Ngày 28/2, tỉnh Tiền Giang tổ chức hội thảo phát triển bền vững rừng phòng hộ ven biển, nhằm đánh giá thực trạng suy thoái, tìm giải pháp khắc phục để phát huy vai trò tấm “lá chắn” của rừng phòng hộ ven biển Tiền Giang, bảo vệ an toàn cho tuyến đê biển Gò Công.
Dự hội thảo có các nhà khoa học ở các Viện, trường và ngành nông nghiệp các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long.
Tại hội thảo, các đại biểu đều nhìn nhận thực trạng xói lở bờ biển và suy thoái rừng ngập mặn ven biển Gò Công là rất đáng báo động; cần có giải pháp căn cơ, bền vững để giải quyết tình trạng suy thoái rừng phòng hộ ven biển của tỉnh trong nhiều năm qua, đồng thời bảo vệ tuyến đê biển Gò Công.
Nguyên nhân suy thoái và xói lở rừng phòng hộ ven biển là do tác động của điều kiện thủy văn, dòng chảy ven bờ kết hợp với gió chướng, sóng lớn từ đại dương hướng vào vùng biển Gò Công; ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và nước biển dâng.
Các đại biểu đã đề xuất nhiều giải pháp bảo vệ bờ, giảm sóng, gây bồi tạo bãi phục vụ khôi phục và phát triển rừng ngập mặn.
Trước tình hình rừng và đất rừng ngày càng thu hẹp, từ nay đến năm 2020, tỉnh Tiền Giang chủ trương quy hoạch, phân loại và có kế hoạch phát triển từng loại rừng, kết hợp bảo tồn, phòng hộ với phát triển du lịch sinh thái.
Đối với rừng phòng hộ ven biển, đảm bảo các yêu cầu về phòng hộ chắn sóng, chắn xói lở, lấn biển, bảo vệ môi trường… và góp phần bảo tồn đa dạng sinh học; trồng và khoanh nuôi xúc tiến tái sinh trên diện tích đất trống, các bãi triều đang trong quá trình bồi tụ với các loài cây phù hợp với điều kiện lập địa.
Tỉnh khuyến khích tất cả các thành phần kinh tế đầu tư kinh doanh phát triển rừng, các chính sách ưu tiên nghiên cứu phát triển về giống cây trồng.
Riêng đối với những khu vực mà rừng trồng không sống được, tỉnh đang chuẩn bị thực hiện dự án thí điểm “Công trình gây bồi đoạn xung yếu đê biển Gò Công” nhằm giảm sóng, gây bồi, tạo điều kiện khôi phục rừng phòng hộ trước đê, tăng tính ổn định của đê biển trước tác động của thiên nhiên
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Tiền Giang, diện tích rừng phòng hộ ven biển Tiền Giang hiện có hơn 1.500ha, trong đó rừng phòng hộ Gò Công Đông (trực tiếp bảo vệ đê biển Gò Công) có gần 700ha và Tân Phú Đông hơn 828ha.
Theo thống kê, trong vòng 10 năm qua, rừng phòng hộ ven biển Gò Công bị xâm thực ngày càng nghiêm trọng, đặc biệt có những vị trí mất rừng từ 8-10 m/năm mà chưa có biện pháp ngăn chặn hiệu quả.
Tại đoạn xung yếu, rừng bị xói lở nghiêm trọng, đê trực diện với biển nên nguy cơ vỡ đê rất cao, đặc biệt khi có bão và áp thấp nhiệt đới.
Mặc dù tại vị trí này, đã được đầu tư kinh phí xây kè lát mái bảo vệ đê nhưng đây chỉ là giải pháp tạm thời. Hiện nay, dọc theo tuyến đê bển Gò Công bề dày đai rừng phòng hộ hiện còn lại rất mỏng, từ 30-300m./.
Dự hội thảo có các nhà khoa học ở các Viện, trường và ngành nông nghiệp các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long.
Tại hội thảo, các đại biểu đều nhìn nhận thực trạng xói lở bờ biển và suy thoái rừng ngập mặn ven biển Gò Công là rất đáng báo động; cần có giải pháp căn cơ, bền vững để giải quyết tình trạng suy thoái rừng phòng hộ ven biển của tỉnh trong nhiều năm qua, đồng thời bảo vệ tuyến đê biển Gò Công.
Nguyên nhân suy thoái và xói lở rừng phòng hộ ven biển là do tác động của điều kiện thủy văn, dòng chảy ven bờ kết hợp với gió chướng, sóng lớn từ đại dương hướng vào vùng biển Gò Công; ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và nước biển dâng.
Các đại biểu đã đề xuất nhiều giải pháp bảo vệ bờ, giảm sóng, gây bồi tạo bãi phục vụ khôi phục và phát triển rừng ngập mặn.
Trước tình hình rừng và đất rừng ngày càng thu hẹp, từ nay đến năm 2020, tỉnh Tiền Giang chủ trương quy hoạch, phân loại và có kế hoạch phát triển từng loại rừng, kết hợp bảo tồn, phòng hộ với phát triển du lịch sinh thái.
Đối với rừng phòng hộ ven biển, đảm bảo các yêu cầu về phòng hộ chắn sóng, chắn xói lở, lấn biển, bảo vệ môi trường… và góp phần bảo tồn đa dạng sinh học; trồng và khoanh nuôi xúc tiến tái sinh trên diện tích đất trống, các bãi triều đang trong quá trình bồi tụ với các loài cây phù hợp với điều kiện lập địa.
Tỉnh khuyến khích tất cả các thành phần kinh tế đầu tư kinh doanh phát triển rừng, các chính sách ưu tiên nghiên cứu phát triển về giống cây trồng.
Riêng đối với những khu vực mà rừng trồng không sống được, tỉnh đang chuẩn bị thực hiện dự án thí điểm “Công trình gây bồi đoạn xung yếu đê biển Gò Công” nhằm giảm sóng, gây bồi, tạo điều kiện khôi phục rừng phòng hộ trước đê, tăng tính ổn định của đê biển trước tác động của thiên nhiên
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Tiền Giang, diện tích rừng phòng hộ ven biển Tiền Giang hiện có hơn 1.500ha, trong đó rừng phòng hộ Gò Công Đông (trực tiếp bảo vệ đê biển Gò Công) có gần 700ha và Tân Phú Đông hơn 828ha.
Theo thống kê, trong vòng 10 năm qua, rừng phòng hộ ven biển Gò Công bị xâm thực ngày càng nghiêm trọng, đặc biệt có những vị trí mất rừng từ 8-10 m/năm mà chưa có biện pháp ngăn chặn hiệu quả.
Tại đoạn xung yếu, rừng bị xói lở nghiêm trọng, đê trực diện với biển nên nguy cơ vỡ đê rất cao, đặc biệt khi có bão và áp thấp nhiệt đới.
Mặc dù tại vị trí này, đã được đầu tư kinh phí xây kè lát mái bảo vệ đê nhưng đây chỉ là giải pháp tạm thời. Hiện nay, dọc theo tuyến đê bển Gò Công bề dày đai rừng phòng hộ hiện còn lại rất mỏng, từ 30-300m./.
Công Trí (TTXVN)