Ngày 26/2, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân và Đoàn công tác Chính phủ gồm đại diện các bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công thương, Công an,...; thành phố Hà Nội và tỉnh Bắc Giang đã có cuộc khảo sát và làm việc về việc ngăn chặn kiểm soát tình trạng gia cầm nhập lậu và phát triển chăn nuôi, tạo dựng thương hiệu “Gà đồi Yên Thế,” Bắc Giang.
Người tiêu dùng yên tâm hơn với “món gà sạch”
Phó Thủ tướng và đoàn công tác đã trực tiếp khảo sát tình hình tiêu thụ sản phẩm “Gà đồi Yên Thế” tại một số siêu thị tại Hà Nội. Đây là sản phẩm gà đầu tiên có chỉ dẫn nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, được sục bằng nước ozôn và đóng gói bằng công nghệ chân không. Gà đồi Yên Thế được giết mổ sẵn và bán tại 20 siêu thị, các hệ thống cửa hàng kinh doanh thực phẩm, sàn giao dịch rau quả và thực phẩm an toàn tại Hà Nội.
Trong 3 tháng qua, nhất là trong dịp Tết Nguyên đán Quý Tỵ, đã có khoảng 3 triệu con gà, tương đương 5.500 tấn gà ri lai và gà mía mang thương hiệu “Gà đồi Yên Thế” được cung cấp cho thị trường Hà Nội, trung bình 40 tấn/ngày. Việc gây dựng thương hiệu và thị trường “Gà đồi Yên Thế” không chỉ làm cho người dân Thủ đô yên tâm khi dùng loại thực phẩm sạch, không chứa kháng sinh tồn dư mà còn mang lại lợi nhuận cho người nông dân, động viên họ yên tâm tái đàn, góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất trong nước.
Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội cho biết: Do quyết liệt thực hiện cuộc chiến chống gà nhập lậu nên hiện nay tại chợ đầu mới Hà Vĩ, Hà Nội đã không phát hiện tình trạng kinh doanh gà Trung Quốc thải loại nhập lậu. Riêng sản phẩm gà Yên Thế, Bắc Giang mỗi ngày có 10 xe được tiêu thụ tại đây. Nhờ vậy người dân tiêu dùng đã yên tâm hơn.
Ngành chăn nuôi trong nước được bảo vệ và trụ vững
Cục trưởng Cục Chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hoàng Kim Giao cho biết: Nhớ lại nửa năm trước khi thị trường Hà Nội mỗi ngày có tới gần 100 tấn gà thải loại Trung Quốc nhập lậu (tháng 7-8/2012), Cục đã lấy mẫu xét nghiệm phát hiện 19/20 mẫu gà lậu, chiếm hơn 90% có tồn dư kháng sinh, gây tổn hại sức khỏe người tiêu dùng; 37/80 mẫu có chứa virus cúm, là tác nhân gây dịch bệnh lây truyền và phá hoại ngành chăn nuôi trong nước. Đến nay, tình trạng này đã cơ bản được kiểm soát. Nhờ vậy, năm nay số tỉnh bị ảnh hưởng bởi dịch cúm gà (thường là bùng phát vào dịp trước, trong và sau Tết) đã giảm hẳn so với trước.
Đại diện các hộ chăn nuôi gà tại Bắc Giang như hộ anh Lê Đức Hải, thôn Hiệp Thắng; anh Nguyễn Xuân Tiến, thôn Đề Thám, xã Đồng Tâm, huyện Yên Thế (Bắc Giang) với quy mô nuôi 6.000-15.000 con gà/ lứa (3 lứa/năm) đã bày tỏ niềm tin tưởng vào sự quản lý, chỉ đạo ngăn chặn gà nhập lậu và phát triển thương hiệu “Gà đồi Yên Thế” của chính quyền. Nhờ vậy người dân từ chỗ nuôi gà bị lỗ với giá 40.000/kg nay đã có lãi với giá gà tăng lên 70.000/kg.
Hé mở một cách làm rõ nguồn gốc nhiều loại thực phẩm
Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Bắc Giang, Bùi Văn Hạnh cho biết: Nuôi gà là ngành nghề lớn nhất trong chăn nuôi của tỉnh Bắc Giang với quy mô 16 triệu con/lứa (3 lứa/năm). Vì thế việc giải quyết kiên quyết, đồng bộ, quyết liệt từ ngăn chặn gà lậu đến phát triển thị trường “Gà đồi Yên Thế” đã tạo sự thay đổi lớn trong đời sống kinh tế xã hội của tỉnh. Hàng nghìn hộ dân không bị lỗ to và có thể tái đàn trở lại trong mùa Xuân này. Từ mô hình và một sản phẩm cụ thể là “Gà đồi Yên Thế” đã gợi mở ra cách làm và niềm tin có thể nhân lên nhiều sản phẩm thực phẩm sạch, an toàn do chính sản xuất trong nước cung cấp.
Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội Nguyễn Văn Sửu cũng hé lộ: Từ mô hình ký kết với Bắc Giang, Hà Nội vừa ký kết với 16 tỉnh lân cận cũng với cách làm và mục tiêu là: ngăn chặn vận chuyển hàng lậu, kiểm soát giết mổ và hình thành thị trường tiêu thụ sản phẩm thực phẩm sạch. Hy vọng từ đây sẽ có nhiều hơn các sản phẩm sạch khác có chỉ dẫn nguồn gốc rõ ràng giúp người dân Thủ Đô yên tâm khi sử dụng.
Cần kết hợp vừa chống vừa xây
Phát biểu kết luận buổi làm việc, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân khẳng định: Cuộc chiến ngăn chặn gia cầm nhập lậu là thường xuyên, không thể buông lỏng, trong đó có sự đóng góp của nhiều lực lượng đã vào cuộc quyết liệt như: cảnh sát môi trường, nông nghiệp.
Phó Thủ tướng yêu cầu: Thương hiệu Gà đồi Yên Thế đã hình thành ban đầu nhưng điều quan trọng hơn là phải giữ gìn thương hiệu. Tỉnh Bắc Giang phải chú ý phát triển việc chăn nuôi gà đồi Yên Thế dù có thể chậm nhưng phải chắc, đảm bảo chất lượng, không được trà trộn các sản phẩm kém chất lượng khác.
Toàn tỉnh cần phát triển chăn nuôi gà theo quy hoạch, quy trình chặt chẽ, không phát triển quá nhanh khi nguồn cung ứng giống gà tốt chưa theo đủ, cơ sở giết mổ và việc kiểm soát tiêu thụ gà chưa theo kịp. Có như vậy mới tạo được kết quả bền vững cho cuộc chiến ngăn chặn gia cầm nhập lậu và phát triển chăn nuôi trong nước.
Riêng về sản phẩm “Gà đồi Yên Thế,” Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân gợi ý, không chỉ dừng lại ở sản phẩm đóng gói nguyên con, đông lạnh mà cần hướng đa dạng hơn cho phù hợp thị hiếu người tiêu dùng./.
Người tiêu dùng yên tâm hơn với “món gà sạch”
Phó Thủ tướng và đoàn công tác đã trực tiếp khảo sát tình hình tiêu thụ sản phẩm “Gà đồi Yên Thế” tại một số siêu thị tại Hà Nội. Đây là sản phẩm gà đầu tiên có chỉ dẫn nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, được sục bằng nước ozôn và đóng gói bằng công nghệ chân không. Gà đồi Yên Thế được giết mổ sẵn và bán tại 20 siêu thị, các hệ thống cửa hàng kinh doanh thực phẩm, sàn giao dịch rau quả và thực phẩm an toàn tại Hà Nội.
Trong 3 tháng qua, nhất là trong dịp Tết Nguyên đán Quý Tỵ, đã có khoảng 3 triệu con gà, tương đương 5.500 tấn gà ri lai và gà mía mang thương hiệu “Gà đồi Yên Thế” được cung cấp cho thị trường Hà Nội, trung bình 40 tấn/ngày. Việc gây dựng thương hiệu và thị trường “Gà đồi Yên Thế” không chỉ làm cho người dân Thủ đô yên tâm khi dùng loại thực phẩm sạch, không chứa kháng sinh tồn dư mà còn mang lại lợi nhuận cho người nông dân, động viên họ yên tâm tái đàn, góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất trong nước.
Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội cho biết: Do quyết liệt thực hiện cuộc chiến chống gà nhập lậu nên hiện nay tại chợ đầu mới Hà Vĩ, Hà Nội đã không phát hiện tình trạng kinh doanh gà Trung Quốc thải loại nhập lậu. Riêng sản phẩm gà Yên Thế, Bắc Giang mỗi ngày có 10 xe được tiêu thụ tại đây. Nhờ vậy người dân tiêu dùng đã yên tâm hơn.
Ngành chăn nuôi trong nước được bảo vệ và trụ vững
Cục trưởng Cục Chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hoàng Kim Giao cho biết: Nhớ lại nửa năm trước khi thị trường Hà Nội mỗi ngày có tới gần 100 tấn gà thải loại Trung Quốc nhập lậu (tháng 7-8/2012), Cục đã lấy mẫu xét nghiệm phát hiện 19/20 mẫu gà lậu, chiếm hơn 90% có tồn dư kháng sinh, gây tổn hại sức khỏe người tiêu dùng; 37/80 mẫu có chứa virus cúm, là tác nhân gây dịch bệnh lây truyền và phá hoại ngành chăn nuôi trong nước. Đến nay, tình trạng này đã cơ bản được kiểm soát. Nhờ vậy, năm nay số tỉnh bị ảnh hưởng bởi dịch cúm gà (thường là bùng phát vào dịp trước, trong và sau Tết) đã giảm hẳn so với trước.
Đại diện các hộ chăn nuôi gà tại Bắc Giang như hộ anh Lê Đức Hải, thôn Hiệp Thắng; anh Nguyễn Xuân Tiến, thôn Đề Thám, xã Đồng Tâm, huyện Yên Thế (Bắc Giang) với quy mô nuôi 6.000-15.000 con gà/ lứa (3 lứa/năm) đã bày tỏ niềm tin tưởng vào sự quản lý, chỉ đạo ngăn chặn gà nhập lậu và phát triển thương hiệu “Gà đồi Yên Thế” của chính quyền. Nhờ vậy người dân từ chỗ nuôi gà bị lỗ với giá 40.000/kg nay đã có lãi với giá gà tăng lên 70.000/kg.
Hé mở một cách làm rõ nguồn gốc nhiều loại thực phẩm
Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Bắc Giang, Bùi Văn Hạnh cho biết: Nuôi gà là ngành nghề lớn nhất trong chăn nuôi của tỉnh Bắc Giang với quy mô 16 triệu con/lứa (3 lứa/năm). Vì thế việc giải quyết kiên quyết, đồng bộ, quyết liệt từ ngăn chặn gà lậu đến phát triển thị trường “Gà đồi Yên Thế” đã tạo sự thay đổi lớn trong đời sống kinh tế xã hội của tỉnh. Hàng nghìn hộ dân không bị lỗ to và có thể tái đàn trở lại trong mùa Xuân này. Từ mô hình và một sản phẩm cụ thể là “Gà đồi Yên Thế” đã gợi mở ra cách làm và niềm tin có thể nhân lên nhiều sản phẩm thực phẩm sạch, an toàn do chính sản xuất trong nước cung cấp.
Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội Nguyễn Văn Sửu cũng hé lộ: Từ mô hình ký kết với Bắc Giang, Hà Nội vừa ký kết với 16 tỉnh lân cận cũng với cách làm và mục tiêu là: ngăn chặn vận chuyển hàng lậu, kiểm soát giết mổ và hình thành thị trường tiêu thụ sản phẩm thực phẩm sạch. Hy vọng từ đây sẽ có nhiều hơn các sản phẩm sạch khác có chỉ dẫn nguồn gốc rõ ràng giúp người dân Thủ Đô yên tâm khi sử dụng.
Cần kết hợp vừa chống vừa xây
Phát biểu kết luận buổi làm việc, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân khẳng định: Cuộc chiến ngăn chặn gia cầm nhập lậu là thường xuyên, không thể buông lỏng, trong đó có sự đóng góp của nhiều lực lượng đã vào cuộc quyết liệt như: cảnh sát môi trường, nông nghiệp.
Phó Thủ tướng yêu cầu: Thương hiệu Gà đồi Yên Thế đã hình thành ban đầu nhưng điều quan trọng hơn là phải giữ gìn thương hiệu. Tỉnh Bắc Giang phải chú ý phát triển việc chăn nuôi gà đồi Yên Thế dù có thể chậm nhưng phải chắc, đảm bảo chất lượng, không được trà trộn các sản phẩm kém chất lượng khác.
Toàn tỉnh cần phát triển chăn nuôi gà theo quy hoạch, quy trình chặt chẽ, không phát triển quá nhanh khi nguồn cung ứng giống gà tốt chưa theo đủ, cơ sở giết mổ và việc kiểm soát tiêu thụ gà chưa theo kịp. Có như vậy mới tạo được kết quả bền vững cho cuộc chiến ngăn chặn gia cầm nhập lậu và phát triển chăn nuôi trong nước.
Riêng về sản phẩm “Gà đồi Yên Thế,” Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân gợi ý, không chỉ dừng lại ở sản phẩm đóng gói nguyên con, đông lạnh mà cần hướng đa dạng hơn cho phù hợp thị hiếu người tiêu dùng./.
Hoàng Hoa-Xuân Tùng (TTXVN)