Truyền thông Syria ngày 21/6 đưa tin Quân đội Syria Tự do (FSA) đối lập mới đây đã tiếp nhận một số lượng lớn các loại vũ khí hiện đại và có thể làm thay đổi "cục diện cuộc chiến" tại quốc gia Trung Đông này.
Trang tin địa phương Syria-News dẫn lời người phát ngôn FSA cho biết lực lượng này đã tiếp nhận một số loại vũ khí mới và trang bị cho các tay súng FSA ở một số mặt trận trọng điểm. Theo nguồn tin này, các loại vũ khí này có thể sẽ thay đổi cục diện của cuộc chiến với quân đội Chính phủ Syria.
Ngày 20/6 vừa qua, trong một tuyên bố, FSA cho biết sẽ đề xuất với nhóm Những người bạn của Syria, dự kiến nhóm họp trong ngày 22/6, về việc cung cấp thêm các loại vũ khí "chất lượng" và thiết lập vùng cấm bay tại Syria.
Trước đó, Pháp cũng cho biết Những người bạn Syria sẽ thảo luận về việc tăng cường hỗ trợ cho FSA sau khi quân đội Chính phủ Syria giành lại quyền kiểm soát nhiều mặt trận chiến lược như al-Qussair ở tỉnh Homs và mục tiêu sắp tới là tỉnh Aleppo và một số khu vực miền Trung Syria.
Vấn đề tăng viện vũ khí cho phe đối lập Syria gần đây đã trở thành vấn đề tranh luận giữa các cường quốc phương Tây khi một số nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) bác bỏ đề xuất này do lo ngại các loại vũ khí tối tân có thể rơi vào tay Mặt trận al-Nursa, một nhánh của tổ chức khủng bố al-Qaeda.
Phát biểu bên lề Diễn đàn Kinh tế St. Petersburg, Nga, Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 21/6 cũng đã kêu gọi các bên không thể xem nhẹ vấn đề vận chuyển vũ khí tới Syria, nhấn mạnh "Nga cung cấp vũ khí cho Chính phủ hợp pháp của Syria theo các thỏa thuận và luật pháp quốc tế."
Trong một diễn biến khác cùng ngày, Ủy ban điều tra nhân quyền của Liên hợp quốc tại Syria cho biết hiện chưa thể kết luận bên nào đã sử dụng vũ khí hóa học trong cuộc chiến tại Syria.
Ông Paulo Pinheiro, Chủ tịch ủy ban điều tra của Liên hợp quốc, cho biết sẽ không bình luận về việc Mỹ, Anh và Pháp đưa ra các bằng chứng khẳng định chính quyền của Tổng thống Syria Bashar al-Assad đã sử dụng vũ khí hóa học trong các trận chiến với phe đối lập.
Một nhóm chuyên gia của Liên hợp quốc cũng cho biết cần phải tới được Syria thì mới xác định được địa điểm đã sử dụng các vũ khí hóa học, trong khi đó chính quyền Syria vẫn từ chối cho các chuyên gia Liên hợp quốc được vào nước này.
Trong một báo cáo công bố trong tháng này, Ủy ban điều tra nhân quyền của Liên hợp quốc cho rằng có lý do để tin rằng hóa chất đã được sử dụng làm vũ khí trong cuộc xung đột 25 tháng qua ở Syria. Chủ tịch Pinheiro cũng khẳng định cần có một nỗ lực ngoại giao mới để chấm dứt cuộc xung đột tới nay đã làm trên 93.000 người thiệt mạng này.
Cùng ngày, tờ Thời báo Los Angeles đưa tin các lực lượng đặc nhiệm Mỹ và Cơ quan tình báo trung ương Mỹ (CIA) từng huấn luyện cho phiến quân Syria trong nhiều tháng qua, rất lâu trước khi Tổng thống Mỹ Barack Obama thông báo kế hoạch vũ trang cho phe đối lập ở Syria.
Thời báo trên dẫn lời một số quan chức Mỹ giấu tên và các thủ lĩnh đối lập Syria cho biết nội dung huấn luyện cho các tay súng chống đối gồm cách sử dụng các vũ khí chống tăng và phòng không và hoạt động huấn luyện này được tổ chức tại các căn cứ ở Jordan và Thổ Nhĩ Kỳ kể từ cuối năm 2012.
Các khóa huấn luyện kéo dài 2 tuần, mỗi đợt dành cho khoảng 20-45 chiến binh, đã bắt đầu từ tháng 11/2012 ở một căn cứ mới của Mỹ trên vùng xa mạc miền Tây Nam Jordan. Tuy nhiên, CIA và Nhà Trắng từ chối bình luận về thông tin nêu này.
Tại Washington, các quan chức Mỹ cho biết "do cảnh giác về nội chiến ở Syria," Mỹ đã để lại khoảng 700 binh sỹ ở Jordan sau một cuộc thao diễn ở quốc gia Trung Đông này.
Tuyên bố được đưa ra sau khi Tổng thống Obama trước đó quyết định sẽ triển khai các tên lửa Patriot và các máy bay chiến đấu ở Jordan. Theo nhà lãnh đạo Mỹ, việc triển khai quân đội và vũ khí này được thực hiện theo đề nghị của Chính phủ Jordan vốn lo ngại cuộc chiến ở Syria có thể lan sang lãnh thổ nước này./.
Trang tin địa phương Syria-News dẫn lời người phát ngôn FSA cho biết lực lượng này đã tiếp nhận một số loại vũ khí mới và trang bị cho các tay súng FSA ở một số mặt trận trọng điểm. Theo nguồn tin này, các loại vũ khí này có thể sẽ thay đổi cục diện của cuộc chiến với quân đội Chính phủ Syria.
Ngày 20/6 vừa qua, trong một tuyên bố, FSA cho biết sẽ đề xuất với nhóm Những người bạn của Syria, dự kiến nhóm họp trong ngày 22/6, về việc cung cấp thêm các loại vũ khí "chất lượng" và thiết lập vùng cấm bay tại Syria.
Trước đó, Pháp cũng cho biết Những người bạn Syria sẽ thảo luận về việc tăng cường hỗ trợ cho FSA sau khi quân đội Chính phủ Syria giành lại quyền kiểm soát nhiều mặt trận chiến lược như al-Qussair ở tỉnh Homs và mục tiêu sắp tới là tỉnh Aleppo và một số khu vực miền Trung Syria.
Vấn đề tăng viện vũ khí cho phe đối lập Syria gần đây đã trở thành vấn đề tranh luận giữa các cường quốc phương Tây khi một số nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) bác bỏ đề xuất này do lo ngại các loại vũ khí tối tân có thể rơi vào tay Mặt trận al-Nursa, một nhánh của tổ chức khủng bố al-Qaeda.
Phát biểu bên lề Diễn đàn Kinh tế St. Petersburg, Nga, Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 21/6 cũng đã kêu gọi các bên không thể xem nhẹ vấn đề vận chuyển vũ khí tới Syria, nhấn mạnh "Nga cung cấp vũ khí cho Chính phủ hợp pháp của Syria theo các thỏa thuận và luật pháp quốc tế."
Trong một diễn biến khác cùng ngày, Ủy ban điều tra nhân quyền của Liên hợp quốc tại Syria cho biết hiện chưa thể kết luận bên nào đã sử dụng vũ khí hóa học trong cuộc chiến tại Syria.
Ông Paulo Pinheiro, Chủ tịch ủy ban điều tra của Liên hợp quốc, cho biết sẽ không bình luận về việc Mỹ, Anh và Pháp đưa ra các bằng chứng khẳng định chính quyền của Tổng thống Syria Bashar al-Assad đã sử dụng vũ khí hóa học trong các trận chiến với phe đối lập.
Một nhóm chuyên gia của Liên hợp quốc cũng cho biết cần phải tới được Syria thì mới xác định được địa điểm đã sử dụng các vũ khí hóa học, trong khi đó chính quyền Syria vẫn từ chối cho các chuyên gia Liên hợp quốc được vào nước này.
Trong một báo cáo công bố trong tháng này, Ủy ban điều tra nhân quyền của Liên hợp quốc cho rằng có lý do để tin rằng hóa chất đã được sử dụng làm vũ khí trong cuộc xung đột 25 tháng qua ở Syria. Chủ tịch Pinheiro cũng khẳng định cần có một nỗ lực ngoại giao mới để chấm dứt cuộc xung đột tới nay đã làm trên 93.000 người thiệt mạng này.
Cùng ngày, tờ Thời báo Los Angeles đưa tin các lực lượng đặc nhiệm Mỹ và Cơ quan tình báo trung ương Mỹ (CIA) từng huấn luyện cho phiến quân Syria trong nhiều tháng qua, rất lâu trước khi Tổng thống Mỹ Barack Obama thông báo kế hoạch vũ trang cho phe đối lập ở Syria.
Thời báo trên dẫn lời một số quan chức Mỹ giấu tên và các thủ lĩnh đối lập Syria cho biết nội dung huấn luyện cho các tay súng chống đối gồm cách sử dụng các vũ khí chống tăng và phòng không và hoạt động huấn luyện này được tổ chức tại các căn cứ ở Jordan và Thổ Nhĩ Kỳ kể từ cuối năm 2012.
Các khóa huấn luyện kéo dài 2 tuần, mỗi đợt dành cho khoảng 20-45 chiến binh, đã bắt đầu từ tháng 11/2012 ở một căn cứ mới của Mỹ trên vùng xa mạc miền Tây Nam Jordan. Tuy nhiên, CIA và Nhà Trắng từ chối bình luận về thông tin nêu này.
Tại Washington, các quan chức Mỹ cho biết "do cảnh giác về nội chiến ở Syria," Mỹ đã để lại khoảng 700 binh sỹ ở Jordan sau một cuộc thao diễn ở quốc gia Trung Đông này.
Tuyên bố được đưa ra sau khi Tổng thống Obama trước đó quyết định sẽ triển khai các tên lửa Patriot và các máy bay chiến đấu ở Jordan. Theo nhà lãnh đạo Mỹ, việc triển khai quân đội và vũ khí này được thực hiện theo đề nghị của Chính phủ Jordan vốn lo ngại cuộc chiến ở Syria có thể lan sang lãnh thổ nước này./.
(TTXVN)