Phát triển vi mạch lưu giữ hộ chiếu vaccine có thể cấy vào cơ thể

Trong đại dịch, công ty công nghệ Epicenter - có trụ sở tại Stockholm (Thụy Điển) đã nghiên cứu phát triển vi mạch có thể cấy ghép, được dùng như hộ chiếu vaccine ngừa COVID-19.
Hành khách di chuyển bằng tàu điện ngầm ở Stockholm (Thụy Điển). (Ảnh: THX/TTXVN)

Trước đây từng có những tin đồn về việc phát triển hộ chiếu ngừa COVID-19 dưới dạng vi mạch có thể cấy vào cơ thể, song tin đồn này đã bị bác bỏ, coi đây chỉ là “thuyết âm mưu.” Tuy nhiên, giờ đây ý tưởng này đã trở thành hiện thực sau khi công ty công nghệ Epicenter của Thụy Điển đã chào hàng vi mạch được cấy vào cơ thể có thể sử dụng như một hộ chiếu vaccine.

Trong nhiều năm qua, Epicenter chuyên cấy các vi mạch có kích thước bằng hạt gạo vào cơ thể, với nhiều tính năng như thẻ để mở cửa, thẻ đi phương tiện giao thông công cộng hoặc thẻ tín dụng. Theo nhà nghiên cứu văn hóa kỹ thuật số Moa Petersen, cho đến nay, khoảng 6.000 người Thụy Điển đã được lắp đặt chip vào tay.

[Hộ chiếu vaccine ngừa COVID-19 giúp các nước tăng tỷ lệ tiêm chủng]

Trong đại dịch COVID-19, Epicenter - có trụ sở tại Stockholm, đã nghiên cứu phát triển vi mạch có thể cấy ghép, được dùng như hộ chiếu vaccine ngừa COVID-19.

Hiện Epicenter có kế hoạch quảng bá tính linh hoạt của công nghệ mà công ty này đã phát triển trong nhiều năm. Các con chip của Epicenter sử dụng chuẩn kết nối không dây trong phạm vi tầm ngắn (NFC) có thể liên kết với bất kỳ điện thoại thông minh có hỗ trợ NFC nào.

Cấy ghép là công nghệ rất linh hoạt, có thể được sử dụng với nhiều mục đích. Ban Giám đốc của Epicenter khẳng định việc sử dụng vi mạch có thể cấy ghép như một hộ chiếu vaccine ngừa COVID-19 mang lại nhiều tiện lợi. Đơn cử như trong trường hợp điện thoại hết pin, người dùng vẫn có thể sử dụng hộ chiếu vaccine này./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục