Hội nghị “Vai trò của phụ nữ trong phát triển bền vững và hội nhập quốc tế” đã diễn ra ngày 25/6, tại Hà Nội.
Đây là một trong những hoạt động trọng tâm trong năm 2013 của Dự án Bộ Ngoại giao - Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) về “Nâng cao năng lực lãnh đạo cho phụ nữ trong khu vực nhà nước trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.”
Phát biểu tại Hội nghị, bà Nguyễn Thị Kim Ngân, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh bình đẳng giới, nâng cao sự tham gia, đóng góp của phụ nữ, tận dụng và phát huy tối đa nguồn nhân lực nữ đang trở thành một yêu cầu khách quan, là mục tiêu hàng đầu và cũng là giải pháp cho phát triển bền vững.
Phó Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh Đảng và Nhà nước luôn quan tâm, thúc đẩy và thực hiện mục tiêu bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam; Việt Nam đã đạt những thành tựu to lớn về bình đẳng giới được cộng đồng quốc tế ghi nhận.
Tuy nhiên, cần tiếp tục “đổi mới” cách thức triển khai công tác bình đẳng giới, “nâng tầm” để phù hợp với thực tiễn và bước đi của quốc tế, đặc biệt trong giai đoạn đẩy mạnh thực hiện chủ trương chủ động, tích cực hội nhập quốc tế.
Trong bài phát biểu chào mừng, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Phương Nga nhấn mạnh trong giai đoạn phát triển mới của đất nước, việc phát huy vai trò, sự tham gia và đóng góp của phụ nữ không chỉ là một mục tiêu mà còn là một giải pháp quan trọng để thực hiện thành công tái cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng và phát triển bền vững.
Bình đẳng giới đã trở thành một nội hàm quan trọng của chủ trương chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, góp phần nâng cao thế và lực của đất nước, đóng góp có trách nhiệm vào nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế nhằm thúc đẩy tiến bộ xã hội và thực hiện các Mục tiêu thiên niên kỷ.
Cùng chia sẻ quan điểm trên, bà Pratibha Mehta, Trưởng đại diện UNDP tại Việt Nam cho rằng các nước cần có hành động tập thể để thúc đẩy vai trò của phụ nữ và bình đẳng giới, nhất là khi chỉ còn 2 năm nữa là đến thời hạn hoàn thành các Mục tiêu thiên niên kỷ, trong đó có mục tiêu số 3 về bình đẳng giới.
Trong những năm qua, Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể trong việc thực hiện các Mục tiêu thiên niên kỷ và có rất ít quốc gia trong khu vực và trên thế giới đã đạt được những thành tựu như Việt Nam.
Trong mục tiêu số 3 về bình đẳng giới, Việt Nam đã đạt được hai trong ba chỉ tiêu, cụ thể là nâng tỷ lệ trẻ em gái được tiếp cận giáo dục ở bậc tiểu học và trung học cơ sở và tăng tỷ lệ phụ nữ tham gia Quốc hội (Việt Nam hiện là một trong những nước đứng đầu trong khu vực về tỷ lệ phụ nữ tham gia Quốc hội).
Đại diện các tổ chức quốc tế, các diễn giả đều nhấn mạnh do tác động sâu sắc của cuộc khủng hoảng tài chính kinh tế toàn cầu, việc nâng cao sự tham gia và đóng góp của phụ nữ đang trở thành quan tâm sâu sắc của cộng đồng quốc tế và được coi là một trong những nỗ lực và giải pháp để phục hồi kinh tế.
Phụ nữ chiếm tới hơn 50% dân số và đóng góp gần 50% lực lượng lao động có tay nghề cao, kỹ năng quản lý tốt, việc thực hiện tốt công tác bình đẳng giới sẽ giúp tối ưu hóa nguồn lực, khắc phục khó khăn, góp phần phục hồi kinh tế, hướng tới tăng trưởng bền vững hơn.
Tại Hội nghị, các đại biểu thảo luận một số vấn đề thời sự khác như những thách thức đặt ra đối với việc thực hiện bình đẳng giới trong giai đoạn hậu khủng hoảng, tăng cường hợp tác quốc tế về bình đẳng giới trong tình hình mới, vấn đề tuổi nghỉ hưu, tiếp tục đóng góp ý kiến nhằm hoàn thiện Dự thảo Nghị định của Chính phủ thực hiện điều 187 Bộ luật Lao động 2012.
Cũng tại Hội nghị, lãnh đạo và đại diện các Bộ, ban, ngành, các địa phương đánh giá cao vai trò của Bộ Ngoại giao trong việc thúc đẩy vấn đề bình đẳng giới trong quá trình triển khai hội nhập quốc tế toàn diện, trong đó Dự án hợp tác giữa Bộ Ngoại giao và UNDP là một điển hình.
Nhận thấy những đóng góp tích cực, hiệu quả, ở tầm quốc tế của dự án đối với công tác bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam, Bộ Ngoại giao và UNDP đã quyết định kéo dài dự án giai đoạn 2013-2016.
Tại Hội nghị, Thứ trưởng Nguyễn Phương Nga, đại diện Bộ Ngoại giao và bà Pratibha Mehta, đại diện UNDP tại Việt Nam đã ký kết văn kiện Dự án giai đoạn 2013-2016./.
Đây là một trong những hoạt động trọng tâm trong năm 2013 của Dự án Bộ Ngoại giao - Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) về “Nâng cao năng lực lãnh đạo cho phụ nữ trong khu vực nhà nước trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.”
Phát biểu tại Hội nghị, bà Nguyễn Thị Kim Ngân, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh bình đẳng giới, nâng cao sự tham gia, đóng góp của phụ nữ, tận dụng và phát huy tối đa nguồn nhân lực nữ đang trở thành một yêu cầu khách quan, là mục tiêu hàng đầu và cũng là giải pháp cho phát triển bền vững.
Phó Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh Đảng và Nhà nước luôn quan tâm, thúc đẩy và thực hiện mục tiêu bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam; Việt Nam đã đạt những thành tựu to lớn về bình đẳng giới được cộng đồng quốc tế ghi nhận.
Tuy nhiên, cần tiếp tục “đổi mới” cách thức triển khai công tác bình đẳng giới, “nâng tầm” để phù hợp với thực tiễn và bước đi của quốc tế, đặc biệt trong giai đoạn đẩy mạnh thực hiện chủ trương chủ động, tích cực hội nhập quốc tế.
Trong bài phát biểu chào mừng, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Phương Nga nhấn mạnh trong giai đoạn phát triển mới của đất nước, việc phát huy vai trò, sự tham gia và đóng góp của phụ nữ không chỉ là một mục tiêu mà còn là một giải pháp quan trọng để thực hiện thành công tái cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng và phát triển bền vững.
Bình đẳng giới đã trở thành một nội hàm quan trọng của chủ trương chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, góp phần nâng cao thế và lực của đất nước, đóng góp có trách nhiệm vào nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế nhằm thúc đẩy tiến bộ xã hội và thực hiện các Mục tiêu thiên niên kỷ.
Cùng chia sẻ quan điểm trên, bà Pratibha Mehta, Trưởng đại diện UNDP tại Việt Nam cho rằng các nước cần có hành động tập thể để thúc đẩy vai trò của phụ nữ và bình đẳng giới, nhất là khi chỉ còn 2 năm nữa là đến thời hạn hoàn thành các Mục tiêu thiên niên kỷ, trong đó có mục tiêu số 3 về bình đẳng giới.
Trong những năm qua, Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể trong việc thực hiện các Mục tiêu thiên niên kỷ và có rất ít quốc gia trong khu vực và trên thế giới đã đạt được những thành tựu như Việt Nam.
Trong mục tiêu số 3 về bình đẳng giới, Việt Nam đã đạt được hai trong ba chỉ tiêu, cụ thể là nâng tỷ lệ trẻ em gái được tiếp cận giáo dục ở bậc tiểu học và trung học cơ sở và tăng tỷ lệ phụ nữ tham gia Quốc hội (Việt Nam hiện là một trong những nước đứng đầu trong khu vực về tỷ lệ phụ nữ tham gia Quốc hội).
Đại diện các tổ chức quốc tế, các diễn giả đều nhấn mạnh do tác động sâu sắc của cuộc khủng hoảng tài chính kinh tế toàn cầu, việc nâng cao sự tham gia và đóng góp của phụ nữ đang trở thành quan tâm sâu sắc của cộng đồng quốc tế và được coi là một trong những nỗ lực và giải pháp để phục hồi kinh tế.
Phụ nữ chiếm tới hơn 50% dân số và đóng góp gần 50% lực lượng lao động có tay nghề cao, kỹ năng quản lý tốt, việc thực hiện tốt công tác bình đẳng giới sẽ giúp tối ưu hóa nguồn lực, khắc phục khó khăn, góp phần phục hồi kinh tế, hướng tới tăng trưởng bền vững hơn.
Tại Hội nghị, các đại biểu thảo luận một số vấn đề thời sự khác như những thách thức đặt ra đối với việc thực hiện bình đẳng giới trong giai đoạn hậu khủng hoảng, tăng cường hợp tác quốc tế về bình đẳng giới trong tình hình mới, vấn đề tuổi nghỉ hưu, tiếp tục đóng góp ý kiến nhằm hoàn thiện Dự thảo Nghị định của Chính phủ thực hiện điều 187 Bộ luật Lao động 2012.
Cũng tại Hội nghị, lãnh đạo và đại diện các Bộ, ban, ngành, các địa phương đánh giá cao vai trò của Bộ Ngoại giao trong việc thúc đẩy vấn đề bình đẳng giới trong quá trình triển khai hội nhập quốc tế toàn diện, trong đó Dự án hợp tác giữa Bộ Ngoại giao và UNDP là một điển hình.
Nhận thấy những đóng góp tích cực, hiệu quả, ở tầm quốc tế của dự án đối với công tác bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam, Bộ Ngoại giao và UNDP đã quyết định kéo dài dự án giai đoạn 2013-2016.
Tại Hội nghị, Thứ trưởng Nguyễn Phương Nga, đại diện Bộ Ngoại giao và bà Pratibha Mehta, đại diện UNDP tại Việt Nam đã ký kết văn kiện Dự án giai đoạn 2013-2016./.
Thanh Hải (TTXVN)