“Phát triển rừng bền vững trong bối cảnh biến đổi khí hậu” là chủ đề của một Hội nghị do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phối hợp với Bộ Hợp tác kinh tế và Phát triển Cộng hòa Liên bang Đức tổ chức tại Hà Nội trong hai ngày 7 và 8, tại Hà Nội.
Tại đây, các đại biểu đã thảo luận về các thách thức cũng như các giải pháp khả thi nhằm nâng cao chất lượng phát triển rừng bền vững, đặc biệt tập trung vào các vấn đề liên quan đến sự biến đổi khí hậu.
Căn cứ vào kết quả của các nhóm thảo luận, hội nghị sẽ đưa ra các khuyến nghị về chính sách và các kế hoạch hành động thiết thực cho Việt Nam trong bối cảnh biến đổi khí hậu, cũng như các vấn đề môi trường hiện nay mà Việt Nam và các nước khác đang phải đối mặt.
Theo ông Hứa Đức Nhị, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, rừng luôn luôn phát triển nhưng cũng luôn phải chịu những tác động của xã hội. Việt Nam cũng còn nhiều vấn đề phải giải quyết như làm thế nào để phát triển rừng bền vững, cơ chế tài chính cho phát triển rừng, bảo tồn đa dạng sinh học, an ninh lương thực, xóa đói giảm nghèo.
Việt Nam hiện có khoảng 19,2 triệu ha đất rừng, trong đó chỉ có khoảng 13,1 triệu ha được phủ xanh, phần còn lại là đất trống đồi trọc. Độ che phủ của rừng đã từng giảm xuống mức thấp nhất là 27% vào những năm 1990, tuy nhiên các chương trình tài trồng rừng liên tục đã làm tăng độ che phủ rừng lên 38,8%.
Theo đánh giá của các tổ chức quốc tế, Việt Nam là một trong năm quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi biến đổi khí hậu, đặc biệt là mực nước biển dâng, do Việt Nam có bờ biển dài nơi tập trung các hoạt động kinh tế quan trọng và các cộng đồng đông dân.
Chính vì vậy Chính phủ Việt Nam đã có nhiều nỗ lực và hiện đang hợp tác chặt chẽ với cộng đồng thế giới để chủ động phòng chống và giảm nhẹ thiệt hại do biến đổi khí hậu gây ra, ông Nhị nói.
Từ năm 1994, Bộ Hợp tác kinh tế và phát triển Cộng hòa Liên bang Đức (BMZ) đã hỗ trợ Chính phủ Việt Nam trong lĩnh vực lâm nghiệp. Tính đến nay, Đức đã cam kết với tổng kinh phí là 145 triệu USD, trong đó 90 triệu USD là hợp tác tài chính và 55 triệu USD là hợp tác kỹ thuật như quản lý khai thác rừng bền vững, bảo tồn đa dạng sinh học trong hệ sinh thái rừng, bảo vệ hệ thống rừng ven biển để thích ứng với biến đổi khí hậu.
Bà Gudrun Kopp, Thứ trưởng BMZ cho biết hiện tại, Đức đang triển khai 13 dự án trong các lĩnh vực trên với tổng kinh phí 92 triệu USD. Hợp tác lâm nghiệp với Việt Nam là hợp tác quan trọng nhất trong lĩnh vực lâm nghiệp tại châu Á của Đức.
Việt Nam có nhiều đóng góp trong việc tăng độ che phủ rừng trong thời gian qua. Không chỉ trông chờ và nguồn tài chính của Chính phủ mà Việt Nam cần huy động nguồn tài chính từ nhiều nguồn khác, trong đó có tư nhân trong việc tham gia bảo vệ và phát triển rừng. Bảo vệ rừng là việc làm ít tốn kém nhất trong việc giảm thiểu những tác hại do biến đổi khí hậu gây ra, bà Gudrun Kopp nói.
Hội nghị này là một hoạt động nhân kỷ niệm 35 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Đức và Việt Nam.
Cũng tại hội nghị, ông Jurgen Hess, đại diện tổ chức Hợp tác kỹ thuật Đức (GTZ) đã khẳng định sẽ tiếp tục hợp tác và hỗ trợ Việt Nam trong các lĩnh vực chính như quản lý rừng bền vững, bảo tồn đa dạng sinh học, biến đổi khí hậu và bảo vệ hệ sinh thái ven biển, cải cách thuế môi trường và hiệu quả năng lượng, năng lượng tái tạo và phát triển đô thị bền vững.../.
Tại đây, các đại biểu đã thảo luận về các thách thức cũng như các giải pháp khả thi nhằm nâng cao chất lượng phát triển rừng bền vững, đặc biệt tập trung vào các vấn đề liên quan đến sự biến đổi khí hậu.
Căn cứ vào kết quả của các nhóm thảo luận, hội nghị sẽ đưa ra các khuyến nghị về chính sách và các kế hoạch hành động thiết thực cho Việt Nam trong bối cảnh biến đổi khí hậu, cũng như các vấn đề môi trường hiện nay mà Việt Nam và các nước khác đang phải đối mặt.
Theo ông Hứa Đức Nhị, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, rừng luôn luôn phát triển nhưng cũng luôn phải chịu những tác động của xã hội. Việt Nam cũng còn nhiều vấn đề phải giải quyết như làm thế nào để phát triển rừng bền vững, cơ chế tài chính cho phát triển rừng, bảo tồn đa dạng sinh học, an ninh lương thực, xóa đói giảm nghèo.
Việt Nam hiện có khoảng 19,2 triệu ha đất rừng, trong đó chỉ có khoảng 13,1 triệu ha được phủ xanh, phần còn lại là đất trống đồi trọc. Độ che phủ của rừng đã từng giảm xuống mức thấp nhất là 27% vào những năm 1990, tuy nhiên các chương trình tài trồng rừng liên tục đã làm tăng độ che phủ rừng lên 38,8%.
Theo đánh giá của các tổ chức quốc tế, Việt Nam là một trong năm quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi biến đổi khí hậu, đặc biệt là mực nước biển dâng, do Việt Nam có bờ biển dài nơi tập trung các hoạt động kinh tế quan trọng và các cộng đồng đông dân.
Chính vì vậy Chính phủ Việt Nam đã có nhiều nỗ lực và hiện đang hợp tác chặt chẽ với cộng đồng thế giới để chủ động phòng chống và giảm nhẹ thiệt hại do biến đổi khí hậu gây ra, ông Nhị nói.
Từ năm 1994, Bộ Hợp tác kinh tế và phát triển Cộng hòa Liên bang Đức (BMZ) đã hỗ trợ Chính phủ Việt Nam trong lĩnh vực lâm nghiệp. Tính đến nay, Đức đã cam kết với tổng kinh phí là 145 triệu USD, trong đó 90 triệu USD là hợp tác tài chính và 55 triệu USD là hợp tác kỹ thuật như quản lý khai thác rừng bền vững, bảo tồn đa dạng sinh học trong hệ sinh thái rừng, bảo vệ hệ thống rừng ven biển để thích ứng với biến đổi khí hậu.
Bà Gudrun Kopp, Thứ trưởng BMZ cho biết hiện tại, Đức đang triển khai 13 dự án trong các lĩnh vực trên với tổng kinh phí 92 triệu USD. Hợp tác lâm nghiệp với Việt Nam là hợp tác quan trọng nhất trong lĩnh vực lâm nghiệp tại châu Á của Đức.
Việt Nam có nhiều đóng góp trong việc tăng độ che phủ rừng trong thời gian qua. Không chỉ trông chờ và nguồn tài chính của Chính phủ mà Việt Nam cần huy động nguồn tài chính từ nhiều nguồn khác, trong đó có tư nhân trong việc tham gia bảo vệ và phát triển rừng. Bảo vệ rừng là việc làm ít tốn kém nhất trong việc giảm thiểu những tác hại do biến đổi khí hậu gây ra, bà Gudrun Kopp nói.
Hội nghị này là một hoạt động nhân kỷ niệm 35 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Đức và Việt Nam.
Cũng tại hội nghị, ông Jurgen Hess, đại diện tổ chức Hợp tác kỹ thuật Đức (GTZ) đã khẳng định sẽ tiếp tục hợp tác và hỗ trợ Việt Nam trong các lĩnh vực chính như quản lý rừng bền vững, bảo tồn đa dạng sinh học, biến đổi khí hậu và bảo vệ hệ sinh thái ven biển, cải cách thuế môi trường và hiệu quả năng lượng, năng lượng tái tạo và phát triển đô thị bền vững.../.
Ngọc Dung (Vietnam+)