Du lịch và văn hóa di sản luôn có sự gắn kết với nhau và nếu văn hóa di sản được bảo tồn tốt thì giá trị và tính hấp dẫn của nó sẽ là cơ sở để các địa phương phát triển du lịch.
Mặt khác, du lịch phát triển thì các điểm đến có thêm nguồn vốn để đầu tư cho công tác bảo tồn di sản.
Xung quanh vấn đề này, phóng viên Kinh tế Việt Nam và Thế giới (TTXVN) đã có cuộc trao đổi với ông Phạm Trung Lương, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu và Phát triển du lịch.
- Nhiều ý kiến của các chuyên gia cho rằng, du lịch là nâng tầm di sản. Vậy trong thời điểm hiện nay khi nước ta có rất nhiều di sản thế giới cả vật thể và phi vật thể thì liệu du lịch có làm ảnh hướng đến di sản hay không?
Ông Phạm Trung Lương: Đó là thực tế, vì hiện nay chúng ta khai thác di sản thế giới nói chung và di sản Việt Nam nói riêng sẽ có tác động không nhỏ đến giá trị của di sản.
Chúng ta mong muốn, phát triển du lịch sẽ hỗ trợ cho phát huy và bảo tồn di sản, nhưng điều này hiện vẫn chưa thực hiện được.
Tới đây, cùng với sự hỗ trợ của các chuyên gia quốc tế và trách nhiệm rõ ràng hơn của Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch, của Tổng cục Du lịch thì chúng ta sẽ có chiến lược phát triển từ chiều rộng sang chiều sâu, tính đến chuyện hiệu quả của việc phát huy giá trị di sản đối với phát triển du lịch.
Từ đó, có phương án làm sao khi phát triển du lịch thì quay lại bảo tồn và phát huy giá trị di sản chứ không phải khai thác nó theo nghĩa là không quan tâm đến bảo tồn và phát huy giá trị di sản.
- Có câu chuyện là khi các nhà du lịch đến di sản nào đó làm du lịch thì họ chỉ quan tâm làm thế nào để phát triển du lịch mà không bắt tay với chính quyền và các nhà quản lý để phát huy giá trị di sản, ông nghĩ sao về điều này?
Ông Phạm Trung Lương: Cái quan tâm lớn nhất của các nhà làm du lịch là lợi nhuận. Chúng ta không thể trách doanh nghiệp vì mục tiêu của họ là như vậy.
Điều đáng trách là chúng ta chưa có một cơ chế để khi doanh nghiệp làm du lịch ở địa danh di sản nào đó thì muốn hay không họ phải có trách nhiệm bảo tồn và phát huy giá trị của di sản.
Việc đó, các nhà quản lý và làm du lịch chưa đề xuất được những giải pháp, cơ chế cụ thể để bắt buộc các doanh nghiệp thực hiện trong khi các doanh nghiệp nhận thức chưa đầy đủ kinh doanh trên di sản phải có trách nhiệm với di sản.Sau này khi xã hội cải thiện được vấn đề này thì tôi nghĩ bản thân các doanh nghiệp sẽ tự giác, tự nguyện có đóng góp cho sự bảo tồn di sản.
- Có một điều nữa là khi khách đến tham quan một di sản, họ muốn khám phá hết di sản. Chúng ta đã làm tốt điều này chưa?
Ông Phạm Trung Lương: Tôi nghĩ khách du lịch đến tham quan di sản muốn khám phá không phải cứ sờ vào là cảm nhận được hết giá trị của di sản. Quan trọng nhất là cái chúng ta truyền đạt cho khách du lịch về những giá trị đó. Đó là trách nhiệm của ngành du lịch.
Trình độ của thuyết minh và hướng dẫn viên chính là phải truyền cảm cho khách du lịch khi đến thăm quan những giá trị đó, để sau khi ra về họ cảm nhận được hết những gía trị này và tôn trọng. Bản thân ngành Văn hóa-Thể thao và Du lịch đã có những chương trình để nâng cao kỹ năng và trình độ của đội ngũ hướng dẫn viên và thuyết minh viên tại chỗ chỗ ở những điểm di sản.
- Một số nhà phát triển di sản cho rằng, ở một số di sản không nên phát triển du lịch vì nếu làm như vậy sẽ làm mất giá trị di sản, chẳng hạn như việc không nên phát triển du lịch lễ hội. Vậy ông đánh giá như thế nào về quan điểm này?
Ông Phạm Trung Lương: Sự tôn trọng những giá trị di sản nếu bị hạn chế thì sẽ làm mai một chính những giá trị di sản đó. Vấn đề đặt ra là làm sao chúng ta quản lý tốt và khắc phục được những tác động xấu đối với di sản.
Ở một số lễ hội đã xảy ra tình trạng lộn xộn là do chúng ta tổ chức chưa tốt chứ không phải là vì có du lịch mới xảy ra như vậy. Chúng ta thử nhìn lại ở rất nhiều lễ hội trên thế giới như carnavan ở Brazil đã thu hút hàng triệu khách nhưng tại sao hàng năm họ vẫn tổ chức được.
Khi người dân địa phương hài lòng, khách quốc tế được hài lòng vì được trải nghiệm giá trị của di sản đó thì di sản mới được bảo tồn.
Theo tôi ý kiến trên chưa thỏa đáng vì du lịch là nguồn lực đem lại tài chính cho công tác bảo tồn trong khi ngân sách có hạn. Vì vậy chúng ta phát triển du lịch chính là quay lại để bảo tồn di sản.
- Xin cảm ơn ông./.
Mặt khác, du lịch phát triển thì các điểm đến có thêm nguồn vốn để đầu tư cho công tác bảo tồn di sản.
Xung quanh vấn đề này, phóng viên Kinh tế Việt Nam và Thế giới (TTXVN) đã có cuộc trao đổi với ông Phạm Trung Lương, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu và Phát triển du lịch.
- Nhiều ý kiến của các chuyên gia cho rằng, du lịch là nâng tầm di sản. Vậy trong thời điểm hiện nay khi nước ta có rất nhiều di sản thế giới cả vật thể và phi vật thể thì liệu du lịch có làm ảnh hướng đến di sản hay không?
Ông Phạm Trung Lương: Đó là thực tế, vì hiện nay chúng ta khai thác di sản thế giới nói chung và di sản Việt Nam nói riêng sẽ có tác động không nhỏ đến giá trị của di sản.
Chúng ta mong muốn, phát triển du lịch sẽ hỗ trợ cho phát huy và bảo tồn di sản, nhưng điều này hiện vẫn chưa thực hiện được.
Tới đây, cùng với sự hỗ trợ của các chuyên gia quốc tế và trách nhiệm rõ ràng hơn của Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch, của Tổng cục Du lịch thì chúng ta sẽ có chiến lược phát triển từ chiều rộng sang chiều sâu, tính đến chuyện hiệu quả của việc phát huy giá trị di sản đối với phát triển du lịch.
Từ đó, có phương án làm sao khi phát triển du lịch thì quay lại bảo tồn và phát huy giá trị di sản chứ không phải khai thác nó theo nghĩa là không quan tâm đến bảo tồn và phát huy giá trị di sản.
- Có câu chuyện là khi các nhà du lịch đến di sản nào đó làm du lịch thì họ chỉ quan tâm làm thế nào để phát triển du lịch mà không bắt tay với chính quyền và các nhà quản lý để phát huy giá trị di sản, ông nghĩ sao về điều này?
Ông Phạm Trung Lương: Cái quan tâm lớn nhất của các nhà làm du lịch là lợi nhuận. Chúng ta không thể trách doanh nghiệp vì mục tiêu của họ là như vậy.
Điều đáng trách là chúng ta chưa có một cơ chế để khi doanh nghiệp làm du lịch ở địa danh di sản nào đó thì muốn hay không họ phải có trách nhiệm bảo tồn và phát huy giá trị của di sản.
Việc đó, các nhà quản lý và làm du lịch chưa đề xuất được những giải pháp, cơ chế cụ thể để bắt buộc các doanh nghiệp thực hiện trong khi các doanh nghiệp nhận thức chưa đầy đủ kinh doanh trên di sản phải có trách nhiệm với di sản.Sau này khi xã hội cải thiện được vấn đề này thì tôi nghĩ bản thân các doanh nghiệp sẽ tự giác, tự nguyện có đóng góp cho sự bảo tồn di sản.
- Có một điều nữa là khi khách đến tham quan một di sản, họ muốn khám phá hết di sản. Chúng ta đã làm tốt điều này chưa?
Ông Phạm Trung Lương: Tôi nghĩ khách du lịch đến tham quan di sản muốn khám phá không phải cứ sờ vào là cảm nhận được hết giá trị của di sản. Quan trọng nhất là cái chúng ta truyền đạt cho khách du lịch về những giá trị đó. Đó là trách nhiệm của ngành du lịch.
Trình độ của thuyết minh và hướng dẫn viên chính là phải truyền cảm cho khách du lịch khi đến thăm quan những giá trị đó, để sau khi ra về họ cảm nhận được hết những gía trị này và tôn trọng. Bản thân ngành Văn hóa-Thể thao và Du lịch đã có những chương trình để nâng cao kỹ năng và trình độ của đội ngũ hướng dẫn viên và thuyết minh viên tại chỗ chỗ ở những điểm di sản.
- Một số nhà phát triển di sản cho rằng, ở một số di sản không nên phát triển du lịch vì nếu làm như vậy sẽ làm mất giá trị di sản, chẳng hạn như việc không nên phát triển du lịch lễ hội. Vậy ông đánh giá như thế nào về quan điểm này?
Ông Phạm Trung Lương: Sự tôn trọng những giá trị di sản nếu bị hạn chế thì sẽ làm mai một chính những giá trị di sản đó. Vấn đề đặt ra là làm sao chúng ta quản lý tốt và khắc phục được những tác động xấu đối với di sản.
Ở một số lễ hội đã xảy ra tình trạng lộn xộn là do chúng ta tổ chức chưa tốt chứ không phải là vì có du lịch mới xảy ra như vậy. Chúng ta thử nhìn lại ở rất nhiều lễ hội trên thế giới như carnavan ở Brazil đã thu hút hàng triệu khách nhưng tại sao hàng năm họ vẫn tổ chức được.
Khi người dân địa phương hài lòng, khách quốc tế được hài lòng vì được trải nghiệm giá trị của di sản đó thì di sản mới được bảo tồn.
Theo tôi ý kiến trên chưa thỏa đáng vì du lịch là nguồn lực đem lại tài chính cho công tác bảo tồn trong khi ngân sách có hạn. Vì vậy chúng ta phát triển du lịch chính là quay lại để bảo tồn di sản.
- Xin cảm ơn ông./.
Đỗ Thảo Nguyên (TTXVN)