Ngày 18/12 tại Hà Nội, Học viện Ngân hàng phối hợp với Nhóm công tác Tài chính vi mô và Citi Bank Việt Nam tổ chức hội thảo quốc gia về “Phát triển tài chính vi mô ở Việt Nam”.
Tài chính vi mô ở Việt Nam được hiểu là tài chính quy mô nhỏ, là hoạt động cung cấp một số dịch vụ tài chính, ngân hàng nhỏ, đơn giản bao gồm các dịch vụ tín dụng, thanh toán, bảo hiểm, tiết kiệm, các dịch vụ xã hội và quản lý rủi ro khác… cho các hộ gia đình, cá nhân có thu nhập thấp, đặc biệt là hộ gia đình và người nghèo.
Theo ông Trần Minh Tuấn, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, việc xây dựng một ngành tài chính quy mô nhỏ bền vững sẽ tạo kênh dẫn vốn cho những người có thu nhập thấp và doanh nghiệp vi mô, là những đối tượng khó có khả năng tiếp cận với dịch vụ ngân hàng truyền thống, từ đó giảm thiểu đáng kể khả năng tái nghèo cho những đối tượng này.
Hiện nay ở Việt Nam, việc cung cấp các dịch vụ tài chính vi mô cho người nghèo chủ yếu qua 3 khu vực là các tổ chức chính thức tập trung chủ yếu ở Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam và Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam, các tổ chức bán chính thức gồm các quỹ, trung tâm hỗ trợ phát triển và các tổ chức phi chính thức như hụi, họ, người cho vay lãi…
Trong đó, Ngân hàng Trung ương quản lý, giám sát sự an toàn của các tổ chức này.
Trong giai đoạn 2001-2008, số lượng khách hàng của tất cả các tổ chức tài chính vi mô đều tăng trưởng mạnh, quy mô tín dụng và tiết kiệm tăng trưởng cao. Trong số khoảng 4,6 triệu hộ nghèo hiện có ở Việt Nam, ước tính từ 70-80% có thể tiếp cận được một hoặc một số loại hình dịch vụ tài chính, chủ yếu dưới dạng tín dụng và tiền gửi ngắn hạn.
Thời gian tới, để hoàn thiện môi trường pháp lý cho hoạt động tài chính vi mô, cần đa dạng hóa hình thức pháp lý và đơn giản thủ tục thành lập các tổ chức này, không nên duy trì quá lâu việc ưu đãi vay vốn tạo cơ hội tiếp cận nguồn tín dụng cho người nghèo để tránh phá vỡ quy luật thị trường về giá trị hàng hóa.
Cùng ngày, Nhóm Công tác Tài chính Vi mô và Quỹ Citi đã tổ chức trao Giải thưởng Doanh nhân vi mô Citi cho 50 khách hàng tài chính vi mô tiêu biểu, 15 cán bộ tín dụng xuất sắc và 5 tổ chức tài chính vi mô có thành tích tốt năm 2009 trong việc phát triển mạng lưới và đưa ra các sản phẩm mới.
Giải thưởng góp phần đề cao những đóng góp tích cực của tài chính vi mô trong công cuộc xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam, khuyến khích người nghèo và người có thu nhập thấp sử dụng hiệu quả vốn vay vi mô, qua đó thúc đẩy sự phát triển kinh tế ở cộng đồng dân cư.
Năm 2009 là năm thứ 3 liên tiếp giải thưởng được Nhóm Công tác Tài chính Vi mô và Quỹ Citi tổ chức tại Việt Nam, với sự hỗ trợ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam./.
Tài chính vi mô ở Việt Nam được hiểu là tài chính quy mô nhỏ, là hoạt động cung cấp một số dịch vụ tài chính, ngân hàng nhỏ, đơn giản bao gồm các dịch vụ tín dụng, thanh toán, bảo hiểm, tiết kiệm, các dịch vụ xã hội và quản lý rủi ro khác… cho các hộ gia đình, cá nhân có thu nhập thấp, đặc biệt là hộ gia đình và người nghèo.
Theo ông Trần Minh Tuấn, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, việc xây dựng một ngành tài chính quy mô nhỏ bền vững sẽ tạo kênh dẫn vốn cho những người có thu nhập thấp và doanh nghiệp vi mô, là những đối tượng khó có khả năng tiếp cận với dịch vụ ngân hàng truyền thống, từ đó giảm thiểu đáng kể khả năng tái nghèo cho những đối tượng này.
Hiện nay ở Việt Nam, việc cung cấp các dịch vụ tài chính vi mô cho người nghèo chủ yếu qua 3 khu vực là các tổ chức chính thức tập trung chủ yếu ở Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam và Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam, các tổ chức bán chính thức gồm các quỹ, trung tâm hỗ trợ phát triển và các tổ chức phi chính thức như hụi, họ, người cho vay lãi…
Trong đó, Ngân hàng Trung ương quản lý, giám sát sự an toàn của các tổ chức này.
Trong giai đoạn 2001-2008, số lượng khách hàng của tất cả các tổ chức tài chính vi mô đều tăng trưởng mạnh, quy mô tín dụng và tiết kiệm tăng trưởng cao. Trong số khoảng 4,6 triệu hộ nghèo hiện có ở Việt Nam, ước tính từ 70-80% có thể tiếp cận được một hoặc một số loại hình dịch vụ tài chính, chủ yếu dưới dạng tín dụng và tiền gửi ngắn hạn.
Thời gian tới, để hoàn thiện môi trường pháp lý cho hoạt động tài chính vi mô, cần đa dạng hóa hình thức pháp lý và đơn giản thủ tục thành lập các tổ chức này, không nên duy trì quá lâu việc ưu đãi vay vốn tạo cơ hội tiếp cận nguồn tín dụng cho người nghèo để tránh phá vỡ quy luật thị trường về giá trị hàng hóa.
Cùng ngày, Nhóm Công tác Tài chính Vi mô và Quỹ Citi đã tổ chức trao Giải thưởng Doanh nhân vi mô Citi cho 50 khách hàng tài chính vi mô tiêu biểu, 15 cán bộ tín dụng xuất sắc và 5 tổ chức tài chính vi mô có thành tích tốt năm 2009 trong việc phát triển mạng lưới và đưa ra các sản phẩm mới.
Giải thưởng góp phần đề cao những đóng góp tích cực của tài chính vi mô trong công cuộc xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam, khuyến khích người nghèo và người có thu nhập thấp sử dụng hiệu quả vốn vay vi mô, qua đó thúc đẩy sự phát triển kinh tế ở cộng đồng dân cư.
Năm 2009 là năm thứ 3 liên tiếp giải thưởng được Nhóm Công tác Tài chính Vi mô và Quỹ Citi tổ chức tại Việt Nam, với sự hỗ trợ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam./.
(TTXVN/Vietnam+)