Thứ trưởng Bộ Công Thương Hồ Thị Kim Thoa vừa yêu cầu Vụ Thị trường trong nước phối hợp với các vụ liên quan xây dựng văn bản hướng dẫn các địa phương thực hiện quy hoạch hệ thống phân phối bán lẻ, đảm bảo việc xây dựng các trung tâm thương mại bán buôn hoặc bán lẻ có quy mô lớn nằm ngoài các trung tâm đô thị để hỗ trợ các thương nhân bán lẻ nhỏ và vừa.
Phát triển thị trường nội địa nói chung và hệ thống phân phối bán lẻ nói riêng sẽ được lồng ghép vào Chương trình hành động thực hiện cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" với các hoạt động tuyên truyền đến các ngành, các địa phương ưu tiên hỗ trợ mặt bằng thương mại cho các doanh nghiệp phân phối bán lẻ Việt Nam; trong đó, đánh giá kết quả hoạt động phát triển chợ và mô hình quản lý chợ.
Cùng với việc xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển các dịch vụ hỗ trợ thương mại, đặc biệt là hệ thống logistics phục vụ bán buôn, bán lẻ và chính sách phát triển các trung tâm hỗ trợ, triển lãm quy mô quốc gia, Bộ Công Thương cũng rà soát văn bản quy phạm pháp luật về đất đai để tham gia ý kiến với Bộ Tài nguyên và Môi trường tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp trong việc tiếp cận quỹ đất; hoặc các quy định của pháp luật hướng dẫn các doanh nghiệp phân phối bán lẻ Việt Nam liên kết, thỏa thuận phù hợp với các quy định của Luật Cạnh tranh.
Bên cạnh đó, nghiên cứu các chế tài xử lý vi phạm hợp đồng, làm việc với Tòa án nhân dân tối cao đề xuất quy trình giải quyết theo thủ tục rút gọn các vụ việc tranh chấp hợp đồng kinh tế; tạo thuận lợi cho việc thực hiện nghiêm chỉnh các hợp đồng kinh tế của doanh nghiệp; chỉnh sửa các văn bản quy phạm pháp luật liên quan để tạo thuận lợi cho hoạt động liên doanh với các nhà đầu tư nước ngoài của doanh nghiệp phân phối bán lẻ Việt Nam, với điều kiện doanh nghiệp Việt Nam chiếm cổ phần chi phối từ 51% trở lên.
Bộ Công Thương đảm bảo thực hiện đúng cam kết gia nhập WTO về việc không cam kết mở cửa thị trường phân phối đối với một số mặt hàng đã quy định trong Bản cam kết dịch vụ của Việt Nam và Quyết định số 10/2006/QĐ-BTM; đồng thời thông báo cho Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam số lượng các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư và đang nộp hồ sơ đầu tư vào lĩnh vực phân phối bán lẻ; số lượng và địa điểm cụ thể các cơ sở bán lẻ của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã có và đang đề nghị cấp giấy phép.
Thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ cùng Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam xây dựng đề án đào tạo nguồn nhân lực cho lĩnh vực phân phối bán lẻ để lồng ghép vào Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia hàng năm; tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát địa bàn về các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại nhằm bảo vệ sản xuất và hệ thống phân phối bán lẻ Việt Nam.
Theo đánh giá của Bộ Công Thương, hiện nay nhiều doanh nghiệp phân phối bán lẻ trong nước đã củng cố được vai trò tại thị trường đô thị và mở rộng mạng lưới phân phối ra các khu vực nông thôn, cung ứng tốt hàng hóa, đặc biệt là hàng tiêu dùng cho nhân dân. Tuy nhiên, tỷ lệ lưu thông hàng hóa qua các kênh phân phối hiện đại còn thấp so với các kênh truyền thống.
Quy mô doanh nghiệp phân phối bán lẻ Việt Nam còn thấp về vốn, khả năng chiếm lĩnh thị trường còn hạn chế. Mặt bằng cơ sở hạ tầng thương mại còn thiếu, nhỏ hẹp về quy mô. Các dịch vụ hỗ trợ cho phân phối bán lẻ, đặc biệt là dịch vụ logistics còn chưa phát triển. Trong khi đó, tính liên kết giữa doanh nghiệp Việt Nam trong cùng lĩnh vực phân phối bán lẻ và liên kết giữa các doanh nghiệp sản xuất với doanh nghiệp bán lẻ chưa cao; việc đầu tư tạo nguồn hàng chưa ổn định./.
Phát triển thị trường nội địa nói chung và hệ thống phân phối bán lẻ nói riêng sẽ được lồng ghép vào Chương trình hành động thực hiện cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" với các hoạt động tuyên truyền đến các ngành, các địa phương ưu tiên hỗ trợ mặt bằng thương mại cho các doanh nghiệp phân phối bán lẻ Việt Nam; trong đó, đánh giá kết quả hoạt động phát triển chợ và mô hình quản lý chợ.
Cùng với việc xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển các dịch vụ hỗ trợ thương mại, đặc biệt là hệ thống logistics phục vụ bán buôn, bán lẻ và chính sách phát triển các trung tâm hỗ trợ, triển lãm quy mô quốc gia, Bộ Công Thương cũng rà soát văn bản quy phạm pháp luật về đất đai để tham gia ý kiến với Bộ Tài nguyên và Môi trường tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp trong việc tiếp cận quỹ đất; hoặc các quy định của pháp luật hướng dẫn các doanh nghiệp phân phối bán lẻ Việt Nam liên kết, thỏa thuận phù hợp với các quy định của Luật Cạnh tranh.
Bên cạnh đó, nghiên cứu các chế tài xử lý vi phạm hợp đồng, làm việc với Tòa án nhân dân tối cao đề xuất quy trình giải quyết theo thủ tục rút gọn các vụ việc tranh chấp hợp đồng kinh tế; tạo thuận lợi cho việc thực hiện nghiêm chỉnh các hợp đồng kinh tế của doanh nghiệp; chỉnh sửa các văn bản quy phạm pháp luật liên quan để tạo thuận lợi cho hoạt động liên doanh với các nhà đầu tư nước ngoài của doanh nghiệp phân phối bán lẻ Việt Nam, với điều kiện doanh nghiệp Việt Nam chiếm cổ phần chi phối từ 51% trở lên.
Bộ Công Thương đảm bảo thực hiện đúng cam kết gia nhập WTO về việc không cam kết mở cửa thị trường phân phối đối với một số mặt hàng đã quy định trong Bản cam kết dịch vụ của Việt Nam và Quyết định số 10/2006/QĐ-BTM; đồng thời thông báo cho Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam số lượng các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư và đang nộp hồ sơ đầu tư vào lĩnh vực phân phối bán lẻ; số lượng và địa điểm cụ thể các cơ sở bán lẻ của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã có và đang đề nghị cấp giấy phép.
Thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ cùng Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam xây dựng đề án đào tạo nguồn nhân lực cho lĩnh vực phân phối bán lẻ để lồng ghép vào Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia hàng năm; tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát địa bàn về các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại nhằm bảo vệ sản xuất và hệ thống phân phối bán lẻ Việt Nam.
Theo đánh giá của Bộ Công Thương, hiện nay nhiều doanh nghiệp phân phối bán lẻ trong nước đã củng cố được vai trò tại thị trường đô thị và mở rộng mạng lưới phân phối ra các khu vực nông thôn, cung ứng tốt hàng hóa, đặc biệt là hàng tiêu dùng cho nhân dân. Tuy nhiên, tỷ lệ lưu thông hàng hóa qua các kênh phân phối hiện đại còn thấp so với các kênh truyền thống.
Quy mô doanh nghiệp phân phối bán lẻ Việt Nam còn thấp về vốn, khả năng chiếm lĩnh thị trường còn hạn chế. Mặt bằng cơ sở hạ tầng thương mại còn thiếu, nhỏ hẹp về quy mô. Các dịch vụ hỗ trợ cho phân phối bán lẻ, đặc biệt là dịch vụ logistics còn chưa phát triển. Trong khi đó, tính liên kết giữa doanh nghiệp Việt Nam trong cùng lĩnh vực phân phối bán lẻ và liên kết giữa các doanh nghiệp sản xuất với doanh nghiệp bán lẻ chưa cao; việc đầu tư tạo nguồn hàng chưa ổn định./.
Mai Phương (TTXVN/Vietnam+)