Trái với xu hướng tăng điểm mạnh của phiên cuối tuần trước, chứng khoán Mỹ lại khởi đầu tuần mới trong “sắc đỏ” sau khi Bộ Thương mại Mỹ bất ngờ công bố doanh số bán lẻ đáng thất vọng của nước này trong tháng 6/2012, làm dấy lo ngại về chi tiêu tiêu dùng - động lực thúc đẩy chính của nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Chốt phiên này, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 49,88 điểm, tương đương 0,39%, xuống 12.727,21 điểm. Chỉ số S&P 500 cũng hạ nhẹ 3,14 điểm (0,23%), xuống còn 1.353,64 điểm, trong khi chỉ số công nghệ Nasdaq mất 11,53 điểm (0,40%), đóng cửa ở mức 2.896,94 điểm.
Theo báo cáo mới nhất của Bộ Thương mại Mỹ, doanh số bán lẻ của nước này trong tháng 6 giảm 0,5% so với tháng trước, trái ngược với dự báo tăng 0,2% của các chuyên gia kinh tế, đồng thời đánh dấu tháng suy giảm thứ ba liên tiếp của lĩnh vực này.
Nhà phân tích Robert Brusca thuộc FAO Economics nhận định rằng số liệu yếu kém trên có thể tác kéo tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Mỹ trong quý 2 năm nay xuống khoảng 1-1,5%, sau khi ghi nhận mức tăng trưởng 1,9% trong quý 1.
Thêm vào đó, thị trường tỏ ra lo ngại hơn về sức khỏe của nền kinh tế toàn cầu sau khi Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) vừa quyết định hạ mức dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới trong năm 2013, đồng thời cảnh báo đà phục hồi còn tiềm ẩn nhiều rủi ro nếu các nhà lãnh đạo châu Âu vẫn hành động không đủ mạnh để giải quyết dứt điểm cuộc khủng hoảng nợ khu vực.
Những thông tin không mấy tốt lành từ kinh tế Mỹ, cùng diễn biến ảm đạm của nhiều nền kinh tế lớn khác như Trung Quốc đã khiến nhiều nhà đầu tư lại nhem nhóm hy vọng rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sẽ sớm tung ra một chương trình nới lỏng định lượng mới (QE3) để kích thích tăng trưởng. Bởi vậy, bài phát biểu của Chủ tịch FED Ben Bernanke vào giữa tuần này đang được giới đầu tư hết sức quan tâm.
Cũng trong phiên giao dịch đầu tuần (16/7), các thị trường chứng khoán châu Âu lại biến động trái chiều, do những báo cáo lợi nhuận tích cực của khối ngân hàng trong quý 2/2012 không đủ để xoa dịu hoàn toàn nỗi lo ngại về kinh tế Tây Ban Nha. Tuy nhiên, mức chênh lệch giữa hai phiên là không đáng kể.
Kết thúc phiên này, tại London, chỉ số FTSE 100 của Anh hạ nhẹ 0,07%, xuống 5.662,34 điểm. Trong khi đó, tại sàn giao dịch chứng khoán Frankfurt của Đức, chỉ số DAX 30 tăng 0,13%, chốt ở mức 6.565,72 điểm. Còn tại thị trường Paris, chỉ số CAC 40 của Pháp đứng ở mức 3.179,90 điểm.
Sang tới phiên giao dịch ngày 17/7, các chỉ số chứng khoán châu Á lên xuống bất nhất trước những thông tin kinh tế đan xen từ kinh tế hai bờ Đại Tây Dương. Mở cửa phiên này, chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản gần như không biến động so với phiên trước, chỉ giảm nhẹ 2,19 điểm (0,03%), xuống 8.721,93 điểm.
Trong khi tại Trung Quốc, hai thị trường chứng khoán chủ chốt là Thượng Hải và Hong Kong cũng diễn biến ngược chiều. Chỉ số Shanghai Composite hạ 3,52 điểm (0,16%), xuống 2.144,44 điểm; còn chỉ số Hang Seng lại tăng 266,29 điểm (1,39%), lên 19.387,63 điểm./.
Chốt phiên này, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 49,88 điểm, tương đương 0,39%, xuống 12.727,21 điểm. Chỉ số S&P 500 cũng hạ nhẹ 3,14 điểm (0,23%), xuống còn 1.353,64 điểm, trong khi chỉ số công nghệ Nasdaq mất 11,53 điểm (0,40%), đóng cửa ở mức 2.896,94 điểm.
Theo báo cáo mới nhất của Bộ Thương mại Mỹ, doanh số bán lẻ của nước này trong tháng 6 giảm 0,5% so với tháng trước, trái ngược với dự báo tăng 0,2% của các chuyên gia kinh tế, đồng thời đánh dấu tháng suy giảm thứ ba liên tiếp của lĩnh vực này.
Nhà phân tích Robert Brusca thuộc FAO Economics nhận định rằng số liệu yếu kém trên có thể tác kéo tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Mỹ trong quý 2 năm nay xuống khoảng 1-1,5%, sau khi ghi nhận mức tăng trưởng 1,9% trong quý 1.
Thêm vào đó, thị trường tỏ ra lo ngại hơn về sức khỏe của nền kinh tế toàn cầu sau khi Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) vừa quyết định hạ mức dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới trong năm 2013, đồng thời cảnh báo đà phục hồi còn tiềm ẩn nhiều rủi ro nếu các nhà lãnh đạo châu Âu vẫn hành động không đủ mạnh để giải quyết dứt điểm cuộc khủng hoảng nợ khu vực.
Những thông tin không mấy tốt lành từ kinh tế Mỹ, cùng diễn biến ảm đạm của nhiều nền kinh tế lớn khác như Trung Quốc đã khiến nhiều nhà đầu tư lại nhem nhóm hy vọng rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sẽ sớm tung ra một chương trình nới lỏng định lượng mới (QE3) để kích thích tăng trưởng. Bởi vậy, bài phát biểu của Chủ tịch FED Ben Bernanke vào giữa tuần này đang được giới đầu tư hết sức quan tâm.
Cũng trong phiên giao dịch đầu tuần (16/7), các thị trường chứng khoán châu Âu lại biến động trái chiều, do những báo cáo lợi nhuận tích cực của khối ngân hàng trong quý 2/2012 không đủ để xoa dịu hoàn toàn nỗi lo ngại về kinh tế Tây Ban Nha. Tuy nhiên, mức chênh lệch giữa hai phiên là không đáng kể.
Kết thúc phiên này, tại London, chỉ số FTSE 100 của Anh hạ nhẹ 0,07%, xuống 5.662,34 điểm. Trong khi đó, tại sàn giao dịch chứng khoán Frankfurt của Đức, chỉ số DAX 30 tăng 0,13%, chốt ở mức 6.565,72 điểm. Còn tại thị trường Paris, chỉ số CAC 40 của Pháp đứng ở mức 3.179,90 điểm.
Sang tới phiên giao dịch ngày 17/7, các chỉ số chứng khoán châu Á lên xuống bất nhất trước những thông tin kinh tế đan xen từ kinh tế hai bờ Đại Tây Dương. Mở cửa phiên này, chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản gần như không biến động so với phiên trước, chỉ giảm nhẹ 2,19 điểm (0,03%), xuống 8.721,93 điểm.
Trong khi tại Trung Quốc, hai thị trường chứng khoán chủ chốt là Thượng Hải và Hong Kong cũng diễn biến ngược chiều. Chỉ số Shanghai Composite hạ 3,52 điểm (0,16%), xuống 2.144,44 điểm; còn chỉ số Hang Seng lại tăng 266,29 điểm (1,39%), lên 19.387,63 điểm./.
Minh Trang (TTXVN)