Siêu phẩm viễn tưởng “The Matrix” (Ma trận); bộ phim kinh điển về cảnh sát “Dirty Harry” (Harry bẩn thỉu) của đạo diễn Clint Eastwood và tác phẩm lãng mạn kinh điển “Breakfast at Tiffany” là ba trong số 25 bộ phim được đưa vào Viện lưu trữ phim quốc gia Hoa Kỳ sắp tới.
“The Times of Harvey Milk” – bộ phim tài liệu năm 1984 nói về cuộc đời cũng như vụ ám sát nhà làm luật đồng tính công khai của San Francisco cũng sẽ được đưa vào danh sách.
Theo ông James Billington, người quản lý thư viện Quốc hội Mỹ thì “Viện lưu trữ phim quốc gia Hoa Kỳ là nơi để bảo tồn những giá trị văn hóa Mỹ.”
“Những bộ phim được lựa chọn có thể không phải những tác phẩm điện ảnh hay nhất lịch sử Hoa Kỳ, song chúng đóng vai trò quan trọng trong nền văn hóa Mỹ. Các bộ phim này nói lên chúng ta là ai với tư cách cá nhân và cả đất nước."
Ông Billington cho biết thêm: "Để được đưa vào Viện lưu trữ, một bộ phim phải có tối thiểu 10 năm tuổi đời và có ý nghĩa lớn về văn hóa, lịch sử, đạo đức.”
Được thành lập năm 1989, Viện lưu trữ điện ảnh Mỹ là mái nhà của nhiều bộ phim kinh điển như “Citizen Kane,” “Casablanca” hay “Star Wars.” Bom tấn “The Matrix” là một trong những bộ phim mới nhất được đưa vào danh sách khi ra đời năm 1999, trong khi “Dirty Harry” và “Breakfast at Tiffany” đều lần lượt được ra đời vào các năm 1971, 1961.
Trong danh sách lần này còn có nhiều bộ phim rất lâu đời và ít được biết tới, tiêu biểu như “Uncle Tom’s Cabin” (Túp lều của bác Tom) được sản xuất năm 1914 và có nam diễn viên chính da màu đầu tiên trong lịch sử, hay bộ phim ngắn “One Survivor Remembers” năm 1995 nói về người sống sót qua nạn diệt chủng Do Thái.
Hiện Viện lưu trữ điện ảnh Mỹ đã có khoảng 600 tác phẩm trải dài từ năm 1897 cho tới 1999 với 25 bộ phim mới được chọn mỗi năm./.
“The Times of Harvey Milk” – bộ phim tài liệu năm 1984 nói về cuộc đời cũng như vụ ám sát nhà làm luật đồng tính công khai của San Francisco cũng sẽ được đưa vào danh sách.
Theo ông James Billington, người quản lý thư viện Quốc hội Mỹ thì “Viện lưu trữ phim quốc gia Hoa Kỳ là nơi để bảo tồn những giá trị văn hóa Mỹ.”
“Những bộ phim được lựa chọn có thể không phải những tác phẩm điện ảnh hay nhất lịch sử Hoa Kỳ, song chúng đóng vai trò quan trọng trong nền văn hóa Mỹ. Các bộ phim này nói lên chúng ta là ai với tư cách cá nhân và cả đất nước."
Ông Billington cho biết thêm: "Để được đưa vào Viện lưu trữ, một bộ phim phải có tối thiểu 10 năm tuổi đời và có ý nghĩa lớn về văn hóa, lịch sử, đạo đức.”
Được thành lập năm 1989, Viện lưu trữ điện ảnh Mỹ là mái nhà của nhiều bộ phim kinh điển như “Citizen Kane,” “Casablanca” hay “Star Wars.” Bom tấn “The Matrix” là một trong những bộ phim mới nhất được đưa vào danh sách khi ra đời năm 1999, trong khi “Dirty Harry” và “Breakfast at Tiffany” đều lần lượt được ra đời vào các năm 1971, 1961.
Trong danh sách lần này còn có nhiều bộ phim rất lâu đời và ít được biết tới, tiêu biểu như “Uncle Tom’s Cabin” (Túp lều của bác Tom) được sản xuất năm 1914 và có nam diễn viên chính da màu đầu tiên trong lịch sử, hay bộ phim ngắn “One Survivor Remembers” năm 1995 nói về người sống sót qua nạn diệt chủng Do Thái.
Hiện Viện lưu trữ điện ảnh Mỹ đã có khoảng 600 tác phẩm trải dài từ năm 1897 cho tới 1999 với 25 bộ phim mới được chọn mỗi năm./.
Quốc Thịnh (Vietnam+)