Ngày 21/2, tại TP. Hồ Chí Minh, Cục Hàng hải Việt Nam và Công ty L'noppen đã tổ chức hội thảo “Phát triển và mở rộng cảng biển khu vực Đông Nam Á 2013” với sự tham gia của 120 nhà quản lý hàng hải, khai thác vận tải biển, cảng biển, dịch vụ hỗ trợ vận tải biển, dịch vụ logistics ... của các nước trong khối ASEAN.
Theo Ban tổ chức, hội thảo tập trung vào thảo luận và trao đổi kinh nghiệm cũng như nghiên cứu các giải pháp phát triển cảng biển ở Việt Nam và các nước Đông Nam Á.
Hội thảo cũng là cơ hội tốt để mỗi quốc gia trong khu vực tìm kiếm cho mình những điều kiện, khả năng phù hợp để hợp tác đầu tư, liên doanh, liên kết với Việt Nam trong lĩnh vực dịch vụ vận tải biển, khai thác cảng biển.
Ông Nguyễn Nhật, Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam cho rằng: ASEAN đang từng bước hình hành những ngành kinh tế mũi nhọn đủ sức vươn ra cạnh tranh với các cộng đồng kinh tế khác trong khu vực và trên thế giới.
Để đạt được mục tiêu đó, ASEAN không thể thiếu một yếu tố quan trọng là hệ thống các chính sách về dịch vụ vận tải biển, cảng biển, dịch vụ hỗ trợ vận tải biển, dịch vụ logistics... nhằm giúp cho các hoạt động này về chất lượng ngày càng được nâng cao và có hiệu quả, góp phần tạo nên sự liên kết chặt chẽ giữa các ngành kinh tế, các doanh nghiệp của các nước trong khu vực.
Theo các chuyên gia hàng hải, đầu tư vào các cảng tại các nền kinh tế đang tăng trưởng nhanh nhất Đông Nam Á sẽ tăng tốc trong vài năm tới. Khu vực Đông Nam Á có kinh nghiệm về tư nhân hóa trong lĩnh vực cảng và hàng hải, từ quá trình tư nhân hóa thành công mới đây của Singapore và Malaysia, cho đến những thành công trong cải cách của Việt Nam và Indonesia.
Hiện nay, Việt Nam đang hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách có liên quan đến phát triển dịch vụ vận tải biển, cảng biển, dịch vụ hỗ trợ cảng biển, dịch vụ logistics theo những cam kết mới nhất với các nước ASEAN, Tổ chức Thương mại Thế giới.
Về hệ thống cảng biển Việt Nam, trong những năm gần đây đã được quan tâm đầu tư cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, không ngừng nâng cao khả năng vận chuyển hàng hóa thông qua các cảng, từ 103 triệu tấn/năm (2002) lên gần 394,5 triệu tấn/năm (2012)./.
Theo Ban tổ chức, hội thảo tập trung vào thảo luận và trao đổi kinh nghiệm cũng như nghiên cứu các giải pháp phát triển cảng biển ở Việt Nam và các nước Đông Nam Á.
Hội thảo cũng là cơ hội tốt để mỗi quốc gia trong khu vực tìm kiếm cho mình những điều kiện, khả năng phù hợp để hợp tác đầu tư, liên doanh, liên kết với Việt Nam trong lĩnh vực dịch vụ vận tải biển, khai thác cảng biển.
Ông Nguyễn Nhật, Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam cho rằng: ASEAN đang từng bước hình hành những ngành kinh tế mũi nhọn đủ sức vươn ra cạnh tranh với các cộng đồng kinh tế khác trong khu vực và trên thế giới.
Để đạt được mục tiêu đó, ASEAN không thể thiếu một yếu tố quan trọng là hệ thống các chính sách về dịch vụ vận tải biển, cảng biển, dịch vụ hỗ trợ vận tải biển, dịch vụ logistics... nhằm giúp cho các hoạt động này về chất lượng ngày càng được nâng cao và có hiệu quả, góp phần tạo nên sự liên kết chặt chẽ giữa các ngành kinh tế, các doanh nghiệp của các nước trong khu vực.
Theo các chuyên gia hàng hải, đầu tư vào các cảng tại các nền kinh tế đang tăng trưởng nhanh nhất Đông Nam Á sẽ tăng tốc trong vài năm tới. Khu vực Đông Nam Á có kinh nghiệm về tư nhân hóa trong lĩnh vực cảng và hàng hải, từ quá trình tư nhân hóa thành công mới đây của Singapore và Malaysia, cho đến những thành công trong cải cách của Việt Nam và Indonesia.
Hiện nay, Việt Nam đang hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách có liên quan đến phát triển dịch vụ vận tải biển, cảng biển, dịch vụ hỗ trợ cảng biển, dịch vụ logistics theo những cam kết mới nhất với các nước ASEAN, Tổ chức Thương mại Thế giới.
Về hệ thống cảng biển Việt Nam, trong những năm gần đây đã được quan tâm đầu tư cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, không ngừng nâng cao khả năng vận chuyển hàng hóa thông qua các cảng, từ 103 triệu tấn/năm (2002) lên gần 394,5 triệu tấn/năm (2012)./.
Hoàng Anh Tuấn (TTXVN)