Những ngày này, nhà vườn trồng phật thủ bonsai của anh Tạ Tùy Duy (Đắc Sở, Hoài Đức, Hà Nội) đang gấp rút hoàn thiện những đơn hàng để bán dịp Tết Nguyên đán 2023. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
Từ loài quả của cây này mà các chủ vườn đã tự thiết kế trồng trong chậu và cấy ghép quả thành những cây bonsai đẹp có giá cả ‘bạc triệu,’ và đã trở thành thú chơi của nhiều gia đình trong dịp Tết cổ truyền Việt Nam. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
Năm nay vườn nhà anh Duy ghép khoảng 400 cây phật thủ bonsai các loại, hiện anh đã bán được hơn một nửa và dự kiến tiêu thụ hết số hàng trước ngày ông Táo. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
Theo anh Duy chia sẻ gia đình anh hầu như bán buôn, bán lẻ là chủ yếu. Những đơn hàng phật thủ ở xa sẽ hỗ trợ gửi xe ôtô nhưng vẫn luôn đảm bảo chất lượng cây cho khách vào dịp Tết Nguyên đán 2023. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
Anh Hướng (Đắc Sở, Hoài Đức, Hà Nội), người ghép cây cảnh hơn 20 năm chia sẻ: 'Để làm được một chậu bonsai mất khá nhiều thời gian.'(Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
Từ công đoạn trồng cây vào chậu cho tới cấy ghép quả đều phải thật chi tiết, cẩn thận. Ghép quả sao cho vị trí phù hợp, cây giữ được quả và mỗi cây nên ghép bao nhiêu quả. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
Anh Hướng cho biết thêm những cây phật thủ bonsai khi cho vào chậu hầu hết đều là cây kích thước nhỏ, quả đẹp mắt. Các gốc có độ tuổi từ 3-5 năm, được trồng trong chậu từ nhỏ và cho ra quả tự nhiên. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
Chủ vườn bonsai cũng cho biết có những gốc cây có giá lên đến hàng chục triệu đồng. Giá thành có sự chênh lệch dựa vào công sức chăm sóc, dáng cây, số lượng quả cũng như độ xòe của quả trên cây. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
Những quả phật thủ sau khi được cấy, ghép được bọc gói cẩn thận để giữ quả không bị rụng rồi vận chuyển đi khắp các tỉnh thành trên cả nước theo đơn đặt hàng. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
Không ít các‘thượng đế’ sẵn sàng bỏ ra vài triệu để sở hữu một chậu cây cảnh độc đáo và mang ý nghĩa này. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
(Vietnam+)