Phát triển mạnh mẽ, xứng danh thành phố Hoa Phượng đỏ anh hùng
65 năm qua, Đảng bộ, quân và dân thành phố Hải Phòng đã không ngừng phấn đấu, nỗ lực xây dựng và phát triển mạnh mẽ với sự bứt phá trên nhiều mặt.
Chiếc tàu Djiring chở quân Pháp rút khỏi bến Sáu Kho (Hải Phòng), ngày 13/5/1955 dưới sự giám sát của bộ đội Việt Nam. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Quân đội Pháp rút khỏi Sở Kho bạc Hải Phòng. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Lực lượng Ủy ban quốc tế giám sát việc quân đội Pháp trao trả và rút khỏi Hải Phòng (tháng 5/1955), theo các điều khoản trong Hiệp định Geneva. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Công nhân nhà máy đèn khu Trung ương treo cờ, làm khẩu hiệu mừng đón bộ đội. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Cuộc họp báo của Ủy ban quốc tế kiểm tra và giám sát đình chiến ở Việt Nam tại khách sạn Cát Bi (Hải Phòng) vào 14g30 chiều 13/5/1955 để thông báo về việc thực hiện Hiệp định Geneva trong thời gian 300 ngày trước đó. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Nhân dân chào đón bộ đội vào tiếp quản khu trung tâm thành phố Hải Phòng. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Ủy ban liên hợp thảo luận việc tiếp thu khu Tam Bạc. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Những lính Pháp cuối cùng lên tàu tại Đồ Sơn, rút khỏi Hải Phòng. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
4 giờ sáng ngày 13/5/1955, nhân dân Hải Phòng đốt đuốc chào mừng bộ đội tiếp quản khu Trung ương. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Lực lượng Ủy ban quốc tế đến giám sát việc quân đội Pháp trao trả và rút khỏi Hải Phòng (tháng 5/1955), theo các điều khoản trong Hiệp định Geneva. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Bộ đội tiếp quản vùng Thượng Lý. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Bộ đội ta tiếp quản ga Hải Phòng. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Bác Hồ về thăm làng cá Cát Hải (Hải Phòng), ngày 31/3/1959. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Tàu vào nhập xăng dầu tại Cảng khí hóa lỏng Đình Vũ (Hải Phòng). (Ảnh: Huy Hùng/TTXVN)
Cầu Bạch Đằng cũng như tuyến cao tốc Hạ Long - Hải Phòng đi vào hoạt động từ đầu tháng 9/2018 góp phần kết nối thuận lợi Hải Phòng với Quảng Ninh với các tỉnh phía Bắc. (Ảnh: Huy Hùng/TTXVN)
Cầu Tân Vũ-Lạch Huyện là cây cầu vượt biển có chiều dài lớn nhất Việt Nam. (Ảnh: Huy Hùng/TTXVN)
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự lễ mở đường bay Hải Phòng-Seoul (Hàn Quốc) và Hải Phòng-Bangkok (Thái Lan), chiều 19/9/2016. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)
Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả ở thôn Giang Châu, xã Đại Thắng, huyện Tiên Lãng. (Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN)
Dây chuyền sản xuất cuộn cảm in đa tầng và cuộn cảm dây cuốn xuất khẩu tại Công ty trách nhiệm hữu hạn điện tử Chilisin Việt Nam, vốn đầu tư của Đài Loan-Trung Quốc, tại Khu công nghiệp VSIP Hải Phòng. (Ảnh: Danh Lam/TTXVN)
Sinh viên năm thứ nhất, Trường Đại học Y Dược Hải Phòng, thực hành cách lắp ghép trên mô hình. (Ảnh: Quý Trung/TTXVN)
Dây chuyền sản xuất tất xuất khẩu mới đưa vào hoạt động tại Công ty TNHH Jasan Việt Nam (vốn đầu tư Trung Quốc) trong Khu công nghiệp VSIP Hải Phòng - một trong những KCN thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài nhất trong KKT Đình Vũ-Cát Hải. (Ảnh: Danh Lam/TTXVN)
Đường cao tốc Hà Nội-Hải Phòng hoàn thành, góp phần đưa KKT Đình Vũ-Cát Hải trở thành KKT hàng đầu của cả nước. (Ảnh: Huy Hùng/TTXVN)
Đảo Bạch Long Vĩ (Hải Phòng). (Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN)
Âu cảng Bạch Long Vĩ (Hải Phòng). (Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN)
Trường mầm non xã Đại Thắng, huyện Tiên Lãng xây dựng theo tiêu chí nông thôn mới. (Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN)
Phát triển nuôi trồng, chế biển thuỷ hải sản là một thế mạnh trong phát triển kinh tế biển của Hải Phòng. (Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN)
Cảng Container Quốc tế Tân Cảng Hải Phòng (TC-HICT) là cảng biển nước sâu đầu tiên tại khu vực phía Bắc, nằm tại cửa Lạch Huyện, Sông Chanh thuộc địa phận thị trấn Cát Hải, huyện Cát Hải, Hải Phòng. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)
Cảng lỏng 10.000 tấn tại Khu hóa chất-hóa dầu, Khu công nghiệp Đình Vũ, góp phần thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp hóa dầu tại KKT Đình Vũ-Cát Hải. (Ảnh: Danh Lam/TTXVN)
Khu công nghiệp Đình Vũ là một trong những dự án khu công nghiệp thành công và trọng điểm nhất của thành phố Hải Phòng. Qua 20 năm phát triển, Khu công nghiệp Đình Vũ thu hút thành công gần 100 dự án đầu tư từ Nhật Bản, châu Âu, Mỹ, Hàn Quốc, Singapore... (Ảnh: TTXVN)
Quần đảo Cát Bà thuộc huyện đảo Cát Hải, thành phố Hải Phòng đã được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới, mỗi năm thu hút hàng triệu lượt khách trong nước và quốc tế thăm quan, nghỉ dưỡng. (Ảnh: An Đăng/TTXVN)
Quần đảo Long Châu gồm khoảng 30 đảo lớn nhỏ, cách đảo Cát Bà khoảng 10 hải lý về phía Đông Nam, với ngọn hải đăng Long Châu luôn chiếu sáng, hướng dẫn cho hàng nghìn lượt tàu, thuyền ra vào khu vực vịnh Bắc Bộ và cảng Hải Phòng. (Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN)
Nuôi cá lồng bè trên Vịnh Gia Luận - Cát Bà tạo cảnh quan đẹp thu hút du khách khi thưởng ngoạn du lịch biển đảo của Hải Phòng. (Ảnh: Trọng Đạt/TTXVN)
Nước mắm Cát Hải (Hải Phòng) là một trong những đặc sản ẩm thực của miền Bắc Việt Nam được người tiêu dùng trong và ngoài nước ưa chuộng. (Ảnh: An Đăng/TTXVN)
Đảo Cát Bà, huyện Cát Hải đang trở thành điểm du lịch lý tưởng của Hải Phòng,nơi du khách có thể hòa mình và khám phá thiên nhiên nguyên sơ hùng vĩ, với đường bờ biển tuyệt đẹp cùng hệ sinh thái đa dạng. (Ảnh: Huy Hùng/TTXVN)
Cầu Bạch Đằng trên tuyến cao tốc Hạ Long - Hải Phòng là một trong những cây cầu lớn nhất cả nước và đứng thứ 3 trong số 7 cây cầu dây văng có nhiều nhịp nhất thế giới. (Ảnh: Trung Nguyên/TTXVN)
Tuyến cao tốc Hạ Long-Hải Phòng kết nối Quảng Ninh-Hải Phòng-Hà Nội, góp phần thực hiện các mục tiêu chiến lược về thu hút đầu tư, phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh Quảng Ninh và Thành phố Hải Phòng. (Ảnh: Trung Nguyên/TTXVN)
Cầu Hoàng Văn Thụ bắc qua sông Cấm, nối phường Minh Khai (quận Hồng Bàng) với xã Tân Dương (huyện Thủy Nguyên). Cầu có kiến trúc độc đáo dáng vòm. (Ảnh: An Đăng/TTXVN)
Tuyến tỉnh lộ 359 đoạn từ Trung đoàn 238 chân cầu Bính đến Ngã tư Núi Đèo, huyện Thủy Nguyên được thông xe ngày 8/5/2020, là con đường huyết mạch kết nối giữa huyện Thủy Nguyên với trung tâm thành phố, các quận huyện lân cận và tỉnh Quảng Ninh, góp phần hoàn thiện mạng lưới giao thông đô thị của Hải Phòng. (Ảnh: Minh Thu/TTXVN)
Cảng hàng không quốc tế Cát Bi (Hải Phòng) hiện khai thác 11 đường bay, dự kiến đến năm 2020 đón khoảng 5 triệu lượt hành khách/năm và 10 năm sau sẽ đạt 13 triệu lượt hành khách/năm. (Ảnh: TTXVN)
Nhà máy sản xuất ôtô VinFast tại Khu công nghiệp Đình Vũ, huyện Cát Hải, Hải Phòng có quy mô và hiện đại hàng đầu thế giới được xây dựng đáp ứng xu thế công nghệ 4.0. (Ảnh: An Đăng/TTXVN)
Bến container Tân Vũ - Lạch Huyện có 5 cầu tàu tổng chiều dài hơn 980m, năng lực tiếp nhận tàu tải trọng đến 40.000 tấn, được trang thiết bị tiên tiến hiện đại nhất khu vực bán đảo Đình Vũ-Hải Phòng. (Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN)