Trong phiên giao dịch ngày 26/2, chứng khoán châu Á xanh sàn, trong bối cảnh nhà đầu tư gắng giũ bỏ tâm lý lo lắng về những thống kê kinh tế yếu ớt tại Mỹ và châu Âu.
Nhà đầu tư đang chờ đợi một loạt thống kê kinh tế của Mỹ (dự kiến công bố vào cuối ngày 26/2), trong đó có doanh số bán nhà và số liệu điều chỉnh (lần 2) về tốc độ tăng của GDP trong quý IV/2009.
Shane Oliver, chiến lược gia hàng đầu về đầu tư của AMP Capital Investors, nhận định các thị trường chứng khoán đang bị giằng co giữa một bên là tâm lý lo ngại về khả năng các chính phủ rút lại các chính sách kích thích kinh tế, cuộc khủng hoảng nợ tại châu Âu và sức phục hồi của kinh tế toàn cầu; còn bên kia là sự hậu thuẫn của môi trường lãi suất thấp và lợi nhuận doanh nghiệp tăng.
Phiên 26/2, chỉ số chứng khoán châu Á-Thái Bình Dương (trừ Nhật Bản) MSCI tăng 1%, bất chấp xu hướng đi xuống của Phố Wall trong phiên trước.
Tại thị trường Nhật Bản phiên 26/2, chỉ số Nikkei-225 tăng 0,2%. Bức tranh sáng sủa của khu vực chế tạo Nhật Bản đã giúp át đi mối lo thiểu phát tại nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này. Mặc dù tăng trong phiên 26/2, nhưng nếu tính từ đầu năm tới nay, chỉ số Nikkei đã giảm gần 4%, trong khi chỉ số MSCI giảm 5,7%.
Tại Ấn Độ phiên 26/2, chỉ số BSE tăng 2,4%, nhờ nhóm cổ phiếu ngân hàng lên giá, sau khi chính phủ nước này đề xuất dành 165 tỷ rupi (3,6 tỷ USD) trong ngân sách để tái cơ cấu vốn tại các ngân hàng nằm dưới sự kiểm soát của chính phủ.
Thị trường Hongkong đóng cửa với mức tăng 1,03%, trong khi chỉ số Tổng hợp Thượng Hải (Trung Quốc) giảm 0,28%.
Giới tài chính dự báo các sàn chứng khoán châu Âu sẽ lên điểm khi mở cửa phiên 26/2, với sự hậu thuẫn của nhóm cổ phiếu năng lượng và khai mỏ, trong bối các hàng hóa đều lên giá./.
Nhà đầu tư đang chờ đợi một loạt thống kê kinh tế của Mỹ (dự kiến công bố vào cuối ngày 26/2), trong đó có doanh số bán nhà và số liệu điều chỉnh (lần 2) về tốc độ tăng của GDP trong quý IV/2009.
Shane Oliver, chiến lược gia hàng đầu về đầu tư của AMP Capital Investors, nhận định các thị trường chứng khoán đang bị giằng co giữa một bên là tâm lý lo ngại về khả năng các chính phủ rút lại các chính sách kích thích kinh tế, cuộc khủng hoảng nợ tại châu Âu và sức phục hồi của kinh tế toàn cầu; còn bên kia là sự hậu thuẫn của môi trường lãi suất thấp và lợi nhuận doanh nghiệp tăng.
Phiên 26/2, chỉ số chứng khoán châu Á-Thái Bình Dương (trừ Nhật Bản) MSCI tăng 1%, bất chấp xu hướng đi xuống của Phố Wall trong phiên trước.
Tại thị trường Nhật Bản phiên 26/2, chỉ số Nikkei-225 tăng 0,2%. Bức tranh sáng sủa của khu vực chế tạo Nhật Bản đã giúp át đi mối lo thiểu phát tại nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này. Mặc dù tăng trong phiên 26/2, nhưng nếu tính từ đầu năm tới nay, chỉ số Nikkei đã giảm gần 4%, trong khi chỉ số MSCI giảm 5,7%.
Tại Ấn Độ phiên 26/2, chỉ số BSE tăng 2,4%, nhờ nhóm cổ phiếu ngân hàng lên giá, sau khi chính phủ nước này đề xuất dành 165 tỷ rupi (3,6 tỷ USD) trong ngân sách để tái cơ cấu vốn tại các ngân hàng nằm dưới sự kiểm soát của chính phủ.
Thị trường Hongkong đóng cửa với mức tăng 1,03%, trong khi chỉ số Tổng hợp Thượng Hải (Trung Quốc) giảm 0,28%.
Giới tài chính dự báo các sàn chứng khoán châu Âu sẽ lên điểm khi mở cửa phiên 26/2, với sự hậu thuẫn của nhóm cổ phiếu năng lượng và khai mỏ, trong bối các hàng hóa đều lên giá./.
Hương Giang (Vietnam+)