Romeo là người Shiite, Juliet là người Sunni, và họ không chỉ phải đương đầu với hai gia đình đang chiến đấu với nhau mà còn phải sống trong một đất nước đang bị giằng xé bởi xung đột và bạo lực tôn giáo. Đó là nội dung câu chuyện "Romeo và Juliet ở Baghdad".
Những khẩu súng ngắn đã thay thế cho các thanh kiếm. Một số nhân vật mặc trang phục dishdasha và abaya truyền thống, đầu đội khăn choàng keffiyah. Nhưng các thay đổi so với bản Romeo và Juliet gốc cũng chỉ đi không quá xa phần phục trang.
Vở kịch là một phiên bản Iraq hóa tác phẩm cổ điển của William Shakespeare tạo ra trong thế kỷ 16. Nó được diễn dưới ngôn ngữ Arab của Iraq, với dàn diễn viên bản địa và một đạo diễn bản địa đã chuyển thể kịch bản. Ông cũng thêm vào vở kịch cuộc xung đột và những khổ đau mà người dân Iraq đã phải chịu đựng trong 9 năm qua.
Một trong những cảnh cuối của vở kịch bao gồm cảnh tượng kinh hoàng sau các vụ đánh bom tự sát ở Iraq, trong đó có nói tới vụ tấn công xảy ra vào ngày 31/10/2010 khi các chiến binh bắn chết 44 tín đồ và 2 linh mục tại nhà thờ Our Lady of Salvation ở Baghdad.
Trong vở kịch, Romeo đã trốn tới nhà thờ sau khi giết chết Tybalt, và đã gặp Juliet ở đây. Tại phiên bản chuyển thể của Iraq, nhân vật theo đuổi Juliet là Paris đã tiến vào nhà thờ này, trên người đeo bom. Anh ta đã cho nổ tung thân mình trong nhà thờ, giết chết cả Romeo lẫn Juliet.
Monadhil Daood, 52 tuổi, người chuyển thể tác phẩm của Shakespeare, nói rằng Paris là thành viên Al Qaeda và không phải là người Iraq - ý ông ám chỉ đây là một chiến binh nước ngoài đã lọt vào Iraq sau cuộc xâm lược của Mỹ hồi năm 2003.
Tình hình thực tế ở Iraq và đặc biệt là tình trạng bạo lực tôn giáo ở đây, đã cung cấp nhiều bối cảnh bi kịch hơn cho câu chuyện tình vốn có gốc ở Verona, Italia.
Năm 2006, các chiến binh đã đánh bom thánh đường Al-Askari của người Hồi giáo Shiite ở Samarra, mở đường cho làn sóng đánh bom tự sát và giết người liên quan tới tôn giáo, vốn đã khiến hàng chục ngàn người Iraq thiệt mạng và nhiều người khác phải bỏ chạy khỏi nhà.
Làn sóng bạo lực đó hiện đã bị kiểm soát, nhưng các vụ tấn công vẫn diễn ra cho tới tận ngày nay. Ngoài ra nhiều người Iraq đã phải đối mặt với các vấn đề khác như thiếu trầm trọng điện, nước cùng các dịch vụ cơ bản phục vụ sinh hoạt.
Chính hiện thực cuộc sống ở đây là những gì vở kịch chuyển thể muốn thể hiện. "Romeo và Juliet ở Baghdad nói về một vấn đề của Iraq, 100%. Vì thế Romeo sẽ đau nỗi đau người Iraq đang phải chịu đựng" - Ahmed Salah Moneka, 23 tuổi, người thủ vai Romeo cho biết - "Tôi muốn truyền tải các thông điệp về nỗi đau trong thế hệ này gửi tới các thế hệ tiếp theo, bên cạnh nỗi đau của tình yêu".
"Có hai giáo phái ở Iraq và đã bao lần có những người từ hai bên giáo phái yêu nhau, nhưng rồi họ không thể tiếp tục cuộc tình." - Sarwa Rasool, 23 tuổi, người thủ vai Juliet, nói rằng vở kịch không chỉ đúng với trường hợp của người Sunni và người Shiites mà còn áp dụng với cả người Arab và Kurd. Cô nói rằng bất kỳ ai "có mục đích sống không nên để bạo lực tôn giáo đứng trước mục đích đó, hay để cho các vấn đề liên quan tới dòng tộc cản trở tình yêu."
Cả Moneka và Rasool đều có những nỗi đau cá nhân liên quan tới bi kịch tôn giáo. "Bạn tôi đã tự sát vì người yêu cô ấy là dân Arab, còn cô là người Kurd nên gia đình đã không chấp nhận anh ấy" - Rasool, bản thân cô là người Kurd, cho biết. Khu vực Urr nơi cô sinh sống ở Bắc Baghdad cũng từng bị bạo lực sắc tộc tấn công. "Trong thời kỳ Saddam, khu vực nơi tôi sống chủ yếu là người Sunni. Nhưng sau khi chính quyền Saddam sụp đổ, người Shitte lại chiếm đa số và họ bắt đầu giết hại lẫn nhau" - cô nói.
Cô kể rằng có một người đàn ông cao tuổi là chủ một cửa hàng nằm ở khu cô sống. Nhưng chỉ vì ông là người Sunni, ông đã bị quân đội Mahdi sát hại. "Họ tới và giết ông ngay trước mắt tôi. Đó là ví dụ đơn giản nhất về những gì chúng tôi đã chứng kiến" - cô cho biết.
Moneka thì nói rằng thế hệ của anh đã lớn lên trong chiến tranh và cấm vận. "Tôi có những người bạn đã bị thương trong các vụ nổ. Tôi mất hai người bạn vì bạo lực sắc tộc. Những điều đó khiến tôi có thể diễn xuất mạnh mẽ hơn, sâu sắc hơn và nghiêm túc hơn" - anh nói.
Vở kịch, vốn đã trình diễn tại Nhà hát Quốc gia Iraq từ ngày 16/4 vừa qua, được dàn dựng cho Liên hoan Shakespeare thế giới. Liên hoan này nằm trong các chương trình văn hóa nhân Olympic London 2012. Nó sẽ được trình diễn tại Stratford-upon-Avon từ ngày 26/4 tới ngày 5/5 và tại London từ ngày 28/6 tới ngày 30/6.
Đạo diễn Daood nói rằng do vở kịch được thiết kế dành riêng cho người Iraq nên sau khi trình diễn ở Anh xong, nó sẽ quay trở lại quê hương. Ông cho hay: "Tôi cần giúp đỡ nhân dân mình. Tôi cần phải nói với họ rằng hãy tới mà xem, bởi đây là tấm gương phản chiếu chính họ"./.
Những khẩu súng ngắn đã thay thế cho các thanh kiếm. Một số nhân vật mặc trang phục dishdasha và abaya truyền thống, đầu đội khăn choàng keffiyah. Nhưng các thay đổi so với bản Romeo và Juliet gốc cũng chỉ đi không quá xa phần phục trang.
Vở kịch là một phiên bản Iraq hóa tác phẩm cổ điển của William Shakespeare tạo ra trong thế kỷ 16. Nó được diễn dưới ngôn ngữ Arab của Iraq, với dàn diễn viên bản địa và một đạo diễn bản địa đã chuyển thể kịch bản. Ông cũng thêm vào vở kịch cuộc xung đột và những khổ đau mà người dân Iraq đã phải chịu đựng trong 9 năm qua.
Một trong những cảnh cuối của vở kịch bao gồm cảnh tượng kinh hoàng sau các vụ đánh bom tự sát ở Iraq, trong đó có nói tới vụ tấn công xảy ra vào ngày 31/10/2010 khi các chiến binh bắn chết 44 tín đồ và 2 linh mục tại nhà thờ Our Lady of Salvation ở Baghdad.
Trong vở kịch, Romeo đã trốn tới nhà thờ sau khi giết chết Tybalt, và đã gặp Juliet ở đây. Tại phiên bản chuyển thể của Iraq, nhân vật theo đuổi Juliet là Paris đã tiến vào nhà thờ này, trên người đeo bom. Anh ta đã cho nổ tung thân mình trong nhà thờ, giết chết cả Romeo lẫn Juliet.
Monadhil Daood, 52 tuổi, người chuyển thể tác phẩm của Shakespeare, nói rằng Paris là thành viên Al Qaeda và không phải là người Iraq - ý ông ám chỉ đây là một chiến binh nước ngoài đã lọt vào Iraq sau cuộc xâm lược của Mỹ hồi năm 2003.
Tình hình thực tế ở Iraq và đặc biệt là tình trạng bạo lực tôn giáo ở đây, đã cung cấp nhiều bối cảnh bi kịch hơn cho câu chuyện tình vốn có gốc ở Verona, Italia.
Năm 2006, các chiến binh đã đánh bom thánh đường Al-Askari của người Hồi giáo Shiite ở Samarra, mở đường cho làn sóng đánh bom tự sát và giết người liên quan tới tôn giáo, vốn đã khiến hàng chục ngàn người Iraq thiệt mạng và nhiều người khác phải bỏ chạy khỏi nhà.
Làn sóng bạo lực đó hiện đã bị kiểm soát, nhưng các vụ tấn công vẫn diễn ra cho tới tận ngày nay. Ngoài ra nhiều người Iraq đã phải đối mặt với các vấn đề khác như thiếu trầm trọng điện, nước cùng các dịch vụ cơ bản phục vụ sinh hoạt.
Chính hiện thực cuộc sống ở đây là những gì vở kịch chuyển thể muốn thể hiện. "Romeo và Juliet ở Baghdad nói về một vấn đề của Iraq, 100%. Vì thế Romeo sẽ đau nỗi đau người Iraq đang phải chịu đựng" - Ahmed Salah Moneka, 23 tuổi, người thủ vai Romeo cho biết - "Tôi muốn truyền tải các thông điệp về nỗi đau trong thế hệ này gửi tới các thế hệ tiếp theo, bên cạnh nỗi đau của tình yêu".
"Có hai giáo phái ở Iraq và đã bao lần có những người từ hai bên giáo phái yêu nhau, nhưng rồi họ không thể tiếp tục cuộc tình." - Sarwa Rasool, 23 tuổi, người thủ vai Juliet, nói rằng vở kịch không chỉ đúng với trường hợp của người Sunni và người Shiites mà còn áp dụng với cả người Arab và Kurd. Cô nói rằng bất kỳ ai "có mục đích sống không nên để bạo lực tôn giáo đứng trước mục đích đó, hay để cho các vấn đề liên quan tới dòng tộc cản trở tình yêu."
Cả Moneka và Rasool đều có những nỗi đau cá nhân liên quan tới bi kịch tôn giáo. "Bạn tôi đã tự sát vì người yêu cô ấy là dân Arab, còn cô là người Kurd nên gia đình đã không chấp nhận anh ấy" - Rasool, bản thân cô là người Kurd, cho biết. Khu vực Urr nơi cô sinh sống ở Bắc Baghdad cũng từng bị bạo lực sắc tộc tấn công. "Trong thời kỳ Saddam, khu vực nơi tôi sống chủ yếu là người Sunni. Nhưng sau khi chính quyền Saddam sụp đổ, người Shitte lại chiếm đa số và họ bắt đầu giết hại lẫn nhau" - cô nói.
Cô kể rằng có một người đàn ông cao tuổi là chủ một cửa hàng nằm ở khu cô sống. Nhưng chỉ vì ông là người Sunni, ông đã bị quân đội Mahdi sát hại. "Họ tới và giết ông ngay trước mắt tôi. Đó là ví dụ đơn giản nhất về những gì chúng tôi đã chứng kiến" - cô cho biết.
Moneka thì nói rằng thế hệ của anh đã lớn lên trong chiến tranh và cấm vận. "Tôi có những người bạn đã bị thương trong các vụ nổ. Tôi mất hai người bạn vì bạo lực sắc tộc. Những điều đó khiến tôi có thể diễn xuất mạnh mẽ hơn, sâu sắc hơn và nghiêm túc hơn" - anh nói.
Vở kịch, vốn đã trình diễn tại Nhà hát Quốc gia Iraq từ ngày 16/4 vừa qua, được dàn dựng cho Liên hoan Shakespeare thế giới. Liên hoan này nằm trong các chương trình văn hóa nhân Olympic London 2012. Nó sẽ được trình diễn tại Stratford-upon-Avon từ ngày 26/4 tới ngày 5/5 và tại London từ ngày 28/6 tới ngày 30/6.
Đạo diễn Daood nói rằng do vở kịch được thiết kế dành riêng cho người Iraq nên sau khi trình diễn ở Anh xong, nó sẽ quay trở lại quê hương. Ông cho hay: "Tôi cần giúp đỡ nhân dân mình. Tôi cần phải nói với họ rằng hãy tới mà xem, bởi đây là tấm gương phản chiếu chính họ"./.
Linh Vũ (Vietnam+)