Ngày 22/12, Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương đã họp phiên thứ 3 để thảo luận, góp ý về 2 đề án: “Mô hình tố tụng hình sự Việt Nam,” “Nghiên cứu chuyển Viện kiểm sát thành Viện công tố.”
Chủ trì phiên họp, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Trưởng Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương, đề nghị các đại biểu cho ý kiến bước đầu về những nội dung quan trọng của hai đề án, nhất là những vấn đề mới so với mô hình tố tụng hiện hành.
Hoan nghênh quá trình chuẩn bị đề án công phu, nghiêm túc của Ban soạn thảo, Chủ tịch nước đã đề nghị đại diện Viện kiểm sát Nhân dân tối cao tiếp thu đầy đủ ý kiến của các đại biểu, qua đó phân công tổ chức chỉnh lý hoàn chỉnh đề án, để sớm trình Thường trực Ban Chỉ đạo.
Chủ tịch nước nêu rõ, trên tinh thần tranh luận dân chủ khoa học, những quan điểm đề xuất mới mang tính phản biện cần được tiếp thu chọn lọc, hướng tới mục tiêu hoàn chỉnh đề án, tìm mô hình thể chế tư pháp phù hợp với tình hình thực tế của Việt đất nước, hội nhập với công pháp quốc tế, đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
Tại phiên họp, các đại biểu đã nghe đại diện Viện kiểm sát Nhân dân tối cao báo cáo tóm tắt quá trình xây dựng đề án và những vấn đề còn chưa thống nhất cần xin ý kiến Ban Chỉ đạo.
Đây là hai đề án được soạn thảo trên cơ sở tập hợp ý kiến đóng góp của nhiều cơ quan tư pháp, tiếp thu kết luận tại nhiều hội thảo khoa học, đối chiếu tham khảo kinh nghiệm từ thực tiễn. Tuy nhiên xoay quanh phương hướng hoàn thiện mô hình tố tụng hình sự Việt Nam vẫn còn những quan điểm tranh luận khác nhau.
Để làm rõ những luận điểm trong đề án, qua một ngày làm việc, các đại biểu đã góp ý về mô hình tố tụng hiện hành, phân định quyền, nghĩa vụ giữa cơ quan điều tra và Viện kiểm sát, cơ chế giám sát hoạt động tư pháp hình sự./.
Chủ trì phiên họp, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Trưởng Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương, đề nghị các đại biểu cho ý kiến bước đầu về những nội dung quan trọng của hai đề án, nhất là những vấn đề mới so với mô hình tố tụng hiện hành.
Hoan nghênh quá trình chuẩn bị đề án công phu, nghiêm túc của Ban soạn thảo, Chủ tịch nước đã đề nghị đại diện Viện kiểm sát Nhân dân tối cao tiếp thu đầy đủ ý kiến của các đại biểu, qua đó phân công tổ chức chỉnh lý hoàn chỉnh đề án, để sớm trình Thường trực Ban Chỉ đạo.
Chủ tịch nước nêu rõ, trên tinh thần tranh luận dân chủ khoa học, những quan điểm đề xuất mới mang tính phản biện cần được tiếp thu chọn lọc, hướng tới mục tiêu hoàn chỉnh đề án, tìm mô hình thể chế tư pháp phù hợp với tình hình thực tế của Việt đất nước, hội nhập với công pháp quốc tế, đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
Tại phiên họp, các đại biểu đã nghe đại diện Viện kiểm sát Nhân dân tối cao báo cáo tóm tắt quá trình xây dựng đề án và những vấn đề còn chưa thống nhất cần xin ý kiến Ban Chỉ đạo.
Đây là hai đề án được soạn thảo trên cơ sở tập hợp ý kiến đóng góp của nhiều cơ quan tư pháp, tiếp thu kết luận tại nhiều hội thảo khoa học, đối chiếu tham khảo kinh nghiệm từ thực tiễn. Tuy nhiên xoay quanh phương hướng hoàn thiện mô hình tố tụng hình sự Việt Nam vẫn còn những quan điểm tranh luận khác nhau.
Để làm rõ những luận điểm trong đề án, qua một ngày làm việc, các đại biểu đã góp ý về mô hình tố tụng hiện hành, phân định quyền, nghĩa vụ giữa cơ quan điều tra và Viện kiểm sát, cơ chế giám sát hoạt động tư pháp hình sự./.
Hoàng Giang (TTXVN/Vietnam+)