Không khí ảm đạm tiếp tục bao trùm thị trường chứng khoán Mỹ trong phiên giao dịch ngày 13/11, khi mối lo ngại về cuộc khủng hoảng nợ tại Hy Lạp và “vách đá tài chính” của Mỹ vẫn ám ảnh tâm lý của giới đầu tư, bất chấp nhận định lạc quan của tập đoàn Home Depot về khả năng khôi phục thị trường nhà ở tại Mỹ.
[Phố Wall lình xình trước mối lo “vách đá tài chính”]
Chốt phiên này, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 58,90 điểm (0,46%), xuống 12.756,18 điểm. Chỉ số S&P 500 cũng hạ 5,50 điểm, tương đương 0,40%, xuống 1.374,53 điểm.
Trong khi đó, chỉ số công nghệ Nasdaq Composite mất tới 20,37 điểm (0,70%) còn 2.883,89 điểm.
Sau khi mở cửa phiên với “sắc đỏ”, Phố Wall đảo chiều tăng vào giữa phiên nhờ Home Depot nâng triển vọng lợi nhuận với dự báo tích cực về khả năng hồi phục của thị trường nhà ở của Mỹ, giúp cổ phiếu của tập đoàn Home Depot tăng mạnh, lên mức cao nhất kể từ tháng 4/2000.
Tuy nhiên, đà tăng của các cổ phiếu không thể duy trì được lâu, do mối lo thường trực về “vách đá tài chính” của Mỹ vẫn tác động tiêu cực tới tâm lý của giới đầu tư, bởi dự kiến tới tháng 1/2013, các kế hoạch cắt giảm chi tiêu mạnh tay và tăng thuế sẽ được Chính phủ Mỹ thực hiện nếu nước này không tìm được các biện pháp nhằm giảm thâm hụt ngân sách.
Theo giới phân tích, nếu Oasinhtơn không đạt được thỏa thuận mới để ngăn việc tự động thực hiện các biện pháp giảm chi tăng thu, nền kinh tế lớn nhất thế giới sẽ lại rơi vào suy thoái.
Ngoài ra, việc cuộc họp các bộ trưởng tài chính của Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone), vừa diễn ra ngày 12/11, không đưa ra được quyết định cuối cùng về đợt giải ngân tiếp theo gói cứu trợ tài chính thứ hai cho Hy Lạp càng làm mối lo ngại về tình trạng bất ổn tài chính của quốc gia này ngày một gia tăng.
Theo người đứng đầu Nhóm các bộ trưởng tài chính Eurozone, Jean-Claude Juncker, liên minh tiền tệ này cần phải nhóm họp một lần nữa vào ngày 20/11 tới nhằm đưa ra cách thức giải ngân cụ thể khoản cứu trợ tài chính này dành cho Aten.
Tuy nhiên, ở bên kia bờ Địa Tây Dương, các thị trường chứng khoán châu Âu lại bất ngờ đi lên vào cuối phiên 13/11, nhờ đồn đoán của giới kinh doanh về khả năng Tây Ban Nha sắp phải yêu cầu một gói cứu trợ tài chính mới.
Kết thúc phiên này, tại London, chỉ số FTSE 100 tăng 0,33%, lên 5.786,25 điểm; chỉ số CAC 40 của Pháp cũng tiến thêm 0,56%, đóng cửa ở mức 3.430,60 điểm.
Tuy nhiên, tại sàn giao dịch chứng khoán Frankfurt của Đức, chỉ số DAX lại biến động không đáng kể, đứng ở mức 7.169,12 điểm.
Sang tới phiên giao dịch ngày 14/11 tại thị trường châu Á, các thị trường chứng khoán lại biến động bất nhất, trước những bất ổn kinh tế -chính trị tại nhiều khu vực trên thế giới.
Tại thị trường Tokyo, chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản giảm khiêm tốn 0,78 điểm (0,01%), xuống còn 8.660,27 điểm.
Trong khi đó, tại Trung Quốc, hai thị trường chứng khoán chủ chốt là Thượng Hải và Hồng Công lại tăng giảm ngược chiều.
Nếu chỉ số Shanghai Composite giảm 5,33 điểm (0,26%), xuống 2.042,56 điểm; thì chỉ số Hang Seng lại tăng 62,32 điểm (0,29%), lên 21.250,97 điểm./.
[Phố Wall lình xình trước mối lo “vách đá tài chính”]
Chốt phiên này, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 58,90 điểm (0,46%), xuống 12.756,18 điểm. Chỉ số S&P 500 cũng hạ 5,50 điểm, tương đương 0,40%, xuống 1.374,53 điểm.
Trong khi đó, chỉ số công nghệ Nasdaq Composite mất tới 20,37 điểm (0,70%) còn 2.883,89 điểm.
Sau khi mở cửa phiên với “sắc đỏ”, Phố Wall đảo chiều tăng vào giữa phiên nhờ Home Depot nâng triển vọng lợi nhuận với dự báo tích cực về khả năng hồi phục của thị trường nhà ở của Mỹ, giúp cổ phiếu của tập đoàn Home Depot tăng mạnh, lên mức cao nhất kể từ tháng 4/2000.
Tuy nhiên, đà tăng của các cổ phiếu không thể duy trì được lâu, do mối lo thường trực về “vách đá tài chính” của Mỹ vẫn tác động tiêu cực tới tâm lý của giới đầu tư, bởi dự kiến tới tháng 1/2013, các kế hoạch cắt giảm chi tiêu mạnh tay và tăng thuế sẽ được Chính phủ Mỹ thực hiện nếu nước này không tìm được các biện pháp nhằm giảm thâm hụt ngân sách.
Theo giới phân tích, nếu Oasinhtơn không đạt được thỏa thuận mới để ngăn việc tự động thực hiện các biện pháp giảm chi tăng thu, nền kinh tế lớn nhất thế giới sẽ lại rơi vào suy thoái.
Ngoài ra, việc cuộc họp các bộ trưởng tài chính của Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone), vừa diễn ra ngày 12/11, không đưa ra được quyết định cuối cùng về đợt giải ngân tiếp theo gói cứu trợ tài chính thứ hai cho Hy Lạp càng làm mối lo ngại về tình trạng bất ổn tài chính của quốc gia này ngày một gia tăng.
Theo người đứng đầu Nhóm các bộ trưởng tài chính Eurozone, Jean-Claude Juncker, liên minh tiền tệ này cần phải nhóm họp một lần nữa vào ngày 20/11 tới nhằm đưa ra cách thức giải ngân cụ thể khoản cứu trợ tài chính này dành cho Aten.
Tuy nhiên, ở bên kia bờ Địa Tây Dương, các thị trường chứng khoán châu Âu lại bất ngờ đi lên vào cuối phiên 13/11, nhờ đồn đoán của giới kinh doanh về khả năng Tây Ban Nha sắp phải yêu cầu một gói cứu trợ tài chính mới.
Kết thúc phiên này, tại London, chỉ số FTSE 100 tăng 0,33%, lên 5.786,25 điểm; chỉ số CAC 40 của Pháp cũng tiến thêm 0,56%, đóng cửa ở mức 3.430,60 điểm.
Tuy nhiên, tại sàn giao dịch chứng khoán Frankfurt của Đức, chỉ số DAX lại biến động không đáng kể, đứng ở mức 7.169,12 điểm.
Sang tới phiên giao dịch ngày 14/11 tại thị trường châu Á, các thị trường chứng khoán lại biến động bất nhất, trước những bất ổn kinh tế -chính trị tại nhiều khu vực trên thế giới.
Tại thị trường Tokyo, chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản giảm khiêm tốn 0,78 điểm (0,01%), xuống còn 8.660,27 điểm.
Trong khi đó, tại Trung Quốc, hai thị trường chứng khoán chủ chốt là Thượng Hải và Hồng Công lại tăng giảm ngược chiều.
Nếu chỉ số Shanghai Composite giảm 5,33 điểm (0,26%), xuống 2.042,56 điểm; thì chỉ số Hang Seng lại tăng 62,32 điểm (0,29%), lên 21.250,97 điểm./.
Minh Trang (TTXVN)