Liên minh cầm quyền "Ổn định và cải cách" trong Quốc hội Ukraine chủ trương siết chặt quy chế trung lập của nước này, theo đó, sẽ thông qua đạo luật ngăn cản Ukraine gia nhập các tổ chức quân sự, như Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).
Điều này được khẳng định trong nội dung hiệp định thành lập liên minh mới "Ổn định và cải cách," được đăng tải trên báo Tiếng nói Ukraine ngày 16/3.
Theo hiệp định trên, về chính sách đối ngoại, liên minh cầm quyền cần củng cố quy chế quốc tế của Ukraine, trên cơ sở bảo đảm toàn vẹn lãnh thổ, an ninh và chủ quyền quốc gia, nâng cao tầm ảnh hưởng và uy tín của nước này trên trường quốc tế.
Hiệp định nêu rõ củng cố quy chế trung lập của Ukraine có nghĩa là nước này không tham gia các liên minh chính trị - quân sự với nước khác.
Chủ trương này trái ngược hẳn với chính sách của chính quyền cựu Tổng thống Ukraine Victor Yushchenko, luôn thúc đẩy để Kiev có thể sớm gia nhập NATO.
Liên minh cũng xây dựng chương trình nghị sự trong quan hệ hợp tác song phương với Nga trên tinh thần đối tác chiến lược, hữu nghị và láng giềng thân thiện, hợp tác kinh tế-thương mại và đầu tư trên cơ sở bình đẳng và cùng có lợi.
Ukraine cũng tham gia các cơ cấu kinh tế trong không gian hậu Xôviết theo nguyên tắc bảo đảm lợi ích quốc gia của Ukraine và tuân thủ các quy định của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).
Đồng thời, Ukraine phát triển quan hệ hợp tác cùng có lợi với Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG).
Hiệp định cũng khẳng định Ukraine sẽ tiếp tục hợp tác xây dựng với NATO trong những vấn đề hai bên cùng có lợi ích, bảo đảm thực thi Hiến chương về đối tác chiến lược giữa Ukraine và Mỹ, hình thành các cơ cấu đối tác chiến lược liên chính phủ trên cơ sở hợp tác hiệu quả và cùng có lợi.
Ngoài ra, theo hiệp định, Ukraine sẽ thực thi chính sách đối ngoại cân bằng, đáp ứng các lợi ích dân tộc, đảm bảo quan hệ hợp tác kinh tế-thương mại với các nước Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi (G-20), khu vực Trung Á, Mỹ Latinh và châu Phi.
Quốc hội Ukraine ngày 11/3 đã hoàn tất việc thành lập liên minh mới với 235 đại biểu thuộc đảng "Các khu vực" (RP), Đảng Cộng sản và Khối Lytvyn cùng với một số nghị sĩ độc lập./.
Điều này được khẳng định trong nội dung hiệp định thành lập liên minh mới "Ổn định và cải cách," được đăng tải trên báo Tiếng nói Ukraine ngày 16/3.
Theo hiệp định trên, về chính sách đối ngoại, liên minh cầm quyền cần củng cố quy chế quốc tế của Ukraine, trên cơ sở bảo đảm toàn vẹn lãnh thổ, an ninh và chủ quyền quốc gia, nâng cao tầm ảnh hưởng và uy tín của nước này trên trường quốc tế.
Hiệp định nêu rõ củng cố quy chế trung lập của Ukraine có nghĩa là nước này không tham gia các liên minh chính trị - quân sự với nước khác.
Chủ trương này trái ngược hẳn với chính sách của chính quyền cựu Tổng thống Ukraine Victor Yushchenko, luôn thúc đẩy để Kiev có thể sớm gia nhập NATO.
Liên minh cũng xây dựng chương trình nghị sự trong quan hệ hợp tác song phương với Nga trên tinh thần đối tác chiến lược, hữu nghị và láng giềng thân thiện, hợp tác kinh tế-thương mại và đầu tư trên cơ sở bình đẳng và cùng có lợi.
Ukraine cũng tham gia các cơ cấu kinh tế trong không gian hậu Xôviết theo nguyên tắc bảo đảm lợi ích quốc gia của Ukraine và tuân thủ các quy định của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).
Đồng thời, Ukraine phát triển quan hệ hợp tác cùng có lợi với Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG).
Hiệp định cũng khẳng định Ukraine sẽ tiếp tục hợp tác xây dựng với NATO trong những vấn đề hai bên cùng có lợi ích, bảo đảm thực thi Hiến chương về đối tác chiến lược giữa Ukraine và Mỹ, hình thành các cơ cấu đối tác chiến lược liên chính phủ trên cơ sở hợp tác hiệu quả và cùng có lợi.
Ngoài ra, theo hiệp định, Ukraine sẽ thực thi chính sách đối ngoại cân bằng, đáp ứng các lợi ích dân tộc, đảm bảo quan hệ hợp tác kinh tế-thương mại với các nước Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi (G-20), khu vực Trung Á, Mỹ Latinh và châu Phi.
Quốc hội Ukraine ngày 11/3 đã hoàn tất việc thành lập liên minh mới với 235 đại biểu thuộc đảng "Các khu vực" (RP), Đảng Cộng sản và Khối Lytvyn cùng với một số nghị sĩ độc lập./.
(TTXVN/Vietnam+)