Đã thành một thói quen khó bỏ, năm nào cũng vậy, cứ độ 20 tháng Chạp, ông đồ Lượng lại lẩn mẩn xếp hết những bút nghiên trong thư phòng của mình vào một chiếc vali đã cũ. Ngày mai, ông sẽ “bày mực tàu giấy đỏ” trên phố để chờ xuân sang.
Phố chữ trong lòng thủ đô
Ông đồ Lượng đã khá già. Tóc bạc trắng buộc thành một dải vắt dài sau lưng. Răng khấp khiểng luôn đua ra ngoài theo một nụ cười thường trực. Đồ múa bút, mắt đăm đăm nhìn vào tấm giấy điều trước mặt.
Bên cạnh đồ, hơn chục “chõng chữ” khác cũng đã kịp được dựng lên đón Tết. Mỗi “cụ” một góc với la liệt những giấy điều, mực tàu và chữ Hán. Chữ được treo ngay ngắn trên tường Văn Miếu.
Cụ đồ Lượng gác bút lên nghiên, cẩn trọng chuyển bức “Tĩnh tâm” cho người phụ tá rồi thủng thẳng nói: “Cho chữ cần nhất sự thư thả nên năm nào phố ông đồ cũng phải mở ngay từ 20 tháng Chạp.”
Khoảng thời gian này, những người chơi chữ nghiêm túc và thành tâm nhất sẽ đến với phố. Họ có thể ngồi với các đồ cả buổi chỉ để bàn về ý nghĩa sâu xa của một chữ. Khách cũng không hối thúc các đồ viết như những ngày sát Tết, mà lặng lẽ ngồi cạnh nhìn nét bút thảo lên.
Cũng vì lý do ấy, phố chữ những ngày đầu thực sự được các đồ trân trọng. Nếu có cảm tình với khách, đồ sẽ tặng chữ, biếu chữ. Và khách, yêu mến nết chữ đầu xuân cũng sẽ mang luôn cả tửu và trà ra phục vụ.
Ông đồ Nguyễn Đệ, người đã gần chục năm ngồi trên phố chữ cho biết: “Những người đi 'xin chữ' năm mới thường thích những ông đồ lớn tuổi hơn những ông đồ trẻ. Bởi những ông đồ lớn tuổi 'cho chữ' còn giải nghĩa từng câu chữ, luận bàn về triết lý sống...”
Tuy nhiên, không vì thế mà những "ông đồ” trẻ ế khách bởi họ thường có nét bút phóng khoáng và mạnh bạo.
Phố ông đồ hoạt nhộn nhịp nhất từ khoảng 3 giờ chiều trở đi. Khách nhiều thành phần, có người đi ngắm, có người tìm lời hay ý đẹp mang về nhà treo, cũng có khách hàng tự sáng chế thơ cho ông đồ viết… Theo một ông đồ trẻ, khách hàng buổi sáng tuy ít nhưng rất “tiềm năng,” là những người biết chơi chữ nghĩa. Khách buổi chiều và tối thì đủ dạng, chủ yếu đi ngắm nhiều hơn mua.
“Những người muôn năm cũ”
Mấy năm gần đây, thú chơi chữ ngày tết ở Hà thành đã dần hồi phục. Người đến phố xin chữ rất đông, nhất là vào những ngày cận Tết. Nói như nhà thơ Vũ Đình Liên, họ là “những người muôn năm cũ.” Nhưng trái với hình dung của nhiều người, hầu hết họ đều còn trẻ.
Chị Mai Thanh (Cầu Giấy) chia sẻ: “Ngày Tết mà thiếu chữ của cụ đồ viết trên giấy đỏ treo trong nhà thì không khí Xuân chưa đến. Nên mấy năm nay cứ đến ngày Ông Công Ông Táo là tôi lại ra đây xin chữ, coi như 'rước' Tết về nhà.”
Cuộc sống ngày càng bận rộn nên việc ra phố ông đồ xin chữ cũng phải “tranh thủ.” Trước đây, thường thì muốn xin chữ, phải mang lễ đến tận nhà ông đồ, cung kính chuyện trò, hỏi thưa. Ông thông thạo chữ nghĩa, giỏi ứng tác thi ca, nhìn người mà cho chữ, nhìn chữ mà đoán người. Xin được chữ nào, nghĩa là ứng vào tài vận nhà mình (hoặc con cháu mình) nghĩa của chữ đó.
Nhưng bây giờ; nhiều người chỉ cầu tiền bạc, danh vọng nên xin nhiều chữ kim (trong kim tiền), hoặc là những chữ tài, thịnh, lộc. Đây cũng là những chữ khiến các thầy “mỏi tay” và đau đầu nhất.
Nhấp một ngụm trà nhạt, đồ Lượng thở dài nhìn ra phố: “Vừa sáng nay, có một cậu thanh niên ăn mặc bảnh bao, đến tôi 'mua' chữ. Cậu ta ra giá 500 nghìn cho một chữ 'tiền' viết trên giấy đỏ nhưng tôi từ chối ngay”.
Theo đồ Lượng, với những chữ cụ cảm thấy không hay, tâm người xin không sáng, thì dù có trả gấp 10 lần như thế cụ cũng không viết.
Điều khiến cụ day dứt nhất là mọi người ào đi xin chữ như một phong trào chứ không mấy người hiểu chữ, trọng chữ. Chữ với họ, như một thứ đồ trang sức cần có ngày Tết, xong sẽ bỏ đi.
Nói đến đây, đồ Lượng bỗng dưng im bặt. Hình ảnh đó, như một dấu lặng trong bản hòa âm ồn ào của cuộc sống./.
Phố chữ trong lòng thủ đô
Ông đồ Lượng đã khá già. Tóc bạc trắng buộc thành một dải vắt dài sau lưng. Răng khấp khiểng luôn đua ra ngoài theo một nụ cười thường trực. Đồ múa bút, mắt đăm đăm nhìn vào tấm giấy điều trước mặt.
Bên cạnh đồ, hơn chục “chõng chữ” khác cũng đã kịp được dựng lên đón Tết. Mỗi “cụ” một góc với la liệt những giấy điều, mực tàu và chữ Hán. Chữ được treo ngay ngắn trên tường Văn Miếu.
Cụ đồ Lượng gác bút lên nghiên, cẩn trọng chuyển bức “Tĩnh tâm” cho người phụ tá rồi thủng thẳng nói: “Cho chữ cần nhất sự thư thả nên năm nào phố ông đồ cũng phải mở ngay từ 20 tháng Chạp.”
Khoảng thời gian này, những người chơi chữ nghiêm túc và thành tâm nhất sẽ đến với phố. Họ có thể ngồi với các đồ cả buổi chỉ để bàn về ý nghĩa sâu xa của một chữ. Khách cũng không hối thúc các đồ viết như những ngày sát Tết, mà lặng lẽ ngồi cạnh nhìn nét bút thảo lên.
Cũng vì lý do ấy, phố chữ những ngày đầu thực sự được các đồ trân trọng. Nếu có cảm tình với khách, đồ sẽ tặng chữ, biếu chữ. Và khách, yêu mến nết chữ đầu xuân cũng sẽ mang luôn cả tửu và trà ra phục vụ.
Ông đồ Nguyễn Đệ, người đã gần chục năm ngồi trên phố chữ cho biết: “Những người đi 'xin chữ' năm mới thường thích những ông đồ lớn tuổi hơn những ông đồ trẻ. Bởi những ông đồ lớn tuổi 'cho chữ' còn giải nghĩa từng câu chữ, luận bàn về triết lý sống...”
Tuy nhiên, không vì thế mà những "ông đồ” trẻ ế khách bởi họ thường có nét bút phóng khoáng và mạnh bạo.
Phố ông đồ hoạt nhộn nhịp nhất từ khoảng 3 giờ chiều trở đi. Khách nhiều thành phần, có người đi ngắm, có người tìm lời hay ý đẹp mang về nhà treo, cũng có khách hàng tự sáng chế thơ cho ông đồ viết… Theo một ông đồ trẻ, khách hàng buổi sáng tuy ít nhưng rất “tiềm năng,” là những người biết chơi chữ nghĩa. Khách buổi chiều và tối thì đủ dạng, chủ yếu đi ngắm nhiều hơn mua.
“Những người muôn năm cũ”
Mấy năm gần đây, thú chơi chữ ngày tết ở Hà thành đã dần hồi phục. Người đến phố xin chữ rất đông, nhất là vào những ngày cận Tết. Nói như nhà thơ Vũ Đình Liên, họ là “những người muôn năm cũ.” Nhưng trái với hình dung của nhiều người, hầu hết họ đều còn trẻ.
Chị Mai Thanh (Cầu Giấy) chia sẻ: “Ngày Tết mà thiếu chữ của cụ đồ viết trên giấy đỏ treo trong nhà thì không khí Xuân chưa đến. Nên mấy năm nay cứ đến ngày Ông Công Ông Táo là tôi lại ra đây xin chữ, coi như 'rước' Tết về nhà.”
Cuộc sống ngày càng bận rộn nên việc ra phố ông đồ xin chữ cũng phải “tranh thủ.” Trước đây, thường thì muốn xin chữ, phải mang lễ đến tận nhà ông đồ, cung kính chuyện trò, hỏi thưa. Ông thông thạo chữ nghĩa, giỏi ứng tác thi ca, nhìn người mà cho chữ, nhìn chữ mà đoán người. Xin được chữ nào, nghĩa là ứng vào tài vận nhà mình (hoặc con cháu mình) nghĩa của chữ đó.
Nhưng bây giờ; nhiều người chỉ cầu tiền bạc, danh vọng nên xin nhiều chữ kim (trong kim tiền), hoặc là những chữ tài, thịnh, lộc. Đây cũng là những chữ khiến các thầy “mỏi tay” và đau đầu nhất.
Nhấp một ngụm trà nhạt, đồ Lượng thở dài nhìn ra phố: “Vừa sáng nay, có một cậu thanh niên ăn mặc bảnh bao, đến tôi 'mua' chữ. Cậu ta ra giá 500 nghìn cho một chữ 'tiền' viết trên giấy đỏ nhưng tôi từ chối ngay”.
Theo đồ Lượng, với những chữ cụ cảm thấy không hay, tâm người xin không sáng, thì dù có trả gấp 10 lần như thế cụ cũng không viết.
Điều khiến cụ day dứt nhất là mọi người ào đi xin chữ như một phong trào chứ không mấy người hiểu chữ, trọng chữ. Chữ với họ, như một thứ đồ trang sức cần có ngày Tết, xong sẽ bỏ đi.
Nói đến đây, đồ Lượng bỗng dưng im bặt. Hình ảnh đó, như một dấu lặng trong bản hòa âm ồn ào của cuộc sống./.
Sơn Bách (Vietnam+)