Ngân hàng trung ương Philippines (BSP) cho biết, kiều hối từ người Philippines ở nước ngoài chuyển về nước đạt đỉnh điểm vào cuối tháng 12/2012, nâng tổng số kiều hối cả năm lên mức kỷ lục mới gần 21,4 tỷ USD, tăng 6,3% so với năm 2011.
Trong tháng 12 năm ngoái, người Philippines sống và làm việc ở nước ngoài gửi về nước hơn 1,97 tỷ USD. Đây là mức kiều hối hàng tháng cao nhất kể từ năm 2009, vượt qua đỉnh cao 1,93 tỷ USD đạt được vào tháng 10 năm ngoái và tăng 9,7% so với cùng kỳ năm 2011.
Dòng kiều hối chảy về Philippines chủ yếu từ các nước như Mỹ (chiếm 42,6%), Canada (9,2%), Arập Xêút (8,1%), Anh (5%), Nhật Bản (4,7%), Các tiểu vương quốc Arập thống nhất (4,5%) và Singapore (4,1%).
Khả năng phục hồi kiều hối của Philippines tiếp tục hỗ trợ tăng trưởng kinh tế và phát triển của đất nước.
Năm 2012, lượng kiều hối tiền mặt chiếm 8,5% tổng sản phẩm quốc nội và kinh tế tăng trưởng 6,6%, vượt mục tiêu 5-6% do chính phủ đề ra.
Dự kiến, lượng kiều hối sẽ tăng thêm 5% trong năm nay, trong khi nền kinh tế đặt mục tiêu tăng trưởng cao hơn ở mức 6-7%.
Theo ngân hàng BSP, lượng kiều hối tiếp tục hút được sức mạnh từ nhu cầu ngày càng tăng về lao động Philippines có tay nghề đi làm việc ở nước ngoài, chủ yếu là ở Trung Đông và châu Á.
Số liệu sơ bộ từ Cục quản lý lao động ngoài nước Philippines (POEA) cho thấy, trong tháng 1/2013, hơn 13.840 đơn đặt hàng việc làm đã được phê duyệt, chủ yếu trong các lĩnh vực dịch vụ, sản xuất và và các loại công việc liên quan đến chuyên môn, kỹ thuật.
Các đơn đặt hàng này được dành cho nhu cầu về nhân lực ở các nước và vùng lãnh thổ như Arập Xêút, Các tiểu vương quốc Arập thống nhất, Kuwait, Qatar, và Đài Loan (Trung Quốc)./.
Trong tháng 12 năm ngoái, người Philippines sống và làm việc ở nước ngoài gửi về nước hơn 1,97 tỷ USD. Đây là mức kiều hối hàng tháng cao nhất kể từ năm 2009, vượt qua đỉnh cao 1,93 tỷ USD đạt được vào tháng 10 năm ngoái và tăng 9,7% so với cùng kỳ năm 2011.
Dòng kiều hối chảy về Philippines chủ yếu từ các nước như Mỹ (chiếm 42,6%), Canada (9,2%), Arập Xêút (8,1%), Anh (5%), Nhật Bản (4,7%), Các tiểu vương quốc Arập thống nhất (4,5%) và Singapore (4,1%).
Khả năng phục hồi kiều hối của Philippines tiếp tục hỗ trợ tăng trưởng kinh tế và phát triển của đất nước.
Năm 2012, lượng kiều hối tiền mặt chiếm 8,5% tổng sản phẩm quốc nội và kinh tế tăng trưởng 6,6%, vượt mục tiêu 5-6% do chính phủ đề ra.
Dự kiến, lượng kiều hối sẽ tăng thêm 5% trong năm nay, trong khi nền kinh tế đặt mục tiêu tăng trưởng cao hơn ở mức 6-7%.
Theo ngân hàng BSP, lượng kiều hối tiếp tục hút được sức mạnh từ nhu cầu ngày càng tăng về lao động Philippines có tay nghề đi làm việc ở nước ngoài, chủ yếu là ở Trung Đông và châu Á.
Số liệu sơ bộ từ Cục quản lý lao động ngoài nước Philippines (POEA) cho thấy, trong tháng 1/2013, hơn 13.840 đơn đặt hàng việc làm đã được phê duyệt, chủ yếu trong các lĩnh vực dịch vụ, sản xuất và và các loại công việc liên quan đến chuyên môn, kỹ thuật.
Các đơn đặt hàng này được dành cho nhu cầu về nhân lực ở các nước và vùng lãnh thổ như Arập Xêút, Các tiểu vương quốc Arập thống nhất, Kuwait, Qatar, và Đài Loan (Trung Quốc)./.
Kim Dung/Kuala Lumpur (Vietnam+)