Thị trường chứng khoán Mỹ đang có những bước tiến khá vững chắc và trong tuần qua đã leo lên gần các mức cao nhất trong 3 năm qua, bất chấp những lo ngại về giá dầu tăng cao và cuộc khủng hoảng nợ tại châu Âu.
Trong tuần qua, Phố Wall đã có lúc lên trên ngưỡng 13.000 điểm, giúp các nhà đầu tư thêm tin tưởng vào triển vọng của nền kinh tế cũng như thị trường lao động của nước Mỹ. Tính đến hết phiên cuối tuần, cả ba chỉ số chính của chứng khoán Mỹ đều tiếp tục tăng điểm, với Dow Jones ghi thêm 0,3% lên 12.982,95 điểm; Nasdaq tăng 0,4% và S&P 500 tiến thêm 0,3%.
Theo các nhà kinh tế, sự cải thiện trên thị trường việc làm Mỹ là nhân tố giúp xua tan những bóng đen ở cả bên trong lẫn bên ngoài nước Mỹ. Một trong những "bóng đen" đó là việc giá dầu liên tục "leo thang" - hệ quả tất yếu của những căng thẳng ngày càng gia tăng ở Iran.
Theo chuyên gia kinh tế Paul Edelstein của IHS Global Insight, tình hình hiện nay khá giống với tình huống hồi đầu năm 2011, khi giá dầu Brent leo lên tới mức 126 USD/thùng. Nếu giá dầu vẫn duy trì ở mức cao hay tiếp tục tăng lên thêm thì các dự báo về tăng trưởng có thể sẽ bị điều chỉnh giảm xuống. Tuy nhiên, để nhấn chìm nền kinh tế Mỹ trở lại suy thoái thì giá dầu còn phải tăng lên khá nhiều nữa.
Trong một diễn biến ngược lại, giá dầu tăng lại đang làm đầy túi tiền cho các hãng sản xuất và xuất khẩu dâu mỏ lớn. Cụ thể, cổ phiếu của ExxonMobil đã tăng tới 2%. Tương tự, cổ phiếu của Chevron cũng tiến thêm 2,3%. Ở chiều ngược lại, các hãng hàng không lại bị "thua thiệt" nhiều nhất. Cổ phiếu của US Airways giảm tới 21%, United Continental hạ 13% và Delta sụt giảm 12% giá trị trong cả tuần.
Với các ngành khác, hệ thống siêu thị bán lẻ Wal-Mart cũng sụt giảm thê thảm khi để mất tới 5,9% do báo cáo kinh doanh quý 4/2011 đầy thất vọng. Hewlett-Packard cũng mất gần 10% sau khi sụt giảm tới 44% lợi nhuận trong quý 1 tài khóa hiện tại.
Trong tuần mới bắt đầu từ ngày 27/2, chứng khoán Mỹ hứa hẹn sẽ được đón nhận những thông tin khá tốt lành, trong đó có báo cáo về niềm tin người tiêu dùng, về GDP và sản xuất công nghiệp./.
Trong tuần qua, Phố Wall đã có lúc lên trên ngưỡng 13.000 điểm, giúp các nhà đầu tư thêm tin tưởng vào triển vọng của nền kinh tế cũng như thị trường lao động của nước Mỹ. Tính đến hết phiên cuối tuần, cả ba chỉ số chính của chứng khoán Mỹ đều tiếp tục tăng điểm, với Dow Jones ghi thêm 0,3% lên 12.982,95 điểm; Nasdaq tăng 0,4% và S&P 500 tiến thêm 0,3%.
Theo các nhà kinh tế, sự cải thiện trên thị trường việc làm Mỹ là nhân tố giúp xua tan những bóng đen ở cả bên trong lẫn bên ngoài nước Mỹ. Một trong những "bóng đen" đó là việc giá dầu liên tục "leo thang" - hệ quả tất yếu của những căng thẳng ngày càng gia tăng ở Iran.
Theo chuyên gia kinh tế Paul Edelstein của IHS Global Insight, tình hình hiện nay khá giống với tình huống hồi đầu năm 2011, khi giá dầu Brent leo lên tới mức 126 USD/thùng. Nếu giá dầu vẫn duy trì ở mức cao hay tiếp tục tăng lên thêm thì các dự báo về tăng trưởng có thể sẽ bị điều chỉnh giảm xuống. Tuy nhiên, để nhấn chìm nền kinh tế Mỹ trở lại suy thoái thì giá dầu còn phải tăng lên khá nhiều nữa.
Trong một diễn biến ngược lại, giá dầu tăng lại đang làm đầy túi tiền cho các hãng sản xuất và xuất khẩu dâu mỏ lớn. Cụ thể, cổ phiếu của ExxonMobil đã tăng tới 2%. Tương tự, cổ phiếu của Chevron cũng tiến thêm 2,3%. Ở chiều ngược lại, các hãng hàng không lại bị "thua thiệt" nhiều nhất. Cổ phiếu của US Airways giảm tới 21%, United Continental hạ 13% và Delta sụt giảm 12% giá trị trong cả tuần.
Với các ngành khác, hệ thống siêu thị bán lẻ Wal-Mart cũng sụt giảm thê thảm khi để mất tới 5,9% do báo cáo kinh doanh quý 4/2011 đầy thất vọng. Hewlett-Packard cũng mất gần 10% sau khi sụt giảm tới 44% lợi nhuận trong quý 1 tài khóa hiện tại.
Trong tuần mới bắt đầu từ ngày 27/2, chứng khoán Mỹ hứa hẹn sẽ được đón nhận những thông tin khá tốt lành, trong đó có báo cáo về niềm tin người tiêu dùng, về GDP và sản xuất công nghiệp./.
Thùy Chi (TTXVN)