Các tour du lịch sinh thái do Trung tâm Bảo tồn sinh vật biển và Phát triển cộng đồng (MCD) hỗ trợ triển khai tại xã Giao Xuân (huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định) đang dần thu hút khách tham quan trong và ngoài nước.
Hoạt động này nằm trong khuôn khổ dự án "Phát triển du lịch sinh thái cộng đồng tại khu vực vùng đệm Vườn quốc gia Xuân Thủy" được triển khai từ năm 2006 với sự hỗ trợ tài chính của Tổ chức Oxfam Novib và Liên minh châu Âu.
Mục tiêu của dự án là giảm thiểu mức độ xâm hại của cộng đồng đến nguồn tài nguyên thiên nhiên của Khu dự trữ sinh quyển Nam Đồng bằng sông Hồng, thông qua việc tạo ra sinh kế phát triển bền vững cho một bộ phận người dân, đặc biệt là phụ nữ.
Cho đến nay, dự án đã cho 11 hộ dân vay vốn không lấy lãi với tổng số tiền gần 70 triệu đồng để sửa chữa nhà cửa, mua sắm trang thiết bị phục vụ khách du lịch, tổ chức các lớp đào tạo ngoại ngữ, tin học, các tập huấn về kỹ năng hướng dẫn du lịch, biểu diễn văn nghệ cộng đồng, chế biến món ăn, tổ chức đón và phục vụ du khách lưu trú…
Từ khi triển khai mô hình du lịch sinh thái cộng đồng đến nay, xã Giao Xuân đã đón trên 2.000 lượt khách tham quan, trong đó có một số lượng đông đảo khách quốc tế.
Tham gia các tour du lịch này, du khách sẽ thăm các nhà bổi, một loại nhà cổ độc đáo đặc trưng của vùng quê ven biển Bắc Bộ với khung gỗ, nền đất, mái được lợp bằng cói rất dày và bền. Đặc biệt, du khách sẽ có dịp đến thăm Vườn quốc gia Xuân Thủy vốn được các nhà điểu học quốc tế thừa nhận là "sân ga của các loài chim di trú quốc tế."
Hiện nay, khu hệ chim lớn và phong phú bậc nhất ở Việt Nam này là nơi cư ngụ của 215 loài chim nước, trong đó có những loài gần như tuyệt chủng nằm trong Sách đỏ quốc tế như cò thìa, bồ nông, mòng biển đầu đen mỏ ngắn, choi choi mỏ thìa, choắt đầu đốm và choắt chân màng lớn…
Ngoài ra, khách du lịch còn có dịp tham gia lao động cùng người dân bản địa, tự mình đạp xe đi khám phá những căn nhà chòi của các hộ dân nuôi trồng thủy sản, những phiên chợ quê với các sản phẩm địa phương đặc trưng của vùng biển, làng trồng hoa và cây cảnh, chùa chiền, nhà thờ xứ, xưởng sản xuất nước mắm, bến cá…
Theo ông Trần Văn Tùng, Phó Chủ tịch xã Giao Xuân, năm 2010, tổng thu nhập của 11 hộ dân tham gia đón tiếp và phục vụ khách lưu trú tại gia đạt khoảng 120 triệu đồng.
Quan trọng hơn, dự án du lịch sinh thái cộng đồng đã góp phần làm thay đổi ý thức của người dân trong việc bảo vệ môi trường sinh thái. Nhiều người trước đây sinh sống bằng nghề săn chim, khai thác thủy sản đã chuyển sang làm du lịch hoặc tham gia vào đội bảo vệ chim rừng cho Vườn quốc gia do tổ chức Birdlife hỗ trợ thành lập…/.
Hoạt động này nằm trong khuôn khổ dự án "Phát triển du lịch sinh thái cộng đồng tại khu vực vùng đệm Vườn quốc gia Xuân Thủy" được triển khai từ năm 2006 với sự hỗ trợ tài chính của Tổ chức Oxfam Novib và Liên minh châu Âu.
Mục tiêu của dự án là giảm thiểu mức độ xâm hại của cộng đồng đến nguồn tài nguyên thiên nhiên của Khu dự trữ sinh quyển Nam Đồng bằng sông Hồng, thông qua việc tạo ra sinh kế phát triển bền vững cho một bộ phận người dân, đặc biệt là phụ nữ.
Cho đến nay, dự án đã cho 11 hộ dân vay vốn không lấy lãi với tổng số tiền gần 70 triệu đồng để sửa chữa nhà cửa, mua sắm trang thiết bị phục vụ khách du lịch, tổ chức các lớp đào tạo ngoại ngữ, tin học, các tập huấn về kỹ năng hướng dẫn du lịch, biểu diễn văn nghệ cộng đồng, chế biến món ăn, tổ chức đón và phục vụ du khách lưu trú…
Từ khi triển khai mô hình du lịch sinh thái cộng đồng đến nay, xã Giao Xuân đã đón trên 2.000 lượt khách tham quan, trong đó có một số lượng đông đảo khách quốc tế.
Tham gia các tour du lịch này, du khách sẽ thăm các nhà bổi, một loại nhà cổ độc đáo đặc trưng của vùng quê ven biển Bắc Bộ với khung gỗ, nền đất, mái được lợp bằng cói rất dày và bền. Đặc biệt, du khách sẽ có dịp đến thăm Vườn quốc gia Xuân Thủy vốn được các nhà điểu học quốc tế thừa nhận là "sân ga của các loài chim di trú quốc tế."
Hiện nay, khu hệ chim lớn và phong phú bậc nhất ở Việt Nam này là nơi cư ngụ của 215 loài chim nước, trong đó có những loài gần như tuyệt chủng nằm trong Sách đỏ quốc tế như cò thìa, bồ nông, mòng biển đầu đen mỏ ngắn, choi choi mỏ thìa, choắt đầu đốm và choắt chân màng lớn…
Ngoài ra, khách du lịch còn có dịp tham gia lao động cùng người dân bản địa, tự mình đạp xe đi khám phá những căn nhà chòi của các hộ dân nuôi trồng thủy sản, những phiên chợ quê với các sản phẩm địa phương đặc trưng của vùng biển, làng trồng hoa và cây cảnh, chùa chiền, nhà thờ xứ, xưởng sản xuất nước mắm, bến cá…
Theo ông Trần Văn Tùng, Phó Chủ tịch xã Giao Xuân, năm 2010, tổng thu nhập của 11 hộ dân tham gia đón tiếp và phục vụ khách lưu trú tại gia đạt khoảng 120 triệu đồng.
Quan trọng hơn, dự án du lịch sinh thái cộng đồng đã góp phần làm thay đổi ý thức của người dân trong việc bảo vệ môi trường sinh thái. Nhiều người trước đây sinh sống bằng nghề săn chim, khai thác thủy sản đã chuyển sang làm du lịch hoặc tham gia vào đội bảo vệ chim rừng cho Vườn quốc gia do tổ chức Birdlife hỗ trợ thành lập…/.
Hữu Chiến (TTXVN/Vietnam+)