Giải quyết tình trạng thật – giả tại làng lụa Vạn Phúc là thông tin được đề cập tại hội nghị “Phát triển du lịch tại làng nghề truyền thống lụa Vạn Phúc” do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội tổ chức ngày 6/11.
Từ nhiều năm qua, làng lụa Vạn Phúc (quận Hà Đông) trở thành điểm đến của đông đảo du khách trong và ngoài nước. Tuy vậy, khi sản xuất tại đây bị thu hẹp, để đáp ứng nhu cầu đa dạng của du khách, các hộ dân làng lụa Vạn Phúc đã nhập nhiều loại lụa từ nơi khác về kinh doanh như lụa Nha Xá, lụa Trung Quốc. Trong khi bán hàng, người dân không giải thích cho du khách nguồn gốc hàng hóa, mập mờ về sản phẩm khiến nhiều du khách mua nhầm lụa nơi khác, gây bức xúc cho người mua, ảnh hưởng tới thương hiệu lụa Vạn Phúc.
Ông Mai Tiến Dũng, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội cho rằng không thể yêu cầu tất cả người bán hàng chỉ bán lụa Vạn Phúc, vì bên cạnh làng dệt lụa người dân nơi đây còn có hệ thống cửa hàng. Tất cả mặt hàng phải đề xuất xứ, giá cả rõ ràng, bởi hiện nay nhiều nơi bán lụa Trung Quốc. Nếu bán lụa Trung Quốc phải niêm yết rõ bằng cả tiếng Anh và tiếng Việt, tránh mập mờ, lẫn lộn. Để thực hiện tốt việc này, rất cần sự kiểm tra, giám sát của lực lượng chức năng; đồng thời khuyến khích những người bán hàng nghiêm chỉnh, trung thực.
Ông Phùng Quang Thắng, Trưởng phòng Đầu tư và Phát triển (Tổng công ty Du lịch Hà Nội) khẳng định: Làng nghề truyền thống là một trong những sản phẩm du lịch được khách du lịch và các công ty du lịch quan tâm. Để phát huy được giá trị, kết hợp với phát triển du lịch, cần có sự đầu tư đồng bộ và chuyên nghiệp ở nhiều khâu, trong đó cần công khai hướng dẫn cách phân biệt lụa Vạn Phúc và các loại lụa khác, hàng dệt ở Vạn Phúc và hàng dệt khác.
Sắp tới, ngành du lịch Hà Nội sẽ lựa chọn một số cửa hàng tại Vạn Phúc để thẩm định, sau đó công nhận điểm bán hàng đạt chuẩn phục vụ khách du lịch. Những đơn vị này sẽ được cấp biển hiệu đạt chuẩn bằng cả tiếng Việt và tiếng Anh, từ đó giúp du khách dễ dàng lựa chọn khi tham quan và mua sắm. /.
Từ nhiều năm qua, làng lụa Vạn Phúc (quận Hà Đông) trở thành điểm đến của đông đảo du khách trong và ngoài nước. Tuy vậy, khi sản xuất tại đây bị thu hẹp, để đáp ứng nhu cầu đa dạng của du khách, các hộ dân làng lụa Vạn Phúc đã nhập nhiều loại lụa từ nơi khác về kinh doanh như lụa Nha Xá, lụa Trung Quốc. Trong khi bán hàng, người dân không giải thích cho du khách nguồn gốc hàng hóa, mập mờ về sản phẩm khiến nhiều du khách mua nhầm lụa nơi khác, gây bức xúc cho người mua, ảnh hưởng tới thương hiệu lụa Vạn Phúc.
Ông Mai Tiến Dũng, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội cho rằng không thể yêu cầu tất cả người bán hàng chỉ bán lụa Vạn Phúc, vì bên cạnh làng dệt lụa người dân nơi đây còn có hệ thống cửa hàng. Tất cả mặt hàng phải đề xuất xứ, giá cả rõ ràng, bởi hiện nay nhiều nơi bán lụa Trung Quốc. Nếu bán lụa Trung Quốc phải niêm yết rõ bằng cả tiếng Anh và tiếng Việt, tránh mập mờ, lẫn lộn. Để thực hiện tốt việc này, rất cần sự kiểm tra, giám sát của lực lượng chức năng; đồng thời khuyến khích những người bán hàng nghiêm chỉnh, trung thực.
Ông Phùng Quang Thắng, Trưởng phòng Đầu tư và Phát triển (Tổng công ty Du lịch Hà Nội) khẳng định: Làng nghề truyền thống là một trong những sản phẩm du lịch được khách du lịch và các công ty du lịch quan tâm. Để phát huy được giá trị, kết hợp với phát triển du lịch, cần có sự đầu tư đồng bộ và chuyên nghiệp ở nhiều khâu, trong đó cần công khai hướng dẫn cách phân biệt lụa Vạn Phúc và các loại lụa khác, hàng dệt ở Vạn Phúc và hàng dệt khác.
Sắp tới, ngành du lịch Hà Nội sẽ lựa chọn một số cửa hàng tại Vạn Phúc để thẩm định, sau đó công nhận điểm bán hàng đạt chuẩn phục vụ khách du lịch. Những đơn vị này sẽ được cấp biển hiệu đạt chuẩn bằng cả tiếng Việt và tiếng Anh, từ đó giúp du khách dễ dàng lựa chọn khi tham quan và mua sắm. /.
Đinh Thị Thuận (TTXVN)