“Giải pháp phát triển nguồn nhân lực trong khai thác cảng biển và dịch vụ logistics” là nội dung hội thảo do Ủy ban Nhân dân tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu phối hợp với Cục Hàng hải Việt Nam, Hiệp hội Giao nhận kho vận Việt Nam (VIFFAS), Tạp chí Vietnam Logistics Review tổ chức ngày 21/12, tại thành phố Vũng Tàu.
Hội thảo có sự tham dự của các chuyên gia về ngành logistics đến từ các cơ quan chuyên môn của Trung ương, các trường đại học, hiệp hội và trung tâm đào tạo logistics Việt Nam; đại diện các doanh nghiệp khai thác cảng biển và dịch vụ logistics tại Thành phố Hồ Chí Minh và Bà Rịa-Vũng Tàu.
Hội thảo đã tập trung đánh giá thực trạng và nhu cầu về nguồn nhân lực; xác định các giải pháp, mô hình đào tạo nhân lực phù hợp, đáp ứng kịp thời nhu cầu phát triển cảng biển và dịch vụ logistics trong thời gian tới; vấn đề nâng cao năng lực, mở rộng quy mô cho các doanh nghiệp khai thác cảng biển, cung cấp dịch vụ logistics của tỉnh
Để khắc phục tình trạng thiếu hụt nguồn nhân lực trong khai thác cảng biển và dịch vụ logistics, các chuyên gia cho rằng cần đưa chương trình về khai thác cảng biển, đặc biệt là dịch vụ logistics vào nội dung đào tạo chính thức tại các trường đại học; tăng số lượng và chất lượng đào tạo; đào tạo đội ngũ giảng viên để nhân rộng việc phát triển nguồn nhân lực.
Bên cạnh đó, cần thành lập trung tâm đào tạo nâng cao năng lực logistics tại một số khu vực và nhất là tại Bà Rịa-Vũng Tàu; cần có sự phối hợp với giữa các cơ quan quản lý Nhà nước chuyên ngành, các trường đào tạo và các doanh nghiệp khai thác cảng biển, dịch vụ logistics... trong việc nâng cao năng lực, kiến thức về khai thác và logistics.
Ngoài ra, công tác tuyên truyền nhận thức cho xã hội, các tổ chức và cá nhân về tầm quan trọng và sự cần thiết phải đào tạo nguồn nhân lực logistics để nâng cao hiệu quả kinh doanh và hội nhập kinh tế thế giới cũng cần được chú trọng.
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu có 52 dự án cảng biển, trong đó có 24 cảng đã đưa vào khai thác, với công suất xếp dỡ 67 triệu tấn hàng hóa/năm, tập trung chủ yếu tại khu vực Thị Vải-Cái Mép. Đặc biệt, một số cảng quốc tế đã tiếp nhận tàu container có trọng tải hơn 100.000 tấn, có những tuyến chạy thẳng sang châu Âu và châu Mỹ, rút ngắn thời gian vận chuyển, giảm chi phí và giá thành.
Trên địa bàn tỉnh có các khu quy hoạch phát triển logistics, gồm khu logistics chuyên sâu Cái Mép hạ 800ha; Khu logistics tập trung Sao Mai-Bến Đình 93ha; các cụm logistics thuộc các khu công nghiệp nằm dọc sông Thị Vải và 26 cảng thủy nội địa, dịch vụ kho bãi… với tổng diện tích 1.100 ha.
Những số liệu trên cho thấy Bà Rịa-Vũng Tàu là một trong những tỉnh, thành trong cả nước có rất nhiều tiềm năng và lợi thế phát triển cảng biển và dịch vụ logistics. Quy hoạch và định hướng xây dựng Bà Rịa-Vũng Tàu trở thành đô thị cảng biển rất rõ ràng và nhất quán. Tuy nhiên, đến nay sự phát triển của loại hình dịch vụ này tại tỉnh vẫn còn khiêm tốn và chưa tương xứng với tiềm năng.
Đặc biệt, nguồn nhân lực đang là vấn đề quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp trong và ngoài nước khi đầu tư vào lĩnh vực này./.
Hội thảo có sự tham dự của các chuyên gia về ngành logistics đến từ các cơ quan chuyên môn của Trung ương, các trường đại học, hiệp hội và trung tâm đào tạo logistics Việt Nam; đại diện các doanh nghiệp khai thác cảng biển và dịch vụ logistics tại Thành phố Hồ Chí Minh và Bà Rịa-Vũng Tàu.
Hội thảo đã tập trung đánh giá thực trạng và nhu cầu về nguồn nhân lực; xác định các giải pháp, mô hình đào tạo nhân lực phù hợp, đáp ứng kịp thời nhu cầu phát triển cảng biển và dịch vụ logistics trong thời gian tới; vấn đề nâng cao năng lực, mở rộng quy mô cho các doanh nghiệp khai thác cảng biển, cung cấp dịch vụ logistics của tỉnh
Để khắc phục tình trạng thiếu hụt nguồn nhân lực trong khai thác cảng biển và dịch vụ logistics, các chuyên gia cho rằng cần đưa chương trình về khai thác cảng biển, đặc biệt là dịch vụ logistics vào nội dung đào tạo chính thức tại các trường đại học; tăng số lượng và chất lượng đào tạo; đào tạo đội ngũ giảng viên để nhân rộng việc phát triển nguồn nhân lực.
Bên cạnh đó, cần thành lập trung tâm đào tạo nâng cao năng lực logistics tại một số khu vực và nhất là tại Bà Rịa-Vũng Tàu; cần có sự phối hợp với giữa các cơ quan quản lý Nhà nước chuyên ngành, các trường đào tạo và các doanh nghiệp khai thác cảng biển, dịch vụ logistics... trong việc nâng cao năng lực, kiến thức về khai thác và logistics.
Ngoài ra, công tác tuyên truyền nhận thức cho xã hội, các tổ chức và cá nhân về tầm quan trọng và sự cần thiết phải đào tạo nguồn nhân lực logistics để nâng cao hiệu quả kinh doanh và hội nhập kinh tế thế giới cũng cần được chú trọng.
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu có 52 dự án cảng biển, trong đó có 24 cảng đã đưa vào khai thác, với công suất xếp dỡ 67 triệu tấn hàng hóa/năm, tập trung chủ yếu tại khu vực Thị Vải-Cái Mép. Đặc biệt, một số cảng quốc tế đã tiếp nhận tàu container có trọng tải hơn 100.000 tấn, có những tuyến chạy thẳng sang châu Âu và châu Mỹ, rút ngắn thời gian vận chuyển, giảm chi phí và giá thành.
Trên địa bàn tỉnh có các khu quy hoạch phát triển logistics, gồm khu logistics chuyên sâu Cái Mép hạ 800ha; Khu logistics tập trung Sao Mai-Bến Đình 93ha; các cụm logistics thuộc các khu công nghiệp nằm dọc sông Thị Vải và 26 cảng thủy nội địa, dịch vụ kho bãi… với tổng diện tích 1.100 ha.
Những số liệu trên cho thấy Bà Rịa-Vũng Tàu là một trong những tỉnh, thành trong cả nước có rất nhiều tiềm năng và lợi thế phát triển cảng biển và dịch vụ logistics. Quy hoạch và định hướng xây dựng Bà Rịa-Vũng Tàu trở thành đô thị cảng biển rất rõ ràng và nhất quán. Tuy nhiên, đến nay sự phát triển của loại hình dịch vụ này tại tỉnh vẫn còn khiêm tốn và chưa tương xứng với tiềm năng.
Đặc biệt, nguồn nhân lực đang là vấn đề quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp trong và ngoài nước khi đầu tư vào lĩnh vực này./.
Hoàng Nhị (TTXVN)