Sáng 8/12, tại ấp Mù U, xã Dân Thành, huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã phát lệnh khởi công dự án Nhà máy nhiệt điện Duyên Hải 3.
Đây là một trong các dự án trọng điểm của Chính phủ trong Quy hoạch điện VII, cần phải đưa vào vận hành trong giai đoạn 2015-2016 do Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) làm chủ đầu tư.
Phát biểu tại lễ khởi công, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải khẳng định, việc quyết định xây dựng Trung tâm điện lực tại Trà Vinh thể hiện sự quan tâm của Chính phủ đến sự phát triển kinh tế của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, vùng đất địa linh nhân kiệt.
Trung tâm điện lực Duyên Hải với 3 nhà máy sẽ là động lực kích thích nền kinh tế phát triển, tạo công ăn việc làm và đóng góp đáng kể vào nguồn ngân sách hàng năm của địa phương. Đồng thời tạo tiền đề để thu hút các nhà đầu tư vào địa phương, góp phần phát triển và thay đổi cơ cấu kinh tế của tỉnh Trà Vinh nói riêng và khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nói chung.
Để đảm bảo dự án hoàn thành đúng tiến độ và chất lượng, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải yêu cầu EVN phối hợp chặt chẽ với Liên danh nhà thầu xây dựng nhà máy theo đúng các quy định hiện hành về quản lý đầu tư, chất lượng công trình xây dựng, đảm bảo an toàn lao động , môi trường và thực hiện đúng các cam kết trong hợp đồng đã ký giữa nhà thầu và chủ đầu tư Đồng thời đảm bảo đầu tư hệ thống lưới điện đồng bộ để đấu nối nhà máy vào hệ thống điện quốc gia cung cấp điện cho khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và miền Nam.
Phó Thủ tướng cũng đề nghị lãnh đạo Ủy ban Nhân dân tỉnh Trà Vinh tiếp tục phối hợp chặt chẽ với EVN triển khai công tác giải phóng mặt bằng cho hệ thống cấp nước vận hành dài 22 km từ cống La Bang đến Trung tâm điện lực Duyên Hải và lưới điện đồng bộ Trung tâm điện lực Duyên Hải để đảm bảo dự án hoàn thành đúng tiến độ. Bên cạnh đó, Ủy ban Nhân dân tỉnh Trà Vinh, Ủy ban Nhân dân huyện Duyên Hải phối hợp chặt chẽ với chủ đầu tư quan tâm hơn nữa đến đời sống nhân dân vùng dự án, nhằm đảm bảo người dân tái định cư ổn định đời sống, có cuộc sống tốt hơn nơi ở cũ.
Phó Thủ tướng nhấn mạnh, gần 4 năm nữa nhà máy Duyên Hải 3 mới đưa vào vận hành, nhưng nhu cầu than cho các nhà máy điện trong Trung tâm điện lực Duyên Hải và các Trung tâm điện lực khu vực đồng bằng sông Cửu Long rất lớn, vì vậy yêu cầu Tập đoàn Công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam, các Bộ Công Thương, Giao thông Vận tải cần sớm hoàn thành lựa chọn, quy hoạch địa điểm cảng trung chuyển than khu vực Đồng bằng sông Cửu Long tại Duyên Hải để triển khai thực hiện.
Dự án Nhà máy nhiệt điện Duyên Hải 3 (công suất 1.244MW), là một trong 3 nhà máy thuộc Trung tâm điện lực Duyên Hải, có tổng công suất 4.400 MW. Dự án được xây dựng trên tổng diện tích 878,91 ha, gồm hai tổ máy, sản lượng điện sản xuất hàng năm khoảng 7,8 tỷ kWh.
Tổng mức đầu tư dự án trên 28.463,4 tỷ đồng; trong đó giá trị gói thầu EPC là gần 1,2 tỷ USD (tương đương gần 22.293 tỷ đồng) gồm 85% vốn vay của Tổ hợp các ngân hàng: Ngân hàng Trung Quốc (Bank of China) - Ngân hàng Công thương Trung Quốc (ICBC) - Ngân hàng Phát triển Trung Quốc (CDB), 15% giá trị còn lại là vốn đối ứng của EVN.
Đây là nhà máy nhiệt điện ngưng hơi truyền thống, sử dụng nhiên liệu than, công nghệ đốt hiện đại phù hợp với than Antraxit Việt Nam, đảm bảo các chỉ tiêu cao về độ sẵn sàng, hiệu suất, tính ổn định, an toàn và đảm bảo các yêu cầu về bảo vệ môi trường thông qua các thiết bị tiên tiến hiện nay.
Nhiên liệu sử dụng cho nhà máy là than nội địa của Việt Nam và dự kiến là than cám 6A (Hòn Gai-Cẩm Phả) theo Tiêu chuẩn Việt Nam. Than sẽ được vận chuyển đến nhà máy bằng phương tiện vận tải thủy có tải trọng đến 30.000DWT. Nhu cầu tiêu thụ than cho nhà máy nhiệt điện Duyên Hải 3 khoảng 3,6 triệu tấn/năm.
Dự án do Liên danh Nhà thầu Thành Đạt Trung Quốc-Điện khí Đông Phương-Viện Thiết kế Tây Nam-Công ty xây dựng điện Triết Giang làm tổng thầu EPC, Công ty CP Tư vấn Xây dựng Điện 3 cùng Tư vấn phụ nước ngoài là tư vấn giám sát thi công.
Theo tiến độ đã được ký kết, nhà máy hoàn thành và đưa vào vận hành thương mại tổ máy số 1 trong vòng 46 tháng và tổ máy số 2 trong vòng 50 tháng kể từ khi hợp đồng EPC có hiệu lực từ ngày 15/11/2012./.
Đây là một trong các dự án trọng điểm của Chính phủ trong Quy hoạch điện VII, cần phải đưa vào vận hành trong giai đoạn 2015-2016 do Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) làm chủ đầu tư.
Phát biểu tại lễ khởi công, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải khẳng định, việc quyết định xây dựng Trung tâm điện lực tại Trà Vinh thể hiện sự quan tâm của Chính phủ đến sự phát triển kinh tế của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, vùng đất địa linh nhân kiệt.
Trung tâm điện lực Duyên Hải với 3 nhà máy sẽ là động lực kích thích nền kinh tế phát triển, tạo công ăn việc làm và đóng góp đáng kể vào nguồn ngân sách hàng năm của địa phương. Đồng thời tạo tiền đề để thu hút các nhà đầu tư vào địa phương, góp phần phát triển và thay đổi cơ cấu kinh tế của tỉnh Trà Vinh nói riêng và khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nói chung.
Để đảm bảo dự án hoàn thành đúng tiến độ và chất lượng, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải yêu cầu EVN phối hợp chặt chẽ với Liên danh nhà thầu xây dựng nhà máy theo đúng các quy định hiện hành về quản lý đầu tư, chất lượng công trình xây dựng, đảm bảo an toàn lao động , môi trường và thực hiện đúng các cam kết trong hợp đồng đã ký giữa nhà thầu và chủ đầu tư Đồng thời đảm bảo đầu tư hệ thống lưới điện đồng bộ để đấu nối nhà máy vào hệ thống điện quốc gia cung cấp điện cho khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và miền Nam.
Phó Thủ tướng cũng đề nghị lãnh đạo Ủy ban Nhân dân tỉnh Trà Vinh tiếp tục phối hợp chặt chẽ với EVN triển khai công tác giải phóng mặt bằng cho hệ thống cấp nước vận hành dài 22 km từ cống La Bang đến Trung tâm điện lực Duyên Hải và lưới điện đồng bộ Trung tâm điện lực Duyên Hải để đảm bảo dự án hoàn thành đúng tiến độ. Bên cạnh đó, Ủy ban Nhân dân tỉnh Trà Vinh, Ủy ban Nhân dân huyện Duyên Hải phối hợp chặt chẽ với chủ đầu tư quan tâm hơn nữa đến đời sống nhân dân vùng dự án, nhằm đảm bảo người dân tái định cư ổn định đời sống, có cuộc sống tốt hơn nơi ở cũ.
Phó Thủ tướng nhấn mạnh, gần 4 năm nữa nhà máy Duyên Hải 3 mới đưa vào vận hành, nhưng nhu cầu than cho các nhà máy điện trong Trung tâm điện lực Duyên Hải và các Trung tâm điện lực khu vực đồng bằng sông Cửu Long rất lớn, vì vậy yêu cầu Tập đoàn Công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam, các Bộ Công Thương, Giao thông Vận tải cần sớm hoàn thành lựa chọn, quy hoạch địa điểm cảng trung chuyển than khu vực Đồng bằng sông Cửu Long tại Duyên Hải để triển khai thực hiện.
Dự án Nhà máy nhiệt điện Duyên Hải 3 (công suất 1.244MW), là một trong 3 nhà máy thuộc Trung tâm điện lực Duyên Hải, có tổng công suất 4.400 MW. Dự án được xây dựng trên tổng diện tích 878,91 ha, gồm hai tổ máy, sản lượng điện sản xuất hàng năm khoảng 7,8 tỷ kWh.
Tổng mức đầu tư dự án trên 28.463,4 tỷ đồng; trong đó giá trị gói thầu EPC là gần 1,2 tỷ USD (tương đương gần 22.293 tỷ đồng) gồm 85% vốn vay của Tổ hợp các ngân hàng: Ngân hàng Trung Quốc (Bank of China) - Ngân hàng Công thương Trung Quốc (ICBC) - Ngân hàng Phát triển Trung Quốc (CDB), 15% giá trị còn lại là vốn đối ứng của EVN.
Đây là nhà máy nhiệt điện ngưng hơi truyền thống, sử dụng nhiên liệu than, công nghệ đốt hiện đại phù hợp với than Antraxit Việt Nam, đảm bảo các chỉ tiêu cao về độ sẵn sàng, hiệu suất, tính ổn định, an toàn và đảm bảo các yêu cầu về bảo vệ môi trường thông qua các thiết bị tiên tiến hiện nay.
Nhiên liệu sử dụng cho nhà máy là than nội địa của Việt Nam và dự kiến là than cám 6A (Hòn Gai-Cẩm Phả) theo Tiêu chuẩn Việt Nam. Than sẽ được vận chuyển đến nhà máy bằng phương tiện vận tải thủy có tải trọng đến 30.000DWT. Nhu cầu tiêu thụ than cho nhà máy nhiệt điện Duyên Hải 3 khoảng 3,6 triệu tấn/năm.
Dự án do Liên danh Nhà thầu Thành Đạt Trung Quốc-Điện khí Đông Phương-Viện Thiết kế Tây Nam-Công ty xây dựng điện Triết Giang làm tổng thầu EPC, Công ty CP Tư vấn Xây dựng Điện 3 cùng Tư vấn phụ nước ngoài là tư vấn giám sát thi công.
Theo tiến độ đã được ký kết, nhà máy hoàn thành và đưa vào vận hành thương mại tổ máy số 1 trong vòng 46 tháng và tổ máy số 2 trong vòng 50 tháng kể từ khi hợp đồng EPC có hiệu lực từ ngày 15/11/2012./.
Mai Phương-Lê Hiền (TTXVN)