Sau khi đóng cửa nghỉ lễ vào ngày đầu tuần, Phố Wall đã giao dịch trở lại trong phiên 22/1 với sự đi lên của cả ba chỉ số chính nhờ báo cáo lợi nhuận tích cực từ các doanh nghiệp lớn, bất chấp số liệu kém lạc quan về doanh số bán nhà của Mỹ trong tháng 12/2012.
Chốt phiên này, chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 62,51 điểm, tương đương 0,46%, lên mức 13.712,21 điểm.
Trong khi đó, chỉ số S&P 500 cũng ghi thêm 6,58 điểm (0,46%), lên 1.492,56 điểm. Còn chỉ số công nghệ Nasdaq tiến 8,47 điểm (0,27%), đóng cửa ở mức 3.143,18 điểm.
Charles Schwab & Co. cho biết ngay từ đầu phiên, thị trường đã tỏ ra hứng khởi khi đón nhận báo cáo kinh doanh tốt ngoài mong đợi của hai công ty là Travelers Companies và DuPont.
Bên cạnh đó, tâm lý của giới đầu tư còn được trấn an sau khi các nhà lãnh đạo của phe Cộng hòa tại Hạ viện Mỹ đã lên kế hoạch bỏ phiếu thông qua dự luật gia hạn trần nợ công thêm hơn 3 tháng, tới ngày 19/5 tới.
Dự luật được coi là một bước đi chiến lược của các nghị sỹ đảng Cộng hòa nhằm tránh một cuộc chiến về mức trần nợ công và chuyển đàm phán về cắt giảm chi tiêu hướng tới các thời hạn chót tài chính khác, buộc Thượng viện (hiện do đảng Dân chủ kiểm soát) cân nhắc các kế hoạch giảm thâm hụt để thông qua dự thảo ngân sách vào ngày 15/4 tới.
Các thông tin tích cực này đã làm lu mờ báo cáo không mấy khả quan về doanh số bán nhà của Mỹ. Số liệu mới nhất công bố ngày 22/1 của Hiệp hội các nhà kinh doanh bất động sản quốc gia Mỹ (NAR) cho biết doanh số bán nhà tại Mỹ trong tháng cuối cùng của năm 2012 đã giảm mạnh so với tháng trước đó, từ mức 4,99 triệu căn xuống còn 4,94 triệu căn.
Tuy nhiên, tính chung cả năm 2012, doanh số bán nhà tại Mỹ lại tăng 4,65 triệu căn so với năm 2011, tương đương 9,2%- mức cao nhất kể từ năm 2007. Dù vậy, giới phân tích cho rằng con số này cho thấy thị trường nhà đất Mỹ vẫn chưa được hồi phục hoàn toàn, bởi một thị trường Mỹ lành mạnh, con số thông thường phải đạt mức tăng 5,5 triệu.
Cũng trong phiên này, ở bên kia bờ Đại Tây Dương, các thị trường chứng khoán châu Âu lại hạ điểm sau khi bật tăng mạnh vào phiên trước đó, do giới đầu tư ngày càng lo ngại về cuộc chiến giá cả trong lĩnh vực viễn thông tại Pháp mà "phớt lờ" một số dấu hiệu sáng từ kinh tế Đức. Kết thúc phiên này, tại London, chỉ số FTSE 100 của Anh giảm nhẹ 0,03%, xuống 6.179,17 điểm.
Trong khi đó, chỉ số CAC 40 của Pháp cũng hạ 0,59%, xuống còn 3.741,01 điểm, còn tại sàn giao dịch chứng khoán Frankfurt của Đức, chỉ số DAX 30 cũng mất 0,68%, chốt ở mức 7.696,21 điểm.
Sang tới phiên giao dịch ngày 23/1, tại thị trường chứng khoán châu Á, xu hướng tăng giảm trái chiều tiếp tục diễn ra. Giữa lúc chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản "tụt" mạnh 134,33 điểm (1,25%), xuống 10.575,60 điểm, khi mà chương trình nới lỏng định lượng mới do Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) vừa công bố nhằm thúc đẩy nền kinh tế nước này không được như mong đợi của giới đầu tư, thì chỉ số Hang Seng của Hong Kong lại tiếp tục tăng 41,46 điểm (0,18%), lên 23.700,45 điểm.
Còn tại thị trường chứng khoán Thượng Hải, chỉ số Shanghai Composite mất 3,58 điểm (0,15%), xuống 2.311,56 điểm./.
Chốt phiên này, chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 62,51 điểm, tương đương 0,46%, lên mức 13.712,21 điểm.
Trong khi đó, chỉ số S&P 500 cũng ghi thêm 6,58 điểm (0,46%), lên 1.492,56 điểm. Còn chỉ số công nghệ Nasdaq tiến 8,47 điểm (0,27%), đóng cửa ở mức 3.143,18 điểm.
Charles Schwab & Co. cho biết ngay từ đầu phiên, thị trường đã tỏ ra hứng khởi khi đón nhận báo cáo kinh doanh tốt ngoài mong đợi của hai công ty là Travelers Companies và DuPont.
Bên cạnh đó, tâm lý của giới đầu tư còn được trấn an sau khi các nhà lãnh đạo của phe Cộng hòa tại Hạ viện Mỹ đã lên kế hoạch bỏ phiếu thông qua dự luật gia hạn trần nợ công thêm hơn 3 tháng, tới ngày 19/5 tới.
Dự luật được coi là một bước đi chiến lược của các nghị sỹ đảng Cộng hòa nhằm tránh một cuộc chiến về mức trần nợ công và chuyển đàm phán về cắt giảm chi tiêu hướng tới các thời hạn chót tài chính khác, buộc Thượng viện (hiện do đảng Dân chủ kiểm soát) cân nhắc các kế hoạch giảm thâm hụt để thông qua dự thảo ngân sách vào ngày 15/4 tới.
Các thông tin tích cực này đã làm lu mờ báo cáo không mấy khả quan về doanh số bán nhà của Mỹ. Số liệu mới nhất công bố ngày 22/1 của Hiệp hội các nhà kinh doanh bất động sản quốc gia Mỹ (NAR) cho biết doanh số bán nhà tại Mỹ trong tháng cuối cùng của năm 2012 đã giảm mạnh so với tháng trước đó, từ mức 4,99 triệu căn xuống còn 4,94 triệu căn.
Tuy nhiên, tính chung cả năm 2012, doanh số bán nhà tại Mỹ lại tăng 4,65 triệu căn so với năm 2011, tương đương 9,2%- mức cao nhất kể từ năm 2007. Dù vậy, giới phân tích cho rằng con số này cho thấy thị trường nhà đất Mỹ vẫn chưa được hồi phục hoàn toàn, bởi một thị trường Mỹ lành mạnh, con số thông thường phải đạt mức tăng 5,5 triệu.
Cũng trong phiên này, ở bên kia bờ Đại Tây Dương, các thị trường chứng khoán châu Âu lại hạ điểm sau khi bật tăng mạnh vào phiên trước đó, do giới đầu tư ngày càng lo ngại về cuộc chiến giá cả trong lĩnh vực viễn thông tại Pháp mà "phớt lờ" một số dấu hiệu sáng từ kinh tế Đức. Kết thúc phiên này, tại London, chỉ số FTSE 100 của Anh giảm nhẹ 0,03%, xuống 6.179,17 điểm.
Trong khi đó, chỉ số CAC 40 của Pháp cũng hạ 0,59%, xuống còn 3.741,01 điểm, còn tại sàn giao dịch chứng khoán Frankfurt của Đức, chỉ số DAX 30 cũng mất 0,68%, chốt ở mức 7.696,21 điểm.
Sang tới phiên giao dịch ngày 23/1, tại thị trường chứng khoán châu Á, xu hướng tăng giảm trái chiều tiếp tục diễn ra. Giữa lúc chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản "tụt" mạnh 134,33 điểm (1,25%), xuống 10.575,60 điểm, khi mà chương trình nới lỏng định lượng mới do Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) vừa công bố nhằm thúc đẩy nền kinh tế nước này không được như mong đợi của giới đầu tư, thì chỉ số Hang Seng của Hong Kong lại tiếp tục tăng 41,46 điểm (0,18%), lên 23.700,45 điểm.
Còn tại thị trường chứng khoán Thượng Hải, chỉ số Shanghai Composite mất 3,58 điểm (0,15%), xuống 2.311,56 điểm./.
Minh Trang (TTXVN)