mỹ vẫn còn cao và thị trường nhà ở còn trì trệ.
Trước đó, thị trường xuất hiện những đồn đoán rằng khả năng thể chế tài chính này sẽ tung ra chương trình nới lỏng định lượng đợt ba (QE3), với giá trị khoảng 700-1.000 tỷ USD, để cứu nền kinh tế Mỹ, dự kiến đây sẽ là chủ đề chính trong phiên họp bàn về chính sách Mỹ vào ngày 13/12 tới.
Cũng trong phiên giao dịch ngày 13/12, ở bên kia bờ Đại Tây Dương, các sàn chứng khoán châu Âu biến động trái chiều. Tại London, chỉ số FTSE 100 của Anh tăng 1,15% lên mức 5.490,15 điểm. Tuy nhiên, chỉ số CAC 40 của Pháp giảm thêm 0,35% xuống 3.078,72 điểm, trong khi tại sàn giao dịch chứng khoán Frankfurt của Đức, chỉ số DAX cũng trượt 0,19%, xuống 5.774,26 điểm.
Nối gót đà giảm điểm của phiên trước, sang đầu phiên giao dịch ngày 14/12, hầu hết các thị trường chứng khoán châu Á tiếp tục mở cửa với “sắc đỏ.” Chỉ số Nikkei-225 của Nhật Bản giảm 39,04 điểm, tương đương 0,46%, xuống còn 8.5 13,77 điểm, mức thấp nhất trong vòng hai tuần qua.
Tại Trung Quốc, chỉ số Shanghai Composite của Thượng Hải và Hang Sheng của Hong Kong cũng lần lượt mất 8,35 điểm (0,37%) và 146,12 điểm (0,79%), xuống 2.240,24 điểm và 18.301,05 điểm./.
Chốt phiên này, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 66,45 điểm, tương đương 0,55%, xuống còn 11.954,94 điểm. Chỉ số S&P 500 hạ 10,74 điểm (0,87%), xuống 1.225,73 điểm, trong khi chỉ số công nghệ Nasdaq Composite cũng trượt 32,99 điểm (1,26%), đóng cửa ở mức 2.579,27 điểm.
Sau khi trải qua phiên giao dịch ảm đạm ngày 12/12, Phố Wall có phần khởi sắc hơn vào đầu phiên 13/12. Tuy nhiên, đà tăng điểm không duy trì được lâu thì thị trường liên tiếp phải đón nhận những thông tin đáng thất vọng về kinh tế toàn cầu, mở đầu bằng việc IMF tuyên bố sẽ không thương lượng với Hy Lạp về một gói cứu trợ mới, đồng thời cảnh báo rằng nền kinh tế của “Xứ sở các vị Thần” đang ở trong tình trạng rất dễ bị tổn thương.
Trong khi đó, Cục dự trữ liên bang vẫn “im tiếng” trong việc đưa ra các biện pháp kích thích kinh tế mới nhằm hạn chế những tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng nợ đối với Mỹ.
FED vẫn giữ nguyên các chính sách tiền tệ và những nhận định khó khăn đối với thị trường toàn cầu, đe dọa đến tăng trưởng kinh tế Mỹ. Mặc dù cơ quan này cho rằng nền kinh tế số một thế giới đang tăng trưởng vừa phải, bất chấp sự giảm tốc tăng trưởng của nền kinh tế thế giới, song FED cho biết tỷ lệ thất nghiệp tại Mỹ vẫn còn cao và thị trường nhà ở còn trì trệ.
Trước đó, thị trường xuất hiện những đồn đoán rằng khả năng thể chế tài chính này sẽ tung ra chương trình nới lỏng định lượng đợt ba (QE3), với giá trị khoảng 700-1.000 tỷ USD, để cứu nền kinh tế Mỹ, dự kiến đây sẽ là chủ đề chính trong phiên họp bàn về chính sách Mỹ vào ngày 13/12 tới.
Cũng trong phiên giao dịch ngày 13/12, ở bên kia bờ Đại Tây Dương, các sàn chứng khoán châu Âu biến động trái chiều. Tại London, chỉ số FTSE 100 của Anh tăng 1,15% lên mức 5.490,15 điểm. Tuy nhiên, chỉ số CAC 40 của Pháp giảm thêm 0,35% xuống 3.078,72 điểm, trong khi tại sàn giao dịch chứng khoán Frankfurt của Đức, chỉ số DAX cũng trượt 0,19%, xuống 5.774,26 điểm.
Nối gót đà giảm điểm của phiên trước, sang đầu phiên giao dịch ngày 14/12, hầu hết các thị trường chứng khoán châu Á tiếp tục mở cửa với “sắc đỏ.” Chỉ số Nikkei-225 của Nhật Bản giảm 39,04 điểm, tương đương 0,46%, xuống còn 8.5 13,77 điểm, mức thấp nhất trong vòng hai tuần qua.
Tại Trung Quốc, chỉ số Shanghai Composite của Thượng Hải và Hang Sheng của Hong Kong cũng lần lượt mất 8,35 điểm (0,37%) và 146,12 điểm (0,79%), xuống 2.240,24 điểm và 18.301,05 điểm./.
Minh Trang (TTXVN/Vietnam+)