Theo phóng viên TTXVN tại Liên hợp quốc, trong thông điệp gửi Kỳ họp thứ 23 của Hội đồng quản trị Chương trình Định cư con người của Liên hợp quốc (UN-HABITAT) tại thủ đô Nairobi của Kenya, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon kêu gọi cộng đồng thế giới phát triển đô thị bền vững thông qua phát triển nền kinh tế xanh.
Tổng Thư ký Ban Ki-moon nhấn mạnh kỷ nguyên đô thị hóa mà thế giới đang bước vào chứa đầy những ẩn số, trong đó nổi bật là những hiểm họa đang tăng lên cùng với biến đổi khí hậu. Những thách thức tập thể này đòi hỏi thế giới cần chuyển đổi nhanh chóng sang nền kinh tế xanh để đảm bảo phát triển đô thị bền vững, đồng thời mở ra các cơ hội quan trọng để đảm bảo rằng chương trình phát triển đô thị được phản ánh đầy đủ trong Hội nghị Liên hợp quốc về phát triển bền vững Rio+20 sắp tới ở Brazil.
Ông Ban kêu gọi Kỳ họp thứ 23 của Hội đồng quản trị UN-HABITAT tập trung thảo luận các phương thức mới để đáp ứng tiến trình đô thị hóa nhanh chóng đang diễn ra trên khắp thế giới.
Theo số liệu của Liên hợp quốc, hơn một nửa dân số thế giới hiện đang sống ở các đô thị và con số này sẽ lên tới 4,2 tỷ người vào năm 2020, và sẽ chiếm 70% dân số toàn cầu vào năm 2050. Dân số đô thị tăng nhanh đặt thế giới trước các thách thức về nạn nghèo đói ở đô thị, vận tải không theo kịp với nhu cầu, thất nghiệp và gia tăng các khu ổ chuột và khu định cư bất hợp pháp.
Phát triển đô thị bền vững cần đảm bảo mở rộng quyền tiếp cận bình đẳng đất đai, nhà ở, các dịch vụ sống căn bản và cơ sở hạ tầng.
Phó Tổng Thư ký Liên hợp quốc kiêm Giám đốc chấp hành UN-HABITAT Joan Clos cho rằng các đối tác cần thực hiện vai trò tương xứng để đáp ứng các thách thức trong tiến trình đô thị hóa. Mặc dù có thể đứng trước nhiều thách thức nhưng các thành phố hoàn toàn có thể vượt qua nếu tư duy thận trọng trong kế hoạch hóa đô thị.
Các nước cần tận dụng cơ hội hiện nay để chia sẻ kinh nghiệm, rút ra các bài học về xây dựng các chính sách đổi mới đô thị, giảm đói nghèo, biến đô thị trở thành nơi phát triển tự do và bền vững cả về kinh tế và con người.
Phó Tổng Thư ký Liên hợp quốc và Giám đốc chấp hành Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) Achim Steiner lưu ý rằng các nhà hoạch định chính sách đô thị không nên quá nhấn mạnh khủng hoảng ở các đô thị mà cần đánh giá tích cực tương lai của các đô thị. Nơi cần bắt đầu đổi mới ở các thành phố là hệ thống đường sá. Nếu đường sá được thiết kế và xây dựng tốt, các lợi ích từ đó sẽ được nhân rộng tới các khu vực khác trong thành phố./.
Tổng Thư ký Ban Ki-moon nhấn mạnh kỷ nguyên đô thị hóa mà thế giới đang bước vào chứa đầy những ẩn số, trong đó nổi bật là những hiểm họa đang tăng lên cùng với biến đổi khí hậu. Những thách thức tập thể này đòi hỏi thế giới cần chuyển đổi nhanh chóng sang nền kinh tế xanh để đảm bảo phát triển đô thị bền vững, đồng thời mở ra các cơ hội quan trọng để đảm bảo rằng chương trình phát triển đô thị được phản ánh đầy đủ trong Hội nghị Liên hợp quốc về phát triển bền vững Rio+20 sắp tới ở Brazil.
Ông Ban kêu gọi Kỳ họp thứ 23 của Hội đồng quản trị UN-HABITAT tập trung thảo luận các phương thức mới để đáp ứng tiến trình đô thị hóa nhanh chóng đang diễn ra trên khắp thế giới.
Theo số liệu của Liên hợp quốc, hơn một nửa dân số thế giới hiện đang sống ở các đô thị và con số này sẽ lên tới 4,2 tỷ người vào năm 2020, và sẽ chiếm 70% dân số toàn cầu vào năm 2050. Dân số đô thị tăng nhanh đặt thế giới trước các thách thức về nạn nghèo đói ở đô thị, vận tải không theo kịp với nhu cầu, thất nghiệp và gia tăng các khu ổ chuột và khu định cư bất hợp pháp.
Phát triển đô thị bền vững cần đảm bảo mở rộng quyền tiếp cận bình đẳng đất đai, nhà ở, các dịch vụ sống căn bản và cơ sở hạ tầng.
Phó Tổng Thư ký Liên hợp quốc kiêm Giám đốc chấp hành UN-HABITAT Joan Clos cho rằng các đối tác cần thực hiện vai trò tương xứng để đáp ứng các thách thức trong tiến trình đô thị hóa. Mặc dù có thể đứng trước nhiều thách thức nhưng các thành phố hoàn toàn có thể vượt qua nếu tư duy thận trọng trong kế hoạch hóa đô thị.
Các nước cần tận dụng cơ hội hiện nay để chia sẻ kinh nghiệm, rút ra các bài học về xây dựng các chính sách đổi mới đô thị, giảm đói nghèo, biến đô thị trở thành nơi phát triển tự do và bền vững cả về kinh tế và con người.
Phó Tổng Thư ký Liên hợp quốc và Giám đốc chấp hành Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) Achim Steiner lưu ý rằng các nhà hoạch định chính sách đô thị không nên quá nhấn mạnh khủng hoảng ở các đô thị mà cần đánh giá tích cực tương lai của các đô thị. Nơi cần bắt đầu đổi mới ở các thành phố là hệ thống đường sá. Nếu đường sá được thiết kế và xây dựng tốt, các lợi ích từ đó sẽ được nhân rộng tới các khu vực khác trong thành phố./.
(TTXVN/Vietnam+)