Ngày 30/5, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương tổ chức Phiên họp 24. Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, Trưởng Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương chủ trì phiên họp.
Tập trung thảo luận Báo cáo sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết 49-NQ/TW của Bộ Chính trị về “Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020,” Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương khẳng định, kết quả lớn nhất trong 5 năm qua của công tác cải cách tư pháp là nhận thức của các cấp ủy về vị trí, vai trò của các cơ quan tư pháp đã được nâng lên rõ rệt. Số lượng các vụ án oan, sai, tồn đọng giảm đáng kể; hoàn thành tăng thẩm quyền đối với tòa án nhân dân và các cơ quan tư pháp cấp huyện…
Tuy nhiên, quá trình triển khai Nghị quyết 49-NQ/TW vẫn còn hạn chế, đáng lưu ý là việc triển khai một số nhiệm vụ còn chậm. Vẫn còn cán bộ tư pháp chưa nêu cao tinh thần trách nhiệm; việc đổi mới chính sách đãi ngộ đối với cán bộ tư pháp chưa được quan tâm đúng mức.
Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương cho rằng, nguyên nhân chính của những yếu kém này là một bộ phận cán bộ, đảng viên nhận thức chưa đúng về công tác cải cách tư pháp, thiếu kiểm tra, đôn đốc thực hiện Nghị quyết và chưa có chương trình thực hiện cải cách tư pháp phù hợp với điều kiện thực tế.
Cũng tại phiên họp, Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương tiếp tục cho ý kiến về đề án xây dựng Học viện Tư pháp trở thành trung tâm lớn đào tạo các chức danh tư pháp, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp và hội nhập quốc tế.
Phát biểu tại phiên họp, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết nhấn mạnh việc thực hiện Nghị quyết 49-NQ/TW của Bộ Chính trị trong 5 năm qua đạt được nhiều kết quả quan trọng, tạo chuyển biến trong công tác điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án, củng cố niềm tin của nhân dân với Đảng, Nhà nước. Chủ tịch nước cho rằng, vấn đề yếu kém nhất trong thời gian qua là chưa đào tạo được đội ngũ cán bộ tư pháp đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cải cách tư pháp và mong đợi của nhân dân.
Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho cơ quan tư pháp đã được quan tâm hơn nhưng còn ít, vẫn còn nhiều tòa án, viện kiểm sát chưa có trụ sở. Tình trạng tham nhũng, tiêu cực vẫn còn, gây bức xúc trong dư luận. Những vấn đề này cần được nhìn thẳng, nghiêm túc kiểm điểm để khắc phục.
Đề cập đến đề án xây dựng Học viện Tư pháp, Chủ tịch nước cho rằng, tuy còn có ý kiến khác nhau nhưng đều thống nhất việc cần thiết phải thành lập Học viện. Ngoài cơ sở đào tạo chính này, ngành tòa án và viện kiểm sát vẫn phải tổ chức đào tạo lại, bồi dưỡng nghiệp vụ nhằm không ngừng nâng cao chất lượng cán bộ./.
Tập trung thảo luận Báo cáo sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết 49-NQ/TW của Bộ Chính trị về “Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020,” Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương khẳng định, kết quả lớn nhất trong 5 năm qua của công tác cải cách tư pháp là nhận thức của các cấp ủy về vị trí, vai trò của các cơ quan tư pháp đã được nâng lên rõ rệt. Số lượng các vụ án oan, sai, tồn đọng giảm đáng kể; hoàn thành tăng thẩm quyền đối với tòa án nhân dân và các cơ quan tư pháp cấp huyện…
Tuy nhiên, quá trình triển khai Nghị quyết 49-NQ/TW vẫn còn hạn chế, đáng lưu ý là việc triển khai một số nhiệm vụ còn chậm. Vẫn còn cán bộ tư pháp chưa nêu cao tinh thần trách nhiệm; việc đổi mới chính sách đãi ngộ đối với cán bộ tư pháp chưa được quan tâm đúng mức.
Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương cho rằng, nguyên nhân chính của những yếu kém này là một bộ phận cán bộ, đảng viên nhận thức chưa đúng về công tác cải cách tư pháp, thiếu kiểm tra, đôn đốc thực hiện Nghị quyết và chưa có chương trình thực hiện cải cách tư pháp phù hợp với điều kiện thực tế.
Cũng tại phiên họp, Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương tiếp tục cho ý kiến về đề án xây dựng Học viện Tư pháp trở thành trung tâm lớn đào tạo các chức danh tư pháp, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp và hội nhập quốc tế.
Phát biểu tại phiên họp, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết nhấn mạnh việc thực hiện Nghị quyết 49-NQ/TW của Bộ Chính trị trong 5 năm qua đạt được nhiều kết quả quan trọng, tạo chuyển biến trong công tác điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án, củng cố niềm tin của nhân dân với Đảng, Nhà nước. Chủ tịch nước cho rằng, vấn đề yếu kém nhất trong thời gian qua là chưa đào tạo được đội ngũ cán bộ tư pháp đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cải cách tư pháp và mong đợi của nhân dân.
Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho cơ quan tư pháp đã được quan tâm hơn nhưng còn ít, vẫn còn nhiều tòa án, viện kiểm sát chưa có trụ sở. Tình trạng tham nhũng, tiêu cực vẫn còn, gây bức xúc trong dư luận. Những vấn đề này cần được nhìn thẳng, nghiêm túc kiểm điểm để khắc phục.
Đề cập đến đề án xây dựng Học viện Tư pháp, Chủ tịch nước cho rằng, tuy còn có ý kiến khác nhau nhưng đều thống nhất việc cần thiết phải thành lập Học viện. Ngoài cơ sở đào tạo chính này, ngành tòa án và viện kiểm sát vẫn phải tổ chức đào tạo lại, bồi dưỡng nghiệp vụ nhằm không ngừng nâng cao chất lượng cán bộ./.
(TTXVN/Vietnam+)