Ngày 20/3, ông Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ dẫn đầu đoàn công tác của Chính phủ có buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh bàn về đề án thí điểm xây dựng Khu hành chính-kinh tế đặc biệt Vân Đồn và Khu cửa khẩu tự do Móng Cái.
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo Quảng Ninh khi nghiên cứu xây dựng đề án cần dựa trên nguyên tắc xây dựng khu hành chính, kinh tế đặc biệt phải đủ sức cạnh tranh toàn cầu. Quảng Ninh cần phối hợp các Bộ, ngành rà soát, hoàn chỉnh đề án trước khi trình Trung ương.
Trung ương sẽ tạo mọi điều kiện về các cơ chế, chính sách về tài chính, ngân hàng, đất đai... để phát triển Móng Cái ở các lĩnh vực thương mại, du lịch dịch vụ, công nghiệp, hướng thị trường nước ngoài, cạnh tranh toàn cầu. Tuy nhiên, Quảng Ninh cũng cần tính toán đến các vấn đề về môi trường, an ninh trật tự trong đề án.
Phó Thủ tướng yêu cầu Quảng Ninh cần phải đổi mới, quyết liệt, dám nghĩ dám làm, sớm hoàn thiện quy hoạch, đẩy mạnh xúc tiến đầu tư.
Theo đề án Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh Phạm Minh Chính trình bày: Khu kinh tế đặc biệt Vân Đồn có các nét đổi mới là một cấp hành chính trực thuộc tỉnh, có quyền tự quản cao, có quyền ban hành một số văn bản có tính chất đặc thù để điều chỉnh các quan hệ xã hội phù hợp trong khu. Chính quyền Khu tổ chức theo mô hình chính quyền đô thị một cấp, được gọi là ủy ban hành chính khu, không tổ chức hội đồng nhân dân huyện, xã, thị trấn.
Người đứng đầu cơ quan hành chính là bí thư đồng thời là chủ tịch ủy ban hành chính. Mô hình tổ chức bộ máy mới theo hướng cải cách, tinh gọn, quản lý đa lĩnh vực, hoạt động hiệu lực, hiệu quả cao, nhất thể hóa cơ quan giúp việc của cấp ủy với cơ quan chuyên môn của chính quyền, kết hợp hài hoà vai trò lãnh đạo của Đảng và chức năng quản lý nhà nước của uỷ ban hành chính. Về nhiệm vụ phát triển kinh tế, trọng tâm phát triển công nghiệp giải trí, dịch vụ tài chính ngân hàng hiện đại; phát triển công nghiệp xanh, công nghệ cao.
Khu kinh tế tự do Móng Cái có cơ chế, chính sách về thương mại, xuất nhập khẩu... khác biệt có khả năng cạnh tranh toàn cầu; Phát triển khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái trở thành trung tâm thương mại, du lịch, cảng biển, là điểm kết nối giao thương hàng hóa-dịch vụ-du lịch của Việt Nam với các nước Đông Bắc Á, Đông Nam Á, đầu mối của hành lang kinh tế Hà Nội-Lạng Sơn-Nam Ninh, Hà Nội-Móng Cái và vành đai kinh tế ven biển Vịnh Bắc bộ; Khai thác phát huy hiệu quả tiềm năng, lợi thế cạnh tranh để khu kinh tế tự do trở thành động lực phát triển mạnh của Quảng Ninh và của vùng Đông Bắc.
Dự toán, tổng vốn đầu tư xây dựng hai khu hành chính-kinh tế này từ nay đến 2025 vào khoảng 17 tỷ USD, trong đó nguồn vốn từ ngân sách chiếm 20% và 80% vốn nước ngoài.
Tại buổi làm việc, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch Đầu tư Cao Viết Sinh lưu ý cân nhắc việc huy động vốn lớn như trên có đem lại lợi thế cạnh tranh so với các khu kinh tế ở quốc tế không đồng thời lưu ý: Việc thay đổi mô hình tổ chức hành chính không phải là vấn đề quyết định thu hút nguồn vốn; dự án thí điểm xây dựng khu hành chính, kinh tế đặc biệt, tự do ở Vân Đồn, Móng Cái cần bổ sung đánh giá tác động rủi ro của dự án.
Theo Thứ trưởng Bộ Tài chính Trương Chí Trung góp ý Đề án của tỉnh Quảng Ninh còn thiếu định lượng. Cụ thể, bài toán kinh tế đầu ra của 2 khu sau 5-10 năm. Nếu dự án này trông chờ quá nhiều vào ngân sách nhà nước thì rất khó khăn, bởi trong trung hạn và dài hạn, ngân sách nhà nước khó đáp ứng. Trong khi đó 20% số vốn ban đầu của đề án được huy động từ ngân sách nên tỉnh cần có kế hoạch và tính toán phương án huy động vốn cụ thể, rõ ràng.
Lãnh đạo các bộ, ngành trung ương đánh giá cao về tư duy sáng tạo, năng động của đề án và khẳng định đề án cần sớm hoàn thiện và được triển khai; đồng thời lưu ý, Quảng Ninh cần có nghiên cứu đánh giá sự tác động biến đổi thị trường thế giới, tác động của yếu tố bên ngoài đến đề án, đặc biệt ở khu cửa khẩu Móng Cái./.
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo Quảng Ninh khi nghiên cứu xây dựng đề án cần dựa trên nguyên tắc xây dựng khu hành chính, kinh tế đặc biệt phải đủ sức cạnh tranh toàn cầu. Quảng Ninh cần phối hợp các Bộ, ngành rà soát, hoàn chỉnh đề án trước khi trình Trung ương.
Trung ương sẽ tạo mọi điều kiện về các cơ chế, chính sách về tài chính, ngân hàng, đất đai... để phát triển Móng Cái ở các lĩnh vực thương mại, du lịch dịch vụ, công nghiệp, hướng thị trường nước ngoài, cạnh tranh toàn cầu. Tuy nhiên, Quảng Ninh cũng cần tính toán đến các vấn đề về môi trường, an ninh trật tự trong đề án.
Phó Thủ tướng yêu cầu Quảng Ninh cần phải đổi mới, quyết liệt, dám nghĩ dám làm, sớm hoàn thiện quy hoạch, đẩy mạnh xúc tiến đầu tư.
Theo đề án Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh Phạm Minh Chính trình bày: Khu kinh tế đặc biệt Vân Đồn có các nét đổi mới là một cấp hành chính trực thuộc tỉnh, có quyền tự quản cao, có quyền ban hành một số văn bản có tính chất đặc thù để điều chỉnh các quan hệ xã hội phù hợp trong khu. Chính quyền Khu tổ chức theo mô hình chính quyền đô thị một cấp, được gọi là ủy ban hành chính khu, không tổ chức hội đồng nhân dân huyện, xã, thị trấn.
Người đứng đầu cơ quan hành chính là bí thư đồng thời là chủ tịch ủy ban hành chính. Mô hình tổ chức bộ máy mới theo hướng cải cách, tinh gọn, quản lý đa lĩnh vực, hoạt động hiệu lực, hiệu quả cao, nhất thể hóa cơ quan giúp việc của cấp ủy với cơ quan chuyên môn của chính quyền, kết hợp hài hoà vai trò lãnh đạo của Đảng và chức năng quản lý nhà nước của uỷ ban hành chính. Về nhiệm vụ phát triển kinh tế, trọng tâm phát triển công nghiệp giải trí, dịch vụ tài chính ngân hàng hiện đại; phát triển công nghiệp xanh, công nghệ cao.
Khu kinh tế tự do Móng Cái có cơ chế, chính sách về thương mại, xuất nhập khẩu... khác biệt có khả năng cạnh tranh toàn cầu; Phát triển khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái trở thành trung tâm thương mại, du lịch, cảng biển, là điểm kết nối giao thương hàng hóa-dịch vụ-du lịch của Việt Nam với các nước Đông Bắc Á, Đông Nam Á, đầu mối của hành lang kinh tế Hà Nội-Lạng Sơn-Nam Ninh, Hà Nội-Móng Cái và vành đai kinh tế ven biển Vịnh Bắc bộ; Khai thác phát huy hiệu quả tiềm năng, lợi thế cạnh tranh để khu kinh tế tự do trở thành động lực phát triển mạnh của Quảng Ninh và của vùng Đông Bắc.
Dự toán, tổng vốn đầu tư xây dựng hai khu hành chính-kinh tế này từ nay đến 2025 vào khoảng 17 tỷ USD, trong đó nguồn vốn từ ngân sách chiếm 20% và 80% vốn nước ngoài.
Tại buổi làm việc, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch Đầu tư Cao Viết Sinh lưu ý cân nhắc việc huy động vốn lớn như trên có đem lại lợi thế cạnh tranh so với các khu kinh tế ở quốc tế không đồng thời lưu ý: Việc thay đổi mô hình tổ chức hành chính không phải là vấn đề quyết định thu hút nguồn vốn; dự án thí điểm xây dựng khu hành chính, kinh tế đặc biệt, tự do ở Vân Đồn, Móng Cái cần bổ sung đánh giá tác động rủi ro của dự án.
Theo Thứ trưởng Bộ Tài chính Trương Chí Trung góp ý Đề án của tỉnh Quảng Ninh còn thiếu định lượng. Cụ thể, bài toán kinh tế đầu ra của 2 khu sau 5-10 năm. Nếu dự án này trông chờ quá nhiều vào ngân sách nhà nước thì rất khó khăn, bởi trong trung hạn và dài hạn, ngân sách nhà nước khó đáp ứng. Trong khi đó 20% số vốn ban đầu của đề án được huy động từ ngân sách nên tỉnh cần có kế hoạch và tính toán phương án huy động vốn cụ thể, rõ ràng.
Lãnh đạo các bộ, ngành trung ương đánh giá cao về tư duy sáng tạo, năng động của đề án và khẳng định đề án cần sớm hoàn thiện và được triển khai; đồng thời lưu ý, Quảng Ninh cần có nghiên cứu đánh giá sự tác động biến đổi thị trường thế giới, tác động của yếu tố bên ngoài đến đề án, đặc biệt ở khu cửa khẩu Móng Cái./.
Văn Đức (TTXVN)