Ngày 20/11, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1758/QĐ-TTg về việc phê duyệt nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch xây dựng vùng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050.
Theo quyết định này, quy mô, phạm vi nghiên cứu bao gồm Thủ đô Hà Nội và 9 tỉnh là Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nam, Hòa Bình, Phú Thọ, Thái Nguyên và Bắc Giang (mở rộng thêm 3 tỉnh là Phú Thọ, Thái Nguyên và Bắc Giang so với Quyết định số 490/2008/QĐ-TTg ngày 5/5/2008) có tổng diện tích 24.314,7 km2 với dân số hiện trạng toàn vùng năm 2010 vào khoảng 17 triệu người.
Quyết định nêu rõ, tầm nhìn vùng Thủ đô Hà Nội đến năm 2050 sẽ là vùng kinh tế tổng hợp lớn của quốc gia và khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Đây là khu vực phát triển năng động, có chất lượng đô thị cao, môi trường đầu tư thuận lợi, bền vững; bảo đảm an ninh, quốc phòng; vùng Thủ đô có trung tâm chính trị, văn hóa-lịch sử, khoa học, giáo dục-đào tạo và du lịch lớn của cả nước.
Thủ tướng yêu cầu đánh giá thực hiện quy hoạch xây dựng vùng Thủ đô Hà Nội. Trong đó, đánh giá việc quy hoạch xây dựng tại các tỉnh, thành phố trong vùng liên quan đến quy hoạch xây dựng vùng Thủ đô Hà Nội được duyệt; đánh giá thực trạng sử dụng đất theo quy hoạch; đánh giá việc thực hiện quy hoạch các vùng công nghiệp, khu công nghiệp, khu công nghệ cao, vùng công nghiệp trọng điểm; cũng như đánh giá việc thực hiện tổ chức các không gian du lịch vùng; đánh giá công tác quản lý theo quy hoạch xây dựng vùng Thủ đô Hà Nội đã được duyệt...
Từ đó, dự báo tăng trưởng kinh tế, xã hội, dân số, lao động và quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động và đất đai; dự báo khả năng và quá trình đô thị hóa; dự báo quy mô dân số đô thị, nông thôn phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của vùng và chiến lược phân bố dân cư của quốc gia cho các giai đoạn ngắn và dài hạn...
Về điều chỉnh định hướng quy hoạch xây dựng vùng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050, cần định hướng liên kết mạng lưới các đô thị cấp vùng, tỉnh; xem xét vị thế các đô thị lớn, các đô thị đối trọng trong vùng mở rộng như Hải Dương, Việt Trì, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên...
Vấn đề mở rộng quy mô của nhiều đô thị trong vùng, những đô thị lớn đang dần hình thành trong vùng, vấn đề chuyển dịch dân cư mới nội- ngoại vùng và đề xuất hướng giảm tải hiệu quả cho Thủ đô Hà Nội. Định hướng phân loại, cấp đô thị và định hướng nâng cấp các đô thị trong vùng trong giai đoạn quy hoạch.
Bên cạnh đó, bổ sung các đô thị chuyên ngành gắn với các trung tâm đào tạo, công nghệ cao (Hòa Lạc, Yên Bình), công nghiệp (như Phố Nối, Đồng Văn...), du lịch (như Sơn Tây, Thanh Thủy, Sao Đỏ - Chí Linh, Tam Đảo, Lương Sơn, Quan Sơn, hồ Núi Cốc...), dịch vụ thương mại, phát triển nhà ở (như Mê Linh, Văn Giang, Từ Sơn...).
Về hệ thống giao thông vùng, nội dung định hướng xác định hệ thống khung giao thông đồng bộ, phát triển kết nối mạng lưới giao thông của vùng và mạng lưới giao thông của quốc gia gắn với mạng lưới đường bộ liên tỉnh, liên huyện.
Đề xuất hoàn chỉnh mạng lưới giao thông công cộng nội vùng bao gồm đường sắt đô thị, xe buýt nhanh kết nối giữa các đô thị với đô thị trung tâm. Đề xuất hệ thống sân bay quốc tế, sân bay nội vùng, nghiên cứu sân bay quốc tế dự phòng thứ 2 trong vùng...
Ngoài ra, cần đề xuất có tính khả thi đối với việc chia sẻ hạ tầng xã hội tại các tỉnh để phát triển các khu vực đại học, các dịch vụ y tế, nhằm giảm tải cho Thủ đô Hà Nội.
Nghiên cứu cơ chế phát triển đối với các trung tâm mới về giáo dục và y tế đã và đang hình thành như Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Hưng Yên; hình thành 5 tổ hợp y tế cấp vùng tại Thủ đô Hà Nội mở rộng, đề xuất định hướng mới và rà soát quy mô, tính chất các trung tâm giáo dục vùng Hà Nội-Hải Phòng-Nam Định, các trung tâm y tế vùng Hải Dương, Vĩnh Yên, Phủ Lý.
Bộ Xây dựng là cơ quan được giao tổ chức lập quy hoạch, thẩm định - trình duyệt. Thời gian lập quy hoạch không quá 12 tháng sau khi Nhiệm vụ quy hoạch được duyệt./.
Theo quyết định này, quy mô, phạm vi nghiên cứu bao gồm Thủ đô Hà Nội và 9 tỉnh là Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nam, Hòa Bình, Phú Thọ, Thái Nguyên và Bắc Giang (mở rộng thêm 3 tỉnh là Phú Thọ, Thái Nguyên và Bắc Giang so với Quyết định số 490/2008/QĐ-TTg ngày 5/5/2008) có tổng diện tích 24.314,7 km2 với dân số hiện trạng toàn vùng năm 2010 vào khoảng 17 triệu người.
Quyết định nêu rõ, tầm nhìn vùng Thủ đô Hà Nội đến năm 2050 sẽ là vùng kinh tế tổng hợp lớn của quốc gia và khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Đây là khu vực phát triển năng động, có chất lượng đô thị cao, môi trường đầu tư thuận lợi, bền vững; bảo đảm an ninh, quốc phòng; vùng Thủ đô có trung tâm chính trị, văn hóa-lịch sử, khoa học, giáo dục-đào tạo và du lịch lớn của cả nước.
Thủ tướng yêu cầu đánh giá thực hiện quy hoạch xây dựng vùng Thủ đô Hà Nội. Trong đó, đánh giá việc quy hoạch xây dựng tại các tỉnh, thành phố trong vùng liên quan đến quy hoạch xây dựng vùng Thủ đô Hà Nội được duyệt; đánh giá thực trạng sử dụng đất theo quy hoạch; đánh giá việc thực hiện quy hoạch các vùng công nghiệp, khu công nghiệp, khu công nghệ cao, vùng công nghiệp trọng điểm; cũng như đánh giá việc thực hiện tổ chức các không gian du lịch vùng; đánh giá công tác quản lý theo quy hoạch xây dựng vùng Thủ đô Hà Nội đã được duyệt...
Từ đó, dự báo tăng trưởng kinh tế, xã hội, dân số, lao động và quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động và đất đai; dự báo khả năng và quá trình đô thị hóa; dự báo quy mô dân số đô thị, nông thôn phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của vùng và chiến lược phân bố dân cư của quốc gia cho các giai đoạn ngắn và dài hạn...
Về điều chỉnh định hướng quy hoạch xây dựng vùng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050, cần định hướng liên kết mạng lưới các đô thị cấp vùng, tỉnh; xem xét vị thế các đô thị lớn, các đô thị đối trọng trong vùng mở rộng như Hải Dương, Việt Trì, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên...
Vấn đề mở rộng quy mô của nhiều đô thị trong vùng, những đô thị lớn đang dần hình thành trong vùng, vấn đề chuyển dịch dân cư mới nội- ngoại vùng và đề xuất hướng giảm tải hiệu quả cho Thủ đô Hà Nội. Định hướng phân loại, cấp đô thị và định hướng nâng cấp các đô thị trong vùng trong giai đoạn quy hoạch.
Bên cạnh đó, bổ sung các đô thị chuyên ngành gắn với các trung tâm đào tạo, công nghệ cao (Hòa Lạc, Yên Bình), công nghiệp (như Phố Nối, Đồng Văn...), du lịch (như Sơn Tây, Thanh Thủy, Sao Đỏ - Chí Linh, Tam Đảo, Lương Sơn, Quan Sơn, hồ Núi Cốc...), dịch vụ thương mại, phát triển nhà ở (như Mê Linh, Văn Giang, Từ Sơn...).
Về hệ thống giao thông vùng, nội dung định hướng xác định hệ thống khung giao thông đồng bộ, phát triển kết nối mạng lưới giao thông của vùng và mạng lưới giao thông của quốc gia gắn với mạng lưới đường bộ liên tỉnh, liên huyện.
Đề xuất hoàn chỉnh mạng lưới giao thông công cộng nội vùng bao gồm đường sắt đô thị, xe buýt nhanh kết nối giữa các đô thị với đô thị trung tâm. Đề xuất hệ thống sân bay quốc tế, sân bay nội vùng, nghiên cứu sân bay quốc tế dự phòng thứ 2 trong vùng...
Ngoài ra, cần đề xuất có tính khả thi đối với việc chia sẻ hạ tầng xã hội tại các tỉnh để phát triển các khu vực đại học, các dịch vụ y tế, nhằm giảm tải cho Thủ đô Hà Nội.
Nghiên cứu cơ chế phát triển đối với các trung tâm mới về giáo dục và y tế đã và đang hình thành như Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Hưng Yên; hình thành 5 tổ hợp y tế cấp vùng tại Thủ đô Hà Nội mở rộng, đề xuất định hướng mới và rà soát quy mô, tính chất các trung tâm giáo dục vùng Hà Nội-Hải Phòng-Nam Định, các trung tâm y tế vùng Hải Dương, Vĩnh Yên, Phủ Lý.
Bộ Xây dựng là cơ quan được giao tổ chức lập quy hoạch, thẩm định - trình duyệt. Thời gian lập quy hoạch không quá 12 tháng sau khi Nhiệm vụ quy hoạch được duyệt./.
(TTXVN)