Ngày 13/7, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh dẫn đầu Đoàn công tác của Chính phủ đã đi khảo sát, nắm tình hình về thực hiện thí điểm cổ phần hóa nông, lâm trường quốc doanh trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng gồm Công ty Đà Lạt Milk (huyện Đơn Dương), Công ty cổ phần chè Lâm Đồng (thành phố Bảo Lộc) và Công ty trách nhiệm một thành viên lâm nghiệp Di Linh.
Làm việc với Công ty Đà Lạt Milk (huyện Đơn Dương), Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh đánh giá cao hiệu quả hoạt động của Công ty Cổ phần sữa Đà Lạt trong thời gian qua; khẳng định Lâm Đồng nói chung và huyện Đơn Dương nói riêng có nhiều thuận lợi về điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng trong phát triển ngành chăn nuôi bò sữa.
Với lợi thế này, Phó Thủ tướng đề nghị Công ty Cổ phần sữa Đà Lạt cần tiếp tục nhân rộng các mô hình sản xuất theo hướng cạnh tranh và cho năng suất, chất lượng cao, cũng như đẩy mạnh công tác quảng bá sản phẩm, phối hợp với chính quyền và bà con nông dân trên địa bàn đẩy mạnh phát triển hơn nữa đàn bò sữa chất lượng của địa phương.
Trong quá trình mở rộng sản xuất kinh doanh, Phó Thủ tướng cho rằng công ty cần có chiến lược thu hồi được vốn nhanh, tiếp tục xây dựng và nhân rộng các mô hình theo hướng cạnh tranh và cho năng suất cao; đồng thời quan tâm xây dựng chiến lược phát triển doanh nghiệp có quy mô lớn hơn và đẩy mạnh công tác quảng bá sản phẩm; chủ động phối hợp với chính quyền địa phương và bà con nông dân sở tại cùng tham gia mạnh hơn nữa trong phát triển đàn bò sữa và tăng diện tích trồng trọt tại doanh nghiệp.
Phó Thủ tướng cũng thống nhất với việc sẽ bổ sung danh mục bồn làm lạnh sữa, bồn bảo ôn chứa sữa vào danh mục máy móc thiết bị được hưởng chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch…
Đến thăm và làm việc với Công ty cổ phần chè Lâm Đồng, đóng tại thành phố Bảo Lộc, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh đánh giá cao đơn vị đã vượt qua khó khăn, nâng cao đời sống người lao động, làm tốt công tác quản lý đất đai...
Phó Thủ tướng chỉ đạo công ty cần rà soát lại các dự án liên quan đến sử dụng đất sau quá trình cổ phần, kiểm tra chiến lược phát triển của công ty.
Công ty cổ phần chè Lâm Đồng được thành lập 2/1976 có bốn nhà máy và 10 đội sản xuất, quản lý trên 1.380ha chè. Đến năm 2005, công ty có 12 đơn vị trực thuộc quản lý 1.983ha chè và càphê, năm 2005 đơn vị bắt đầu thực hiện cổ phần hóa (đợt 1) gồm sáu nhà máy chế biến gắn với vườn chè, càphê.
Từ năm 2006 đến tháng 6/2007 thực hiện chủ trương cổ phần hóa đơn vị trở thành Công ty cổ phần chè Lâm Đồng. Tổng giá trị tài sản 86 tỷ đồng, cơ cấu cổ phần hóa vốn điều lệ 45 tỷ đồng, trong đó vốn nhà nước 45%, cổ phần ưu đãi công nhân viên 12%, cổ phần bán ra 43%.
Sau 5 năm thực hiện cổ phần hóa Công ty chè Lâm Đồng (Ladotea) đóng vai trò chủ đạo trong ngành chè ở Lâm Đồng, sản lượng xuất khẩu và tiêu thụ trong nước hàng năm đạt trên 5.000 tấn, doanh thu đạt 100 tỷ đồng/năm; nộp ngân sách 14,368 tỷ đồng. Đến nay, thu nhập bình quân của công nhân viên đạt trên 3,5 triệu đồng/tháng.
Thăm và làm việc với Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên lâm nghiệp Di Linh, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh đánh giá cao đơn vị bước đầu hoạt động hiểu quả, phù hợp với tình hình quản lý, kinh doanh rừng hiện nay. Công tác quản lý, bảo vệ rừng thực hiện tốt, có độ che phủ rừng cao, hạn chế tình hình xâm lấn đất rừng; đồng bào dân tộc địa phương ngày càng gắn kết với công ty, thu nhập ổn định...
Phó Thủ tướng yêu cầu công ty cần rà soát, nghiên cứu cơ chế chính sách; nâng cao đời sống người dân sống gần rừng./.
Làm việc với Công ty Đà Lạt Milk (huyện Đơn Dương), Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh đánh giá cao hiệu quả hoạt động của Công ty Cổ phần sữa Đà Lạt trong thời gian qua; khẳng định Lâm Đồng nói chung và huyện Đơn Dương nói riêng có nhiều thuận lợi về điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng trong phát triển ngành chăn nuôi bò sữa.
Với lợi thế này, Phó Thủ tướng đề nghị Công ty Cổ phần sữa Đà Lạt cần tiếp tục nhân rộng các mô hình sản xuất theo hướng cạnh tranh và cho năng suất, chất lượng cao, cũng như đẩy mạnh công tác quảng bá sản phẩm, phối hợp với chính quyền và bà con nông dân trên địa bàn đẩy mạnh phát triển hơn nữa đàn bò sữa chất lượng của địa phương.
Trong quá trình mở rộng sản xuất kinh doanh, Phó Thủ tướng cho rằng công ty cần có chiến lược thu hồi được vốn nhanh, tiếp tục xây dựng và nhân rộng các mô hình theo hướng cạnh tranh và cho năng suất cao; đồng thời quan tâm xây dựng chiến lược phát triển doanh nghiệp có quy mô lớn hơn và đẩy mạnh công tác quảng bá sản phẩm; chủ động phối hợp với chính quyền địa phương và bà con nông dân sở tại cùng tham gia mạnh hơn nữa trong phát triển đàn bò sữa và tăng diện tích trồng trọt tại doanh nghiệp.
Phó Thủ tướng cũng thống nhất với việc sẽ bổ sung danh mục bồn làm lạnh sữa, bồn bảo ôn chứa sữa vào danh mục máy móc thiết bị được hưởng chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch…
Đến thăm và làm việc với Công ty cổ phần chè Lâm Đồng, đóng tại thành phố Bảo Lộc, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh đánh giá cao đơn vị đã vượt qua khó khăn, nâng cao đời sống người lao động, làm tốt công tác quản lý đất đai...
Phó Thủ tướng chỉ đạo công ty cần rà soát lại các dự án liên quan đến sử dụng đất sau quá trình cổ phần, kiểm tra chiến lược phát triển của công ty.
Công ty cổ phần chè Lâm Đồng được thành lập 2/1976 có bốn nhà máy và 10 đội sản xuất, quản lý trên 1.380ha chè. Đến năm 2005, công ty có 12 đơn vị trực thuộc quản lý 1.983ha chè và càphê, năm 2005 đơn vị bắt đầu thực hiện cổ phần hóa (đợt 1) gồm sáu nhà máy chế biến gắn với vườn chè, càphê.
Từ năm 2006 đến tháng 6/2007 thực hiện chủ trương cổ phần hóa đơn vị trở thành Công ty cổ phần chè Lâm Đồng. Tổng giá trị tài sản 86 tỷ đồng, cơ cấu cổ phần hóa vốn điều lệ 45 tỷ đồng, trong đó vốn nhà nước 45%, cổ phần ưu đãi công nhân viên 12%, cổ phần bán ra 43%.
Sau 5 năm thực hiện cổ phần hóa Công ty chè Lâm Đồng (Ladotea) đóng vai trò chủ đạo trong ngành chè ở Lâm Đồng, sản lượng xuất khẩu và tiêu thụ trong nước hàng năm đạt trên 5.000 tấn, doanh thu đạt 100 tỷ đồng/năm; nộp ngân sách 14,368 tỷ đồng. Đến nay, thu nhập bình quân của công nhân viên đạt trên 3,5 triệu đồng/tháng.
Thăm và làm việc với Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên lâm nghiệp Di Linh, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh đánh giá cao đơn vị bước đầu hoạt động hiểu quả, phù hợp với tình hình quản lý, kinh doanh rừng hiện nay. Công tác quản lý, bảo vệ rừng thực hiện tốt, có độ che phủ rừng cao, hạn chế tình hình xâm lấn đất rừng; đồng bào dân tộc địa phương ngày càng gắn kết với công ty, thu nhập ổn định...
Phó Thủ tướng yêu cầu công ty cần rà soát, nghiên cứu cơ chế chính sách; nâng cao đời sống người dân sống gần rừng./.
Đặng Tuấn (TTXVN)