Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex) Dương Thị Ngọc Dung cho biết tính đến thời điểm hiện tại, hệ thống Vinatex mart đã có 71 siêu thị, điểm bán hàng quy mô lớn khắp cả nước với nhiều mẫu mã, thương hiệu dệt may Việt Nam.
Riêng 6 tháng đầu năm nay có 11 siêu thị được khai trương, đảm nhận tốt chức năng là trung tâm phân phối của các sản phẩm dệt may trong nước.
Cái khó trong việc mở các siêu thị Vinatex mart theo bà Dung là giá cả thuê mặt bằng tại các trung tâm thành phố lớn thường cao trong khi tỷ lệ tồn kho của các doanh nghiệp cũng ở mức cao.
Để phát triển hệ thống bán lẻ tại các siêu thị, Vinatex mart đã hoàn thiện hệ thống nhận diện thương hiệu thống nhất toàn Vinatex mart, tái cấu trúc hệ thống kinh doanh hàng dệt may thời trang; trong đó thành lập phòng chuyên nghiên cứu bán hàng, trung tâm phân phối, tái cấu trúc phòng kinh doanh để chuyên sâu khai thác từng mặt hàng, từng sản phẩm may mặc là thế mạnh của từng doanh nghiệp; đồng thời chia thành 7 khu vực bán lẻ hàng dệt may để khai thác thị trường trong nước một cách sâu sắc hơn. Mỗi cán bộ chỉ phụ trách 5-6 tỉnh thay vì trước đây phụ trách dàn trải.
Công ty còn xây dựng cơ chế trả lương khoán theo doanh số bán hàng cho nhân viên bán hàng và khoán tất cả các chi phí cho siêu thị, nhờ vậy khuyến khích được các siêu thị mở cửa sớm (7 giờ 30) và đóng cửa muộn (23 giờ). Trên cơ sở lựa chọn những mặt hàng phù hợp với thị trường xây dựng chính sách giá cạnh tranh, nhờ vậy doanh số bán lẻ trong 6 tháng đầu năm nay đã vượt 11% so với năm 2011, giảm 30% số bán buôn.
Công ty đang phấn đấu đến cuối năm nay phát triển hệ thống Vinatex mart lên 90 siêu thị và điểm bán lẻ. Các điểm bán hàng có thời gian ổn định ít nhất là 15 năm và nhiều nhất là 20 năm với thời hạn thuê đất là 49 năm, góp phần ổn định mặt bằng kinh doanh và là cơ sở vững chắc để phát triển hệ thống bán lẻ.
Để đạt mục tiêu có 204 điểm siêu thị, bán hàng Vinatex mart vào năm 2015, cùng với việc đang nâng cấp phần mềm quản lý để quản trị hệ thống, hiện công ty đã tìm được 6 ha đất xây dựng trung tâm phân phối tại Khu công nghiệp Lê Minh Xuân (huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh) với tổng vốn đầu tư 106 tỷ đồng từ nguồn vốn Tập đoàn; đồng thời được phép nâng vốn điều lệ Vinatex mart từ 215 tỷ đồng lên 420 tỷ đồng trong năm 2012 này.
Năm nay, Vinatex mart cũng dành 30 tỷ đồng để phục vụ công tác đào tạo nguồn nhân lực, đáp ứng nhu cầu mở rộng kênh phân phối trong những năm tới và phát triển hệ thống siêu thị đến đâu, đáp ứng nguồn nhân lực đến đó./.
Riêng 6 tháng đầu năm nay có 11 siêu thị được khai trương, đảm nhận tốt chức năng là trung tâm phân phối của các sản phẩm dệt may trong nước.
Cái khó trong việc mở các siêu thị Vinatex mart theo bà Dung là giá cả thuê mặt bằng tại các trung tâm thành phố lớn thường cao trong khi tỷ lệ tồn kho của các doanh nghiệp cũng ở mức cao.
Để phát triển hệ thống bán lẻ tại các siêu thị, Vinatex mart đã hoàn thiện hệ thống nhận diện thương hiệu thống nhất toàn Vinatex mart, tái cấu trúc hệ thống kinh doanh hàng dệt may thời trang; trong đó thành lập phòng chuyên nghiên cứu bán hàng, trung tâm phân phối, tái cấu trúc phòng kinh doanh để chuyên sâu khai thác từng mặt hàng, từng sản phẩm may mặc là thế mạnh của từng doanh nghiệp; đồng thời chia thành 7 khu vực bán lẻ hàng dệt may để khai thác thị trường trong nước một cách sâu sắc hơn. Mỗi cán bộ chỉ phụ trách 5-6 tỉnh thay vì trước đây phụ trách dàn trải.
Công ty còn xây dựng cơ chế trả lương khoán theo doanh số bán hàng cho nhân viên bán hàng và khoán tất cả các chi phí cho siêu thị, nhờ vậy khuyến khích được các siêu thị mở cửa sớm (7 giờ 30) và đóng cửa muộn (23 giờ). Trên cơ sở lựa chọn những mặt hàng phù hợp với thị trường xây dựng chính sách giá cạnh tranh, nhờ vậy doanh số bán lẻ trong 6 tháng đầu năm nay đã vượt 11% so với năm 2011, giảm 30% số bán buôn.
Công ty đang phấn đấu đến cuối năm nay phát triển hệ thống Vinatex mart lên 90 siêu thị và điểm bán lẻ. Các điểm bán hàng có thời gian ổn định ít nhất là 15 năm và nhiều nhất là 20 năm với thời hạn thuê đất là 49 năm, góp phần ổn định mặt bằng kinh doanh và là cơ sở vững chắc để phát triển hệ thống bán lẻ.
Để đạt mục tiêu có 204 điểm siêu thị, bán hàng Vinatex mart vào năm 2015, cùng với việc đang nâng cấp phần mềm quản lý để quản trị hệ thống, hiện công ty đã tìm được 6 ha đất xây dựng trung tâm phân phối tại Khu công nghiệp Lê Minh Xuân (huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh) với tổng vốn đầu tư 106 tỷ đồng từ nguồn vốn Tập đoàn; đồng thời được phép nâng vốn điều lệ Vinatex mart từ 215 tỷ đồng lên 420 tỷ đồng trong năm 2012 này.
Năm nay, Vinatex mart cũng dành 30 tỷ đồng để phục vụ công tác đào tạo nguồn nhân lực, đáp ứng nhu cầu mở rộng kênh phân phối trong những năm tới và phát triển hệ thống siêu thị đến đâu, đáp ứng nguồn nhân lực đến đó./.
Mai Phương (TTXVN)