Việt Nam phấn đấu đến năm 2020 kiểm soát cơ bản an toàn thực phẩm trong toàn bộ chuỗi cung cấp thực phẩm được thiết lập; phát huy hiệu quả, chủ động trong việc bảo vệ sức khỏe, quyền lợi người tiêu dùng; đáp ứng yêu cầu phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước.
Mục tiêu này được đưa ra tại Chiến lược quốc gia an toàn thực phẩm giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn 2030 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 4/1/2011 tại Quyết định số 20/QĐ-TTg.
Theo đó, từ năm 2015, các quy hoạch tổng thể về an toàn thực phẩm từ sản xuất đến tiêu dùng được triển khai thực hiện trên cơ sở hệ thống quản lý đủ mạnh, có hiệu lực, có tác động rõ rệt và toàn diện tới việc cải thiện tình trạng an toàn thực phẩm ở Việt Nam.
Chiến lược đã đặt ra 5 mục tiêu cụ thể gồm nâng cao kiến thức và thực hành về an toàn thực phẩm cho các nhóm đối tượng với chỉ tiêu có 70% người sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm thực hành đúng về an toàn thực phẩm vào năm 2015; tăng cường năng lực của hệ thống quản lý an toàn thực phẩm (năm 2020 các tỉnh có dân số từ 1 triệu trở lên có phòng kiểm nghiệm đạt chuẩn ISO 17025); cải thiện rõ rệt tình trạng đảm bảo an toàn thực phẩm của các cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm cũng như các cơ sở kinh doanh thực phẩm; ngăn ngừa có hiệu quả tình trạng ngộ độc thực phẩm cấp tính với tỷ lệ mắc ngộ độc thực phẩm cấp tính được ghi nhận là dưới 7 người/100.000 dân.
Chiến lược nêu rõ, bảo đảm an toàn thực phẩm chính là bảo đảm quyền lợi người tiêu dùng và sức khỏe nhân dân, là một nhiệm vụ thường xuyên cần tập trung chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền, là trách nhiệm và quyền lợi của các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm và của mỗi người dân.
Các giải pháp thực hiện Chiến lược chủ yếu tập trung vào nhóm giải pháp chỉ đạo điều hành, chuyên môn kỹ thuật, nguồn lực.
Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành./.
Mục tiêu này được đưa ra tại Chiến lược quốc gia an toàn thực phẩm giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn 2030 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 4/1/2011 tại Quyết định số 20/QĐ-TTg.
Theo đó, từ năm 2015, các quy hoạch tổng thể về an toàn thực phẩm từ sản xuất đến tiêu dùng được triển khai thực hiện trên cơ sở hệ thống quản lý đủ mạnh, có hiệu lực, có tác động rõ rệt và toàn diện tới việc cải thiện tình trạng an toàn thực phẩm ở Việt Nam.
Chiến lược đã đặt ra 5 mục tiêu cụ thể gồm nâng cao kiến thức và thực hành về an toàn thực phẩm cho các nhóm đối tượng với chỉ tiêu có 70% người sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm thực hành đúng về an toàn thực phẩm vào năm 2015; tăng cường năng lực của hệ thống quản lý an toàn thực phẩm (năm 2020 các tỉnh có dân số từ 1 triệu trở lên có phòng kiểm nghiệm đạt chuẩn ISO 17025); cải thiện rõ rệt tình trạng đảm bảo an toàn thực phẩm của các cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm cũng như các cơ sở kinh doanh thực phẩm; ngăn ngừa có hiệu quả tình trạng ngộ độc thực phẩm cấp tính với tỷ lệ mắc ngộ độc thực phẩm cấp tính được ghi nhận là dưới 7 người/100.000 dân.
Chiến lược nêu rõ, bảo đảm an toàn thực phẩm chính là bảo đảm quyền lợi người tiêu dùng và sức khỏe nhân dân, là một nhiệm vụ thường xuyên cần tập trung chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền, là trách nhiệm và quyền lợi của các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm và của mỗi người dân.
Các giải pháp thực hiện Chiến lược chủ yếu tập trung vào nhóm giải pháp chỉ đạo điều hành, chuyên môn kỹ thuật, nguồn lực.
Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành./.
(TTXVN/Vietnam+)