Bác sỹ Nguyễn Thanh Thái, Trưởng khoa Phẫu thuật tạo hình-hàm mặt (Bệnh viện Việt Nam-Cu Ba) cho biết, ngày 28/3, bệnh viện vừa tiến hành phẫu thuật thành công cho bệnh nhân 30 năm không thể há miệng do bị ngã gây chấn thương.
Bệnh nhân Nguyễn Thị D., 46 tuổi, ở huyện Mê Linh (Hà Nội). 30 năm qua, chị D. phải ăn cơm bằng cách nhét từng hạt cơm vào miệng và hút nước, thực phẩm say nhuyễn qua ống hút.
Bác sỹ Thái cho hay, chỉ vài tiếng sau phẫu thuật điều đáng mừng là chị D. đã há miệng được 3cm.
Chị Nguyễn Thị Vân, chị gái bệnh nhân D., cho biết, năm 16 tuổi bệnh nhân khi trèo cây đã bị ngã đập vào thành giếng nên gãy hai bên hàm. Sau đó, gia đình đã bôi mật gấu vào và bệnh nhân thấy không đau nên chủ quan không đi khám. Tuy nhiên, di chứng của tai nạn này khiến sau đó chị D. không thể mở được miệng được.
Một phần vì gia đình nghèo nên chị D. cũng không có điều kiện để tới các bệnh viện lớn khám.
Bác sỹ Thái cho biết, bệnh nhân D. bị chứng khít hàm sau chấn thương. Phần quay xương hàm để giúp mở miệng bị dính chặt sau chấn thương khiến bệnh nhân không thể mở miệng. Khi phẫu thuật các bác sỹ sẽ phải bóc tách tạo củ quay để mở hàm.
“Đây được đánh giá là một ca phẫu thuật khó. Do bệnh nhân không há được miệng nên công tác gây mê rất khó khăn. Các bác sỹ đã phải rạch vết mổ từ sau mang tai của hai bên để tách hàm,” bác sỹ Thái phân tích.
Bên cạnh đó, các bác sỹ khi tiến hành phẫu thuật phải tiến hành thay xương hàm bằng nẹp sinh học, lấy phần mỏm vẹt (góc trong của hàm dưới) của bệnh nhân để tạo hình tại chỗ. Chiếc nẹp sinh học này sẽ được phần xương hàm còn lại bao phủ dần trong quá trình liền vết thương, nẹp sinh học sẽ tương thích với cơ thể.
Bác sỹ Thái cho biết, ca phẫu thuật kéo dài hơn 5 tiếng, khoảng 2 tuần sau phẫu thuật, bệnh nhân D. sẽ được tập phục hồi chức năng với các động tác cử động miệng./.
Bệnh nhân Nguyễn Thị D., 46 tuổi, ở huyện Mê Linh (Hà Nội). 30 năm qua, chị D. phải ăn cơm bằng cách nhét từng hạt cơm vào miệng và hút nước, thực phẩm say nhuyễn qua ống hút.
Bác sỹ Thái cho hay, chỉ vài tiếng sau phẫu thuật điều đáng mừng là chị D. đã há miệng được 3cm.
Chị Nguyễn Thị Vân, chị gái bệnh nhân D., cho biết, năm 16 tuổi bệnh nhân khi trèo cây đã bị ngã đập vào thành giếng nên gãy hai bên hàm. Sau đó, gia đình đã bôi mật gấu vào và bệnh nhân thấy không đau nên chủ quan không đi khám. Tuy nhiên, di chứng của tai nạn này khiến sau đó chị D. không thể mở được miệng được.
Một phần vì gia đình nghèo nên chị D. cũng không có điều kiện để tới các bệnh viện lớn khám.
Bác sỹ Thái cho biết, bệnh nhân D. bị chứng khít hàm sau chấn thương. Phần quay xương hàm để giúp mở miệng bị dính chặt sau chấn thương khiến bệnh nhân không thể mở miệng. Khi phẫu thuật các bác sỹ sẽ phải bóc tách tạo củ quay để mở hàm.
“Đây được đánh giá là một ca phẫu thuật khó. Do bệnh nhân không há được miệng nên công tác gây mê rất khó khăn. Các bác sỹ đã phải rạch vết mổ từ sau mang tai của hai bên để tách hàm,” bác sỹ Thái phân tích.
Bên cạnh đó, các bác sỹ khi tiến hành phẫu thuật phải tiến hành thay xương hàm bằng nẹp sinh học, lấy phần mỏm vẹt (góc trong của hàm dưới) của bệnh nhân để tạo hình tại chỗ. Chiếc nẹp sinh học này sẽ được phần xương hàm còn lại bao phủ dần trong quá trình liền vết thương, nẹp sinh học sẽ tương thích với cơ thể.
Bác sỹ Thái cho biết, ca phẫu thuật kéo dài hơn 5 tiếng, khoảng 2 tuần sau phẫu thuật, bệnh nhân D. sẽ được tập phục hồi chức năng với các động tác cử động miệng./.
Thùy Giang (Vietnam+)