Sau khi ghi nhận phiên giao dịch khởi sắc vào ngày đầu tiên của tháng 10, Phố Wall đã có sự phân hóa ngay trong phiên giao dịch 2/10, do tâm lý bất an của giới đầu tư trước viễn cảnh kinh tế toàn cầu.
Khi hai chỉ số Nasdaq và S&P vẫn duy trì đà tăng, thì chỉ số Dow Jones lại quay đầu giảm điểm do áp lực bán tháo gia tăng.
Chốt phiên này, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 32,75 điểm, tương đương 0,24%, xuống còn 13.482,36 điểm.
Trong khi đó, chỉ số S&P 500 lại “nhích” nhẹ 1,26 điểm (0,09%), đứng ở mức 1.445,75 điểm; còn chỉ số công nghệ Nasdaq cũng chỉ tăng khiêm tốn 6,51 điểm (0,21%), lên 3.120,04 điểm.
Tình trạng biến động bất nhất của thị trường cổ phiếu Mỹ chủ yếu chịu sự chi phối từ sự lo ngại của các nhà đầu tư về kinh tế Tây Ban Nha và cuộc khủng hoảng nợ công dai dẳng tại châu Âu.
Mở đầu phiên, các chỉ số chính của Phố Wall đồng loạt lên điểm, nhờ đồn đoán rằng các nhà lãnh đạo châu Âu đang chuẩn bị một kế hoạch giải cứu cho Tây Ban Nha. Tuy nhiên, đà tăng mạnh đã tuột dần khi thị trường bị “đói” các thông tin cụ thể.
Theo giới phân tích, nếu Madrid xin cứu trợ, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) sẽ phải thực hiện việc thu mua trái phiếu và nhà đầu tư Mỹ sẽ bớt lo ngại về ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu đối với nền kinh tế số một thế giới. Chính tình trạng không rõ ràng hiện nay đang dẫn tới những đánh giá cho rằng, thị trường sắp tới sẽ còn nhiều biến động và mức độ rủi ro đầu tư vẫn cao.
Ngoài những nhân tố trên, sự trồi sụt của các chỉ số chứng khoán Phố Wall trong phiên này còn xuất phát từ sự hoang mang của các nhà đầu tư về triển vọng kinh doanh của các tập đoàn lớn, giữa bối cảnh nhu cầu hàng hóa từ châu Âu đang sụt giảm đáng kể.
Cũng trong phiên giao dịch 2/10 này, ở bên kia bờ Đại Tây Dương, không khí ảm đạm cũng bao trùm các thị trường chứng khoán châu Âu.
Kết thúc phiên 2/10 tại London, chỉ số FTSE 100 hạ 0,19% xuống 5.809,45 điểm. Tại Paris, chỉ số CAC 40 cũng giảm 0,60%, xuống 3.414,23 điểm, trong khi tại sàn giao dịch Frankfurt của Đức, chỉ số DAX 30 cũng mất 0,28%, xuống 7.305,86 điểm.
Sang tới phiên giao dịch ngày 3/10, thị trường chứng khoán Tokyo của Nhật Bản gần như không biến động đáng kể so với phiên trước đó, khi giới đầu tư đang chờ đợi quyết định của Chính phủ Tây Ban Nha về việc xin cứu trợ từ Eurozone. Chỉ số Nikkei 225 giảm nhẹ 7,79 điểm (0,09%), xuống còn 8.778,26 điểm./.
Khi hai chỉ số Nasdaq và S&P vẫn duy trì đà tăng, thì chỉ số Dow Jones lại quay đầu giảm điểm do áp lực bán tháo gia tăng.
Chốt phiên này, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 32,75 điểm, tương đương 0,24%, xuống còn 13.482,36 điểm.
Trong khi đó, chỉ số S&P 500 lại “nhích” nhẹ 1,26 điểm (0,09%), đứng ở mức 1.445,75 điểm; còn chỉ số công nghệ Nasdaq cũng chỉ tăng khiêm tốn 6,51 điểm (0,21%), lên 3.120,04 điểm.
Tình trạng biến động bất nhất của thị trường cổ phiếu Mỹ chủ yếu chịu sự chi phối từ sự lo ngại của các nhà đầu tư về kinh tế Tây Ban Nha và cuộc khủng hoảng nợ công dai dẳng tại châu Âu.
Mở đầu phiên, các chỉ số chính của Phố Wall đồng loạt lên điểm, nhờ đồn đoán rằng các nhà lãnh đạo châu Âu đang chuẩn bị một kế hoạch giải cứu cho Tây Ban Nha. Tuy nhiên, đà tăng mạnh đã tuột dần khi thị trường bị “đói” các thông tin cụ thể.
Theo giới phân tích, nếu Madrid xin cứu trợ, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) sẽ phải thực hiện việc thu mua trái phiếu và nhà đầu tư Mỹ sẽ bớt lo ngại về ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu đối với nền kinh tế số một thế giới. Chính tình trạng không rõ ràng hiện nay đang dẫn tới những đánh giá cho rằng, thị trường sắp tới sẽ còn nhiều biến động và mức độ rủi ro đầu tư vẫn cao.
Ngoài những nhân tố trên, sự trồi sụt của các chỉ số chứng khoán Phố Wall trong phiên này còn xuất phát từ sự hoang mang của các nhà đầu tư về triển vọng kinh doanh của các tập đoàn lớn, giữa bối cảnh nhu cầu hàng hóa từ châu Âu đang sụt giảm đáng kể.
Cũng trong phiên giao dịch 2/10 này, ở bên kia bờ Đại Tây Dương, không khí ảm đạm cũng bao trùm các thị trường chứng khoán châu Âu.
Kết thúc phiên 2/10 tại London, chỉ số FTSE 100 hạ 0,19% xuống 5.809,45 điểm. Tại Paris, chỉ số CAC 40 cũng giảm 0,60%, xuống 3.414,23 điểm, trong khi tại sàn giao dịch Frankfurt của Đức, chỉ số DAX 30 cũng mất 0,28%, xuống 7.305,86 điểm.
Sang tới phiên giao dịch ngày 3/10, thị trường chứng khoán Tokyo của Nhật Bản gần như không biến động đáng kể so với phiên trước đó, khi giới đầu tư đang chờ đợi quyết định của Chính phủ Tây Ban Nha về việc xin cứu trợ từ Eurozone. Chỉ số Nikkei 225 giảm nhẹ 7,79 điểm (0,09%), xuống còn 8.778,26 điểm./.
Minh Trang (TTXVN)