Hội nghị tổng kết dự án phát triển giáo viên trung học phổ thông và trung cấp chuyên nghiệp năm 2013 đã diễn ra ngày 27/6, tại Hà Nội.
Chương trình do Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tổ chức với sự tham dự của đại diện các cơ quan trung ương, một số trường đại học, Sở Giáo dục và Đào tạo thực hiện dự án.
Dự án đã đạt được nhiều kết quả khả quan, trong đó quan trọng nhất là xây dựng được chương trình giáo viên phù hợp với chương trình giáo dục trong trường phổ thông và phương pháp giảng dạy mới; đổi mới nội dung, phương pháp đào tạo giáo viên; chương trình hỗ trợ giáo viên tập sự; tăng cường sử dụng công nghệ thông tin trong các chương trình đào tạo giáo viên.
Đồng thời phát triển các cơ sở đào tạo giáo viên trở thành các trường đại học điểm; bồi dưỡng giáo viên trong nước; xây dựng chương trình hỗ trợ giáo viên chưa đạt chuẩn; mở rộng cơ hội phát triển giáo viên trung học phổ thông và trung cấp chuyên nghiệp; tăng cường năng lực lập kế hoạch, quản lý và đào tạo đội ngũ giáo viên trung học phổ thông và trung cấp chuyên nghiệp.
Dự án cũng góp phần xây dựng khung chương trình phát triển giáo viên; đảm bảo chất lượng đào tạo thông qua kiểm định chất lượng các chương trình đào tạo; tăng cường năng lực lập kế hoạch và quản lý giáo dục; xây dựng chuẩn giáo viên nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên; hợp tác giữa các cơ sở đào tạo giáo viên và đơn vị tuyển dụng; nâng cao cơ sở vật chất để tăng cường năng lực cho các cơ sở đào tạo giáo viên...
Ngoài ra, dự án còn góp phần tạo cơ hội cho đối tượng là người dân tộc thiểu số thông quan tăng cường cơ sở vật chất cho các trường học ở vùng dân tộc thiểu số; cấp học bổng cho sinh viên là người dân tộc thiểu số; nâng cao chất lượng các khóa học dự bị đại học và cử tuyển.
Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên, Phó Giáo sư, Tiến sỹ Phạm Hồng Quang cho biết là một trong số những trường sư phạm trong vùng dự án, trường đã có thay đổi tích cực về cơ sở vật chất, năng lực dạy và học của giảng viên, sinh viên.
Đặc biệt, trường có tới 30% sinh viên là người dân tộc thiểu số, thông qua dự án, sinh viên dân tộc thiểu số đã năng động, tự tin hơn. Năng lực của đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý trong trường đã được quan tâm, nâng cao thông qua các lớp tập huấn, hội nghị, hội thảo, tiếp cận với nhiều phương pháp giảng dạy mới, tiên tiến.
Dự án đặc biệt có ý nghĩa ở góc độ quản lý khi giúp gắn kết chương trình phổ thông với giáo dục đại học, tạo tính bền vững và hiệu quả trong đào tạo.
Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Cần Thơ Trần Trọng Khiếm cũng đánh giá cao kết quả mà dự án đem lại cho giáo dục Cần Thơ.
Nổi bật nhất là kết quả tốt nghiệp trung học phổ thông hàng năm đã khởi sắc hơn, trình độ giáo viên trung cấp cũng được nâng lên, nhiều trường trung cấp chuyên nghiệp được hình thành với đội ngũ giáo viên tốt./.
Chương trình do Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tổ chức với sự tham dự của đại diện các cơ quan trung ương, một số trường đại học, Sở Giáo dục và Đào tạo thực hiện dự án.
Dự án đã đạt được nhiều kết quả khả quan, trong đó quan trọng nhất là xây dựng được chương trình giáo viên phù hợp với chương trình giáo dục trong trường phổ thông và phương pháp giảng dạy mới; đổi mới nội dung, phương pháp đào tạo giáo viên; chương trình hỗ trợ giáo viên tập sự; tăng cường sử dụng công nghệ thông tin trong các chương trình đào tạo giáo viên.
Đồng thời phát triển các cơ sở đào tạo giáo viên trở thành các trường đại học điểm; bồi dưỡng giáo viên trong nước; xây dựng chương trình hỗ trợ giáo viên chưa đạt chuẩn; mở rộng cơ hội phát triển giáo viên trung học phổ thông và trung cấp chuyên nghiệp; tăng cường năng lực lập kế hoạch, quản lý và đào tạo đội ngũ giáo viên trung học phổ thông và trung cấp chuyên nghiệp.
Dự án cũng góp phần xây dựng khung chương trình phát triển giáo viên; đảm bảo chất lượng đào tạo thông qua kiểm định chất lượng các chương trình đào tạo; tăng cường năng lực lập kế hoạch và quản lý giáo dục; xây dựng chuẩn giáo viên nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên; hợp tác giữa các cơ sở đào tạo giáo viên và đơn vị tuyển dụng; nâng cao cơ sở vật chất để tăng cường năng lực cho các cơ sở đào tạo giáo viên...
Ngoài ra, dự án còn góp phần tạo cơ hội cho đối tượng là người dân tộc thiểu số thông quan tăng cường cơ sở vật chất cho các trường học ở vùng dân tộc thiểu số; cấp học bổng cho sinh viên là người dân tộc thiểu số; nâng cao chất lượng các khóa học dự bị đại học và cử tuyển.
Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên, Phó Giáo sư, Tiến sỹ Phạm Hồng Quang cho biết là một trong số những trường sư phạm trong vùng dự án, trường đã có thay đổi tích cực về cơ sở vật chất, năng lực dạy và học của giảng viên, sinh viên.
Đặc biệt, trường có tới 30% sinh viên là người dân tộc thiểu số, thông qua dự án, sinh viên dân tộc thiểu số đã năng động, tự tin hơn. Năng lực của đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý trong trường đã được quan tâm, nâng cao thông qua các lớp tập huấn, hội nghị, hội thảo, tiếp cận với nhiều phương pháp giảng dạy mới, tiên tiến.
Dự án đặc biệt có ý nghĩa ở góc độ quản lý khi giúp gắn kết chương trình phổ thông với giáo dục đại học, tạo tính bền vững và hiệu quả trong đào tạo.
Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Cần Thơ Trần Trọng Khiếm cũng đánh giá cao kết quả mà dự án đem lại cho giáo dục Cần Thơ.
Nổi bật nhất là kết quả tốt nghiệp trung học phổ thông hàng năm đã khởi sắc hơn, trình độ giáo viên trung cấp cũng được nâng lên, nhiều trường trung cấp chuyên nghiệp được hình thành với đội ngũ giáo viên tốt./.
PV (TTXVN)