Chính quyền Đức Quốc xã đã thành công trong việc hủy hoại lòng tin vào đồng tiền của Anh trên khắp châu Âu với việc phát tán tiền giả khắp lục địa này trong thời kỳ Chiến tranh thế giới thứ hai, theo một hồ sơ vừa được giải mật ngày thứ Sáu.
Vào cuối cuộc chiến tranh kéo dài sáu năm, tiền giả nhiều đến mức chúng không được chấp nhận ở châu Âu lục địa, theo các hồ sơ từ Cục lưu trữ quốc gia.
Đức Quốc xã bắt đầu in tiền giả của Anh từ năm 1940 để chuẩn bị cho một cuộc đổ bộ xâm lược nước Anh, theo một báo cáo viết tháng 8/1945 của Sir Edward Reid thuôc MI5, cơ quan an ninh và phản gián nội địa của Anh.
Một điệp viên Đức bị bắt đã nói rằng có kế hoạch rải tiền giả trên bầu trời nước Anh trong cuộc xâm lăng “để gây tổn hại về lòng tin và sự hỗn loạn nói chung.”
Mặc dù kế hoạch đổ bộ Anh bị hủy bỏ sau khi không quân Đức không thể giành được ưu thế tuyệt đối trước không quân Anh, kế hoạch in tiền giả của nhà nước Quốc xã vẫn tiếp tục.
“Loại giấy bạc họ sản xuất ra tinh xảo đến mức chỉ một chuyên gia được huấn luyện đặc biệt mới có thể phân biệt sự khác nhau,” Reid viết trong bản báo cáo. Những kẻ in bạc giả của chính quyền Đức đã in số tiền sterling có giá trị lên tới 134 triệu bảng, tương đương với 10% số đồng sterling lưu thông trên toàn thế giới thời bấy giờ.
Các đồng bạc giả được sử dụng đặc biệt nhiều ở các nước trung lập như Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, hay Ai Cập. Tuy nhiên, các điệp viên Đức được cử sang Anh xài bạc giả đã bị phát hiện và một số người bị bắt.
Reid viết trong báo cáo rằng một cơ quan của Đức đã bán bạc giả ở Lisbon, Bồ Đào Nha, nhưng một cơ quan khác, cũng của chính quyền Quốc xã, lại mua những đồng tiền đó vì cho rằng chúng là thật.
Không có nhiều tờ bạc giả đến được nước Anh trước chiến dịch đổ bộ của quân Đồng minh ở Pháp năm 1944, nhưng sau đó chúng đã tràn sang Anh, chủ yếu bởi hoạt động của quân đội Đồng minh. Reid thừa nhận tới cuối cuộc chiến, phía Đức đã đạt được mục tiêu trong cuộc chiến bạc giả.
“Hiện giờ (thời điểm viết báo cáo tháng 8-1945), không ai chấp nhận các tờ bạc của Ngân hàng trung ương Anh ở bất kỳ nước trung lập nào ở châu Âu trừ khi được giảm giá rất lớn”, ông viết. Reid khuyến cáo chính phủ Anh thu hồi tất cả các tờ bạc từ 5 bảng trở lên, và Ngân hàng trung ương Anh đã làm theo, đồng thời phát hành những tờ giấy bạc hoàn toàn mới với các họa tiết kim loại in chìm để chống bạc giả.
Những đồng bạc giả được in bởi các tù nhân Do Thái ở trại tập trung Sachsenhausen, sau này được tái hiện lại trong bộ phimThe Counterfeiters./.
Vào cuối cuộc chiến tranh kéo dài sáu năm, tiền giả nhiều đến mức chúng không được chấp nhận ở châu Âu lục địa, theo các hồ sơ từ Cục lưu trữ quốc gia.
Đức Quốc xã bắt đầu in tiền giả của Anh từ năm 1940 để chuẩn bị cho một cuộc đổ bộ xâm lược nước Anh, theo một báo cáo viết tháng 8/1945 của Sir Edward Reid thuôc MI5, cơ quan an ninh và phản gián nội địa của Anh.
Một điệp viên Đức bị bắt đã nói rằng có kế hoạch rải tiền giả trên bầu trời nước Anh trong cuộc xâm lăng “để gây tổn hại về lòng tin và sự hỗn loạn nói chung.”
Mặc dù kế hoạch đổ bộ Anh bị hủy bỏ sau khi không quân Đức không thể giành được ưu thế tuyệt đối trước không quân Anh, kế hoạch in tiền giả của nhà nước Quốc xã vẫn tiếp tục.
“Loại giấy bạc họ sản xuất ra tinh xảo đến mức chỉ một chuyên gia được huấn luyện đặc biệt mới có thể phân biệt sự khác nhau,” Reid viết trong bản báo cáo. Những kẻ in bạc giả của chính quyền Đức đã in số tiền sterling có giá trị lên tới 134 triệu bảng, tương đương với 10% số đồng sterling lưu thông trên toàn thế giới thời bấy giờ.
Các đồng bạc giả được sử dụng đặc biệt nhiều ở các nước trung lập như Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, hay Ai Cập. Tuy nhiên, các điệp viên Đức được cử sang Anh xài bạc giả đã bị phát hiện và một số người bị bắt.
Reid viết trong báo cáo rằng một cơ quan của Đức đã bán bạc giả ở Lisbon, Bồ Đào Nha, nhưng một cơ quan khác, cũng của chính quyền Quốc xã, lại mua những đồng tiền đó vì cho rằng chúng là thật.
Không có nhiều tờ bạc giả đến được nước Anh trước chiến dịch đổ bộ của quân Đồng minh ở Pháp năm 1944, nhưng sau đó chúng đã tràn sang Anh, chủ yếu bởi hoạt động của quân đội Đồng minh. Reid thừa nhận tới cuối cuộc chiến, phía Đức đã đạt được mục tiêu trong cuộc chiến bạc giả.
“Hiện giờ (thời điểm viết báo cáo tháng 8-1945), không ai chấp nhận các tờ bạc của Ngân hàng trung ương Anh ở bất kỳ nước trung lập nào ở châu Âu trừ khi được giảm giá rất lớn”, ông viết. Reid khuyến cáo chính phủ Anh thu hồi tất cả các tờ bạc từ 5 bảng trở lên, và Ngân hàng trung ương Anh đã làm theo, đồng thời phát hành những tờ giấy bạc hoàn toàn mới với các họa tiết kim loại in chìm để chống bạc giả.
Những đồng bạc giả được in bởi các tù nhân Do Thái ở trại tập trung Sachsenhausen, sau này được tái hiện lại trong bộ phimThe Counterfeiters./.
Trần Trọng (Vietnam+)