Sáng 26/7, tại Hà Nội đã diễn ra Phiên họp thứ nhất Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Trung ương.
Tại Phiên họp đã công bố Quyết định số 1060/QĐ-TTg ngày 5/7/2013 của Thủ tướng Chính phủ thành lập Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Trung ương và ra mắt Hội đồng do Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường làm Chủ tịch.
Cơ cấu tổ chức của Hội đồng gồm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và các Ủy viên Hội đồng; Cơ quan thường trực của Hội đồng; Ban Thư ký của Hội đồng.
Hội đồng làm việc theo nguyên tắc tập thể, phát huy vai trò, trách nhiệm của từng thành viên Hội đồng và thực hiện theo kết luận của Chủ tịch Hội đồng hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng (khi Chủ tịch Hội đồng ủy quyền).
Các thành viên của Hội đồng làm việc theo chế độ kiêm nhiệm. Các thành viên Hội đồng huy động sự tham gia của đơn vị, cá nhân thuộc cơ quan, tổ chức mình hoặc nguồn nhân lực hợp pháp khác để thực hiện nhiệm vụ được giao.
Trụ sở của Hội đồng, Cơ quan thường trực và Ban Thư ký của Hội đồng đặt tại Bộ Tư pháp. Hội đồng sử dụng con dấu của Bộ Tư pháp.
Hội đồng đã thảo luận về dự thảo Quy chế hoạt động của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Trung ương; dự thảo Kế hoạch hoạt động của Hội đồng 6 tháng cuối năm và dự thảo Công văn hướng dẫn các Bộ, ngành, địa phương tổ chức Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Những tháng còn lại trong năm, Hội đồng tập trung xây dựng, ban hành Quy chế hoạt động của Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật Trung ương; tư vấn giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Trung ương quy định tại Khoản 1 Điều 2 Quyết định 27 quy định về thành phần và nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng.
Trong đó, Hội đồng tập trung cho ý kiến về hướng dẫn nội dung, hình thức tổ chức Ngày pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013; cho ý kiến về tổng kết Chương trình phổ biến giáo dục pháp luật của Chính phủ từ năm 2008 đến năm 2012 trước khi trình Thủ tướng Chính phủ; chỉ đạo các Bộ, ngành, đoàn thể, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện có hiệu quả việc xây dựng, ban hành, đôn đốc việc thực hiện chương trình, đề án trong Chương trình hành động thực hiện Kết luận số 04 –KL/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng (Khóa XI).
Hội đồng xác định nội dung pháp luật trọng tâm cần phổ biến, trong đó có Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2013) sau khi được Quốc hội khóa XIII thông qua, việc lấy ý kiến dự thảo sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai; các văn bản pháp luật mới ban hành; tổ chức thực hiện Ngày pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 9/11; chỉ đạo việc kiện toàn về tổ chức của Hội đồng ở các Bộ, ngành, đoàn thể Trung ương và địa phương…
Tại phiên họp, Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã trao Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Tư pháp” cho các vị là nguyên và hiện là thành viên Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật của Chính phủ có nhiều đóng góp cho hoạt động của Hội đồng./.
Tại Phiên họp đã công bố Quyết định số 1060/QĐ-TTg ngày 5/7/2013 của Thủ tướng Chính phủ thành lập Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Trung ương và ra mắt Hội đồng do Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường làm Chủ tịch.
Cơ cấu tổ chức của Hội đồng gồm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và các Ủy viên Hội đồng; Cơ quan thường trực của Hội đồng; Ban Thư ký của Hội đồng.
Hội đồng làm việc theo nguyên tắc tập thể, phát huy vai trò, trách nhiệm của từng thành viên Hội đồng và thực hiện theo kết luận của Chủ tịch Hội đồng hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng (khi Chủ tịch Hội đồng ủy quyền).
Các thành viên của Hội đồng làm việc theo chế độ kiêm nhiệm. Các thành viên Hội đồng huy động sự tham gia của đơn vị, cá nhân thuộc cơ quan, tổ chức mình hoặc nguồn nhân lực hợp pháp khác để thực hiện nhiệm vụ được giao.
Trụ sở của Hội đồng, Cơ quan thường trực và Ban Thư ký của Hội đồng đặt tại Bộ Tư pháp. Hội đồng sử dụng con dấu của Bộ Tư pháp.
Hội đồng đã thảo luận về dự thảo Quy chế hoạt động của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Trung ương; dự thảo Kế hoạch hoạt động của Hội đồng 6 tháng cuối năm và dự thảo Công văn hướng dẫn các Bộ, ngành, địa phương tổ chức Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Những tháng còn lại trong năm, Hội đồng tập trung xây dựng, ban hành Quy chế hoạt động của Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật Trung ương; tư vấn giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Trung ương quy định tại Khoản 1 Điều 2 Quyết định 27 quy định về thành phần và nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng.
Trong đó, Hội đồng tập trung cho ý kiến về hướng dẫn nội dung, hình thức tổ chức Ngày pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013; cho ý kiến về tổng kết Chương trình phổ biến giáo dục pháp luật của Chính phủ từ năm 2008 đến năm 2012 trước khi trình Thủ tướng Chính phủ; chỉ đạo các Bộ, ngành, đoàn thể, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện có hiệu quả việc xây dựng, ban hành, đôn đốc việc thực hiện chương trình, đề án trong Chương trình hành động thực hiện Kết luận số 04 –KL/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng (Khóa XI).
Hội đồng xác định nội dung pháp luật trọng tâm cần phổ biến, trong đó có Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2013) sau khi được Quốc hội khóa XIII thông qua, việc lấy ý kiến dự thảo sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai; các văn bản pháp luật mới ban hành; tổ chức thực hiện Ngày pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 9/11; chỉ đạo việc kiện toàn về tổ chức của Hội đồng ở các Bộ, ngành, đoàn thể Trung ương và địa phương…
Tại phiên họp, Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã trao Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Tư pháp” cho các vị là nguyên và hiện là thành viên Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật của Chính phủ có nhiều đóng góp cho hoạt động của Hội đồng./.
Quỳnh Hoa (TTXVN)