Ngày 6-7/6 tới, hội nghị tổng kết và công bố các sản phẩm công trình biên soạn “Lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam-Lào, Lào-Việt Nam (1930-2007)” sẽ được tổ chức tại thủ đô Vientiane của Lào.
Nhân dịp này, ông Phạm Văn Linh, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương đã trả lời phỏng vấn về nội dung liên quan đến công trình lịch sử đặc biệt quan trọng này.
- Xin ông cho biết những kết quả nổi bật của công trình “Lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam-Lào, Lào-Việt Nam (1930-2007)”?
- Ông Phạm Văn Linh: Trong lịch sử quan hệ quốc tế từ xưa tới nay, quan hệ đặc biệt Việt Nam-Lào, Lào-Việt Nam là một điển hình, một tấm gương mẫu mực, hiếm có về sự gắn kết bền chặt, thủy chung, trong sáng và đầy hiệu quả giữa hai dân tộc đấu tranh vì độc lập, tự do và tiến bộ xã hội.
Quan hệ đặc biệt Việt Nam-Lào, Lào-Việt Nam phát triển từ quan hệ truyền thống, do Chủ tịch Hồ Chí Minh xây dựng nền móng và chính Người cùng Chủ tịch Cayson Phomvihan, Chủ tịch Souphanouvong và các thế hệ lãnh đạo hai Đảng, hai Nhà nước, nhân dân hai nước dày công vun đắp.
Đối với nhân dân hai nước Việt Nam và Lào, quan hệ đặc biệt được coi là lẽ sống, là tình nghĩa ruột thịt thân thiết, trước sau như một, dù gian nan nguy hiểm đến chừng nào cũng không thể chia tách được.
Nhằm giữ gìn, vun đắp và phát huy vai trò của mối quan hệ đặc biệt Việt Nam-Lào, Lào-Việt Nam trong hiện tại và tương lai vì sự trường tồn và phát triển của hai dân tộc, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam và Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng Nhân dân cách mạng Lào đã quyết định tổ chức hợp tác cùng biên soạn công trình “Lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam-Lào, Lào-Việt Nam (1930-2007).”
Sau hơn bốn năm khẩn trương triển khai thực hiện, được sự quan tâm sát sao của Bộ Chính trị và Ban Bí thư Trung ương của hai Đảng, cùng với sự lao động miệt mài, nghiêm túc của các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu và sự đóng góp tích cực của các thế hệ chuyên gia và quân tình nguyện Việt Nam giúp cách mạng Lào..., kết quả nổi bật của công trình này được thể hiện trên 3 phương diện:
Thứ nhất, công trình này đến nay đã hoàn thành, đã có kết quả cụ thể, được nghiên cứu một cách công phu của các nhà khoa học về quan hệ đặc biệt Việt Nam-Lào, Lào-Việt Nam. Sự đặc biệt này được thể hiện ở chỗ đây là công trình đồ sộ nhất từ xưa đến nay, trình bày một cách có hệ thống nhất, sâu sắc, toàn diện và khách quan quá trình xây dựng và phát triển mối quan hệ đặc biệt Việt Nam-Lào, Lào-Việt Nam.
Các sản phẩm đã làm sáng tỏ mối quan hệ đặc biệt Việt Nam-Lào, Lào-Việt Nam thủy chung, son sắt, là tài sản vô giá, là nguồn sức mạnh, nhân tố bảo đảm thắng lợi sự nghiệp cách mạng của mỗi nước; đồng thời đúc kết các bài học kinh nghiệm, gợi mở những vấn đề vận dụng vào hiện tại và tương lai.
Có thể nói rằng, công trình vừa có giá trị về khoa học, lý luận và thực tiễn, là một tài liệu gốc để sau này tiếp tục tuyên truyền giáo dục cho thế hệ trẻ hai nước, làm cơ sở tiếp tục nghiên cứu mối quan hệ đặc biệt Việt Nam-Lào, Lào-Việt Nam trong giai đoạn mới.
Thứ hai, đến nay, công trình đã hình thành 6 bộ sản phẩm, gồm sản phẩm chính “Lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam-Lào, Lào-Việt Nam (1930-2007)”; Lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam-Lào, Lào-Việt Nam (1930-2007) - Văn kiện; Lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam-Lào, Lào-Việt Nam (1930-2007) - Biên niên sự kiện; Lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam-Lào, Lào-Việt Nam (1930-2007) - Hồi ký (gồm bài viết của lãnh đạo Đảng, Nhà nước; hồi ký các chuyên gia và quân tình nguyện Việt Nam giúp Lào qua các thời kỳ); Lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam-Lào, Lào-Việt Nam (1930-2007) - Sách ảnh (tập hợp nhiều bức ảnh quý, chọn lọc, có bức ảnh lần đầu tiên được công bố, phản ánh về mối quan hệ đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa hai nước qua các thời kỳ lịch sử...); bộ phim “Bản anh hùng ca quan hệ Việt-Lào” (ghi lại những chặng đường, những giai đoạn bằng hình ảnh về quan hệ đặc biệt Việt Nam-Lào, Lào-Việt Nam).
Công trình này đã tập hợp được lực lượng đông đảo các nhà khoa học, nhà nghiên cứu của hai nước. Đặc biệt, trong quá trình thực hiện, Ban Chỉ đạo và các Ban biên soạn đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, trong đó tổ chức sáu sự kiện lịch sử quan trọng về hai cuộc kháng chiến của nước Lào trên các địa danh từ Sầm Nưa - căn cứ địa cách mạng đầu tiên của Lào, đến các chiến khu cách mạng quan trọng như Attapu và các tỉnh Nam Lào; Sainyabuli và các tỉnh Bắc Lào; đường 9 - Nam Lào và các tỉnh Trung Lào; căn cứ chiến lược Cánh đồng Chum-Xiêng Khoảng...
Đây là những địa điểm quân đội hai nước đã kề vai sát cánh, chia ngọt sẻ bùi, nhường cơm sẻ áo cho nhau trên một chiến trường để có nền độc lập hôm nay, thể hiện sự gắn bó đặc biệt Việt Nam-Lào, Lào-Việt Nam.
Những sự kiện được tổ chức đã thu hút đông đảo nhân dân tham gia chứng kiến. Hình ảnh những người dân đứng hai bên đường đi đón quân tình nguyện Việt Nam, những đoàn cán bộ Việt Nam và trực tiếp chứng kiến các sự kiện đã diễn ra, đã gợi lại tình cảm sâu sắc đặc biệt của nhân dân hai nước, bổ sung, vun đắp thêm mối quan hệ đặc biệt tình hữu nghị của nhân dân hai nước Việt Nam-Lào.
Thứ ba, đây là công trình nghiên cứu được hai bên thống nhất rất cao, là sản phẩm chung của hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước. Có lẽ, trong lịch sử chưa có một quốc gia nào, một Đảng nào mà hai Đảng cùng thống nhất xây dựng và cùng viết nên bộ lịch sử này.
Chúng tôi cho rằng đây cũng là một thành công đặc biệt. Công trình đã được nghiệm thu theo quy trình khoa học, được các đồng chí lãnh đạo hai Đảng, hai Nhà nước, các nhà khoa học hai nước đánh giá cao.
- Thưa ông, những nội dung cần quan tâm trong các sản phẩm của công trình quan trọng này là gì?
- Ông Phạm Văn Linh: Bộ lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam-Lào, Lào-Việt Nam là công trình có ý nghĩa quan trọng đối với hai nước Việt Nam-Lào. Từng sản phẩm có ý nghĩa riêng của nó, mỗi sản phẩm là công trình tổng kết cả về lý luận và thực tiễn sâu sắc. Mỗi công trình có giá trị riêng của nó và có điểm cần chú ý.
Đối với sản phẩm chính, ngoài việc khái lược lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam-Lào, Lào-Việt Nam qua các chặng đường từ năm 1930 đến nay, công trình còn tổng kết, rút những bài học kinh nghiệm về quan hệ đặc biệt Việt Nam-Lào, Lào-Việt Nam; làm rõ nội hàm của quan hệ đặc biệt Việt Nam-Lào, Lào-Việt Nam, khác như thế nào so với quan hệ với các Đảng khác trên thế giới.
Điều đặc biệt ở đây là riêng hai Đảng chúng ta có với nhau, đúng nghĩa là quan hệ hữu nghị truyền thống đặc biệt, được thử thách, khẳng định qua thực tiễn của đấu tranh giành độc lập của mỗi nước cũng như công cuộc xây dựng đất nước hôm nay.
Hơn nữa, kết quả nghiên cứu trong các sản phẩm này cũng gợi mở những nội dung tiếp nối của quan hệ đặc biệt này trong giai đoạn mở cửa hội nhập và phát triển của mỗi nước hiện nay.
Ngoài việc tổng kết về lý luận và thực tiễn, về các giai đoạn của quan hệ đặc biệt, sản phẩm chính có tính chất khái quát, làm rõ hơn những cơ sở đảm bảo để duy trì và phát triển mối quan hệ đặc biệt này trong giai đoạn tiếp theo.
Bộ Văn kiện là hệ thống văn kiện Đảng của hai nước. Tôi xin nhấn mạnh, đối với công trình này, quan hệ đặc biệt được thể hiện ở cả hai nước Việt Nam và Lào, gồm các văn kiện của Việt Nam nói về quan hệ đặc biệt Việt Nam-Lào và các văn kiện của Lào nói về quan hệ đặc biệt Lào-Việt Nam, trải dài theo thời gian từ năm 1930 đến nay. Đây cũng là cơ sở và được coi là bộ tài liệu gốc lưu lại các văn kiện, các chỉ đạo của hai Đảng để làm nên thắng lợi của chung hai nước và của mỗi nước ngày hôm nay.
Các biên niên sự kiện nói về các sự kiện diễn ra trong lịch sử đặc biệt giữa hai nước, có một số dấu mốc quan trọng, giai đoạn lịch sử, sự kiện đáng lưu ý, có thể giúp chúng ta khi tổng kết các sự kiện lịch sử sẽ nhìn lại những thành quả của nó, cùng với sự chỉ đạo của hai Đảng, hai nước để có mối quan hệ đặc biệt.
Bộ Biên niên sự kiện có vị trí và tầm quan trọng đặc biệt, nhằm làm sáng tỏ những sự kiện lịch sử về tình đoàn kết giữa hai nước trong những năm đấu tranh giành độc lập dân tộc cũng như trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày nay. Hàng ngàn sự kiện được trình bày trong Biên niên sự kiện đã khái quát, phục dựng lại tiến trình lịch sử của tình đoàn kết đặc biệt Việt Nam-Lào, Lào-Việt Nam .
Nội dung các bài viết trong Bộ hồi ký đã phản ánh chân thực, sinh động, sâu sắc về mối quan hệ đặc biệt giữa hai Đảng, hai Nhà nước, hai Mặt trận cùng các tổ chức, đoàn thể nhân dân, các ngành, các địa phương của Việt Nam và Lào; phản ánh những tình cảm sâu sắc của các cán bộ, chiến sĩ quân tình nguyện Việt Nam, các chuyên gia Việt Nam tại Lào và cán bộ, chiến sỹ Lào cùng kề vai, sát cánh trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và chống đế quốc Mỹ…
Ngoài ra, bộ sách này còn có những bài viết của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận, các tổ chức đoàn thể và một số địa phương của Việt Nam và Lào; toát lên tầm tư tưởng lớn về quan hệ đặc biệt Việt Nam-Lào, Lào-Việt Nam; thể hiện quan điểm, đường lối và hoạt động thực tiễn rất hiệu quả của hai Đảng, hai Nhà nước, hai Mặt trận và nhân dân hai nước trong mối quan hệ đặc biệt Việt Nam-Lào, Lào-Việt Nam.
Bộ sách ảnh và phim tài liệu đã phản ánh một cách khách quan, có hệ thống và tiêu biểu về mối quan hệ đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa hai nước Việt Nam và Lào qua các thời kỳ lịch sử.
Điều cần chú ý là công trình này không đi vào những vấn đề chung của quan hệ hai nước trên các lĩnh vực mà chỉ đi sâu vào quan hệ đặc biệt. Đây là điểm xuyên suốt trong các bộ sản phẩm này. Các bộ sản phẩm này xoay xung quanh sản phẩm chính, là trục tổng kết các vấn đề quan hệ đặc biệt hai nước.
Các sản phẩm bộ văn kiện, bộ Biên niên sự kiện, bộ hồi ký, sách ảnh, phim tài liệu vừa thể hiện tính độc lập, nói lên bằng hình ảnh, tư liệu về quan hệ đặc biệt đó, đồng thời bổ sung cho sản phẩm chính, làm sâu sắc hơn mối quan hệ đặc biệt Việt Nam-Lào, Lào-Việt Nam.
- Xin ông cho biết những định hướng tuyên truyền các sản phẩm công trình biên soạn “Lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam-Lào, Lào-Việt Nam (1930-2007)”?
- Ông Phạm Văn Linh: Đến nay, công trình “Lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam-Lào, Lào-Việt Nam (1930-2007)” đã hoàn thành, được xuất bản bằng 3 thứ tiếng: tiếng Việt, tiếng Lào và tiếng Anh. Đây là công trình quy mô lớn nhất từ trước tới nay về mối quan hệ đặc biệt Việt Nam-Lào, Lào-Việt Nam.
Công trình có giá trị khoa học cao, có ý nghĩa to lớn, phản ánh tình hữu nghị truyền thống, mối quan hệ đặc biệt giữa hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước Việt Nam-Lào trong suốt hơn 80 năm qua theo đúng tinh thần chỉ đạo của Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam và Bộ Chính trị Đảng Nhân dân Cách mạng Lào.
Để phát huy giá trị của công trình, hai Đảng có sự phối hợp chỉ đạo, tổ chức tuyên truyền sâu rộng về giá trị to lớn của công trình khoa học lịch sử quan trọng này trong cán bộ, đảng viên, các tầng nhân dân và bạn bè quốc tế, nhằm giáo dục, nâng cao nhận thức, củng cố tình cảm của cán bộ, đảng viên, nhân dân và nhất là thế hệ trẻ hai nước về mối quan hệ hữu nghị đặc biệt, thủy chung, trong sáng giữa hai nước Việt Nam-Lào.
Công tác tuyên truyền nhằm làm cho bạn bè quốc tế hiểu rõ bản chất tốt đẹp, trong sáng của mối quan hệ Việt Nam-Lào; khẳng định quan điểm nhất quán của Đảng, Nhà nước và nhân dân hai nước trong việc duy trì, củng cố và tăng cường mối quan hệ đặc biệt giữa hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước; đấu tranh chống lại sự bóp méo, xuyên tạc lịch sử của các thế lực thù địch chia rẽ tình đoàn kết của nhân dân hai nước Việt Nam-Lào.
Thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo hai Đảng, hai Nhà nước, trong hai ngày 6-7/6 tới, Hội nghị tổng kết và công bố các sản phẩm công trình biên soạn “Lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam-Lào, Lào-Việt Nam (1930-2007)" sẽ được tổ chức tại thủ đô Vientiane, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào.
Những hoạt động tuyên truyền về công trình quan trọng này sẽ được hướng về các địa phương, đơn vị và nhân dân hai nước với các hình thức phong phú, đạt hiệu quả thiết thực, góp phần vun đắp quan hệ đặc biệt Việt Nam-Lào, Lào-Việt Nam ngày càng phát triển bền vững. Kết quả của công trình sẽ tiếp tục được quảng bá bằng nhiều kênh khác nhau: giới thiệu sách, phỏng vấn sâu các chuyên gia, quân tình nguyện, Ban biên soạn...
Các phương tiện thông tin đại chúng ở Trung ương và địa phương của hai nước sẽ tuyên truyền sâu đậm và sinh động về quan hệ đặc biệt Việt Nam-Lào, các sản phẩm của công trình “Lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam-Lào, Lào-Việt Nam," một số công trình hợp tác đạt hiệu quả về kinh tế, văn hóa, xã hội giữa hai nước Việt Nam-Lào.
Các sản phẩm của công trình biên soạn “Lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam-Lào, Lào-Việt Nam (1930-2007)" sẽ được phát hành đến lãnh đạo hai Đảng và hai Nhà nước, các cơ quan, các địa phương chung biên giới. Các cơ quan nghiên cứu của hai nước tiếp tục tổ chức các hội nghị, hội thảo để làm sáng tỏ hơn những nội dung khoa học mà công trình đã tổng kết./.
- Trân trọng cảm ơn ông!
Nhân dịp này, ông Phạm Văn Linh, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương đã trả lời phỏng vấn về nội dung liên quan đến công trình lịch sử đặc biệt quan trọng này.
- Xin ông cho biết những kết quả nổi bật của công trình “Lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam-Lào, Lào-Việt Nam (1930-2007)”?
- Ông Phạm Văn Linh: Trong lịch sử quan hệ quốc tế từ xưa tới nay, quan hệ đặc biệt Việt Nam-Lào, Lào-Việt Nam là một điển hình, một tấm gương mẫu mực, hiếm có về sự gắn kết bền chặt, thủy chung, trong sáng và đầy hiệu quả giữa hai dân tộc đấu tranh vì độc lập, tự do và tiến bộ xã hội.
Quan hệ đặc biệt Việt Nam-Lào, Lào-Việt Nam phát triển từ quan hệ truyền thống, do Chủ tịch Hồ Chí Minh xây dựng nền móng và chính Người cùng Chủ tịch Cayson Phomvihan, Chủ tịch Souphanouvong và các thế hệ lãnh đạo hai Đảng, hai Nhà nước, nhân dân hai nước dày công vun đắp.
Đối với nhân dân hai nước Việt Nam và Lào, quan hệ đặc biệt được coi là lẽ sống, là tình nghĩa ruột thịt thân thiết, trước sau như một, dù gian nan nguy hiểm đến chừng nào cũng không thể chia tách được.
Nhằm giữ gìn, vun đắp và phát huy vai trò của mối quan hệ đặc biệt Việt Nam-Lào, Lào-Việt Nam trong hiện tại và tương lai vì sự trường tồn và phát triển của hai dân tộc, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam và Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng Nhân dân cách mạng Lào đã quyết định tổ chức hợp tác cùng biên soạn công trình “Lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam-Lào, Lào-Việt Nam (1930-2007).”
Sau hơn bốn năm khẩn trương triển khai thực hiện, được sự quan tâm sát sao của Bộ Chính trị và Ban Bí thư Trung ương của hai Đảng, cùng với sự lao động miệt mài, nghiêm túc của các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu và sự đóng góp tích cực của các thế hệ chuyên gia và quân tình nguyện Việt Nam giúp cách mạng Lào..., kết quả nổi bật của công trình này được thể hiện trên 3 phương diện:
Thứ nhất, công trình này đến nay đã hoàn thành, đã có kết quả cụ thể, được nghiên cứu một cách công phu của các nhà khoa học về quan hệ đặc biệt Việt Nam-Lào, Lào-Việt Nam. Sự đặc biệt này được thể hiện ở chỗ đây là công trình đồ sộ nhất từ xưa đến nay, trình bày một cách có hệ thống nhất, sâu sắc, toàn diện và khách quan quá trình xây dựng và phát triển mối quan hệ đặc biệt Việt Nam-Lào, Lào-Việt Nam.
Các sản phẩm đã làm sáng tỏ mối quan hệ đặc biệt Việt Nam-Lào, Lào-Việt Nam thủy chung, son sắt, là tài sản vô giá, là nguồn sức mạnh, nhân tố bảo đảm thắng lợi sự nghiệp cách mạng của mỗi nước; đồng thời đúc kết các bài học kinh nghiệm, gợi mở những vấn đề vận dụng vào hiện tại và tương lai.
Có thể nói rằng, công trình vừa có giá trị về khoa học, lý luận và thực tiễn, là một tài liệu gốc để sau này tiếp tục tuyên truyền giáo dục cho thế hệ trẻ hai nước, làm cơ sở tiếp tục nghiên cứu mối quan hệ đặc biệt Việt Nam-Lào, Lào-Việt Nam trong giai đoạn mới.
Thứ hai, đến nay, công trình đã hình thành 6 bộ sản phẩm, gồm sản phẩm chính “Lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam-Lào, Lào-Việt Nam (1930-2007)”; Lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam-Lào, Lào-Việt Nam (1930-2007) - Văn kiện; Lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam-Lào, Lào-Việt Nam (1930-2007) - Biên niên sự kiện; Lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam-Lào, Lào-Việt Nam (1930-2007) - Hồi ký (gồm bài viết của lãnh đạo Đảng, Nhà nước; hồi ký các chuyên gia và quân tình nguyện Việt Nam giúp Lào qua các thời kỳ); Lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam-Lào, Lào-Việt Nam (1930-2007) - Sách ảnh (tập hợp nhiều bức ảnh quý, chọn lọc, có bức ảnh lần đầu tiên được công bố, phản ánh về mối quan hệ đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa hai nước qua các thời kỳ lịch sử...); bộ phim “Bản anh hùng ca quan hệ Việt-Lào” (ghi lại những chặng đường, những giai đoạn bằng hình ảnh về quan hệ đặc biệt Việt Nam-Lào, Lào-Việt Nam).
Công trình này đã tập hợp được lực lượng đông đảo các nhà khoa học, nhà nghiên cứu của hai nước. Đặc biệt, trong quá trình thực hiện, Ban Chỉ đạo và các Ban biên soạn đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, trong đó tổ chức sáu sự kiện lịch sử quan trọng về hai cuộc kháng chiến của nước Lào trên các địa danh từ Sầm Nưa - căn cứ địa cách mạng đầu tiên của Lào, đến các chiến khu cách mạng quan trọng như Attapu và các tỉnh Nam Lào; Sainyabuli và các tỉnh Bắc Lào; đường 9 - Nam Lào và các tỉnh Trung Lào; căn cứ chiến lược Cánh đồng Chum-Xiêng Khoảng...
Đây là những địa điểm quân đội hai nước đã kề vai sát cánh, chia ngọt sẻ bùi, nhường cơm sẻ áo cho nhau trên một chiến trường để có nền độc lập hôm nay, thể hiện sự gắn bó đặc biệt Việt Nam-Lào, Lào-Việt Nam.
Những sự kiện được tổ chức đã thu hút đông đảo nhân dân tham gia chứng kiến. Hình ảnh những người dân đứng hai bên đường đi đón quân tình nguyện Việt Nam, những đoàn cán bộ Việt Nam và trực tiếp chứng kiến các sự kiện đã diễn ra, đã gợi lại tình cảm sâu sắc đặc biệt của nhân dân hai nước, bổ sung, vun đắp thêm mối quan hệ đặc biệt tình hữu nghị của nhân dân hai nước Việt Nam-Lào.
Thứ ba, đây là công trình nghiên cứu được hai bên thống nhất rất cao, là sản phẩm chung của hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước. Có lẽ, trong lịch sử chưa có một quốc gia nào, một Đảng nào mà hai Đảng cùng thống nhất xây dựng và cùng viết nên bộ lịch sử này.
Chúng tôi cho rằng đây cũng là một thành công đặc biệt. Công trình đã được nghiệm thu theo quy trình khoa học, được các đồng chí lãnh đạo hai Đảng, hai Nhà nước, các nhà khoa học hai nước đánh giá cao.
- Thưa ông, những nội dung cần quan tâm trong các sản phẩm của công trình quan trọng này là gì?
- Ông Phạm Văn Linh: Bộ lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam-Lào, Lào-Việt Nam là công trình có ý nghĩa quan trọng đối với hai nước Việt Nam-Lào. Từng sản phẩm có ý nghĩa riêng của nó, mỗi sản phẩm là công trình tổng kết cả về lý luận và thực tiễn sâu sắc. Mỗi công trình có giá trị riêng của nó và có điểm cần chú ý.
Đối với sản phẩm chính, ngoài việc khái lược lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam-Lào, Lào-Việt Nam qua các chặng đường từ năm 1930 đến nay, công trình còn tổng kết, rút những bài học kinh nghiệm về quan hệ đặc biệt Việt Nam-Lào, Lào-Việt Nam; làm rõ nội hàm của quan hệ đặc biệt Việt Nam-Lào, Lào-Việt Nam, khác như thế nào so với quan hệ với các Đảng khác trên thế giới.
Điều đặc biệt ở đây là riêng hai Đảng chúng ta có với nhau, đúng nghĩa là quan hệ hữu nghị truyền thống đặc biệt, được thử thách, khẳng định qua thực tiễn của đấu tranh giành độc lập của mỗi nước cũng như công cuộc xây dựng đất nước hôm nay.
Hơn nữa, kết quả nghiên cứu trong các sản phẩm này cũng gợi mở những nội dung tiếp nối của quan hệ đặc biệt này trong giai đoạn mở cửa hội nhập và phát triển của mỗi nước hiện nay.
Ngoài việc tổng kết về lý luận và thực tiễn, về các giai đoạn của quan hệ đặc biệt, sản phẩm chính có tính chất khái quát, làm rõ hơn những cơ sở đảm bảo để duy trì và phát triển mối quan hệ đặc biệt này trong giai đoạn tiếp theo.
Bộ Văn kiện là hệ thống văn kiện Đảng của hai nước. Tôi xin nhấn mạnh, đối với công trình này, quan hệ đặc biệt được thể hiện ở cả hai nước Việt Nam và Lào, gồm các văn kiện của Việt Nam nói về quan hệ đặc biệt Việt Nam-Lào và các văn kiện của Lào nói về quan hệ đặc biệt Lào-Việt Nam, trải dài theo thời gian từ năm 1930 đến nay. Đây cũng là cơ sở và được coi là bộ tài liệu gốc lưu lại các văn kiện, các chỉ đạo của hai Đảng để làm nên thắng lợi của chung hai nước và của mỗi nước ngày hôm nay.
Các biên niên sự kiện nói về các sự kiện diễn ra trong lịch sử đặc biệt giữa hai nước, có một số dấu mốc quan trọng, giai đoạn lịch sử, sự kiện đáng lưu ý, có thể giúp chúng ta khi tổng kết các sự kiện lịch sử sẽ nhìn lại những thành quả của nó, cùng với sự chỉ đạo của hai Đảng, hai nước để có mối quan hệ đặc biệt.
Bộ Biên niên sự kiện có vị trí và tầm quan trọng đặc biệt, nhằm làm sáng tỏ những sự kiện lịch sử về tình đoàn kết giữa hai nước trong những năm đấu tranh giành độc lập dân tộc cũng như trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày nay. Hàng ngàn sự kiện được trình bày trong Biên niên sự kiện đã khái quát, phục dựng lại tiến trình lịch sử của tình đoàn kết đặc biệt Việt Nam-Lào, Lào-Việt Nam .
Nội dung các bài viết trong Bộ hồi ký đã phản ánh chân thực, sinh động, sâu sắc về mối quan hệ đặc biệt giữa hai Đảng, hai Nhà nước, hai Mặt trận cùng các tổ chức, đoàn thể nhân dân, các ngành, các địa phương của Việt Nam và Lào; phản ánh những tình cảm sâu sắc của các cán bộ, chiến sĩ quân tình nguyện Việt Nam, các chuyên gia Việt Nam tại Lào và cán bộ, chiến sỹ Lào cùng kề vai, sát cánh trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và chống đế quốc Mỹ…
Ngoài ra, bộ sách này còn có những bài viết của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận, các tổ chức đoàn thể và một số địa phương của Việt Nam và Lào; toát lên tầm tư tưởng lớn về quan hệ đặc biệt Việt Nam-Lào, Lào-Việt Nam; thể hiện quan điểm, đường lối và hoạt động thực tiễn rất hiệu quả của hai Đảng, hai Nhà nước, hai Mặt trận và nhân dân hai nước trong mối quan hệ đặc biệt Việt Nam-Lào, Lào-Việt Nam.
Bộ sách ảnh và phim tài liệu đã phản ánh một cách khách quan, có hệ thống và tiêu biểu về mối quan hệ đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa hai nước Việt Nam và Lào qua các thời kỳ lịch sử.
Điều cần chú ý là công trình này không đi vào những vấn đề chung của quan hệ hai nước trên các lĩnh vực mà chỉ đi sâu vào quan hệ đặc biệt. Đây là điểm xuyên suốt trong các bộ sản phẩm này. Các bộ sản phẩm này xoay xung quanh sản phẩm chính, là trục tổng kết các vấn đề quan hệ đặc biệt hai nước.
Các sản phẩm bộ văn kiện, bộ Biên niên sự kiện, bộ hồi ký, sách ảnh, phim tài liệu vừa thể hiện tính độc lập, nói lên bằng hình ảnh, tư liệu về quan hệ đặc biệt đó, đồng thời bổ sung cho sản phẩm chính, làm sâu sắc hơn mối quan hệ đặc biệt Việt Nam-Lào, Lào-Việt Nam.
- Xin ông cho biết những định hướng tuyên truyền các sản phẩm công trình biên soạn “Lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam-Lào, Lào-Việt Nam (1930-2007)”?
- Ông Phạm Văn Linh: Đến nay, công trình “Lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam-Lào, Lào-Việt Nam (1930-2007)” đã hoàn thành, được xuất bản bằng 3 thứ tiếng: tiếng Việt, tiếng Lào và tiếng Anh. Đây là công trình quy mô lớn nhất từ trước tới nay về mối quan hệ đặc biệt Việt Nam-Lào, Lào-Việt Nam.
Công trình có giá trị khoa học cao, có ý nghĩa to lớn, phản ánh tình hữu nghị truyền thống, mối quan hệ đặc biệt giữa hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước Việt Nam-Lào trong suốt hơn 80 năm qua theo đúng tinh thần chỉ đạo của Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam và Bộ Chính trị Đảng Nhân dân Cách mạng Lào.
Để phát huy giá trị của công trình, hai Đảng có sự phối hợp chỉ đạo, tổ chức tuyên truyền sâu rộng về giá trị to lớn của công trình khoa học lịch sử quan trọng này trong cán bộ, đảng viên, các tầng nhân dân và bạn bè quốc tế, nhằm giáo dục, nâng cao nhận thức, củng cố tình cảm của cán bộ, đảng viên, nhân dân và nhất là thế hệ trẻ hai nước về mối quan hệ hữu nghị đặc biệt, thủy chung, trong sáng giữa hai nước Việt Nam-Lào.
Công tác tuyên truyền nhằm làm cho bạn bè quốc tế hiểu rõ bản chất tốt đẹp, trong sáng của mối quan hệ Việt Nam-Lào; khẳng định quan điểm nhất quán của Đảng, Nhà nước và nhân dân hai nước trong việc duy trì, củng cố và tăng cường mối quan hệ đặc biệt giữa hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước; đấu tranh chống lại sự bóp méo, xuyên tạc lịch sử của các thế lực thù địch chia rẽ tình đoàn kết của nhân dân hai nước Việt Nam-Lào.
Thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo hai Đảng, hai Nhà nước, trong hai ngày 6-7/6 tới, Hội nghị tổng kết và công bố các sản phẩm công trình biên soạn “Lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam-Lào, Lào-Việt Nam (1930-2007)" sẽ được tổ chức tại thủ đô Vientiane, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào.
Những hoạt động tuyên truyền về công trình quan trọng này sẽ được hướng về các địa phương, đơn vị và nhân dân hai nước với các hình thức phong phú, đạt hiệu quả thiết thực, góp phần vun đắp quan hệ đặc biệt Việt Nam-Lào, Lào-Việt Nam ngày càng phát triển bền vững. Kết quả của công trình sẽ tiếp tục được quảng bá bằng nhiều kênh khác nhau: giới thiệu sách, phỏng vấn sâu các chuyên gia, quân tình nguyện, Ban biên soạn...
Các phương tiện thông tin đại chúng ở Trung ương và địa phương của hai nước sẽ tuyên truyền sâu đậm và sinh động về quan hệ đặc biệt Việt Nam-Lào, các sản phẩm của công trình “Lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam-Lào, Lào-Việt Nam," một số công trình hợp tác đạt hiệu quả về kinh tế, văn hóa, xã hội giữa hai nước Việt Nam-Lào.
Các sản phẩm của công trình biên soạn “Lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam-Lào, Lào-Việt Nam (1930-2007)" sẽ được phát hành đến lãnh đạo hai Đảng và hai Nhà nước, các cơ quan, các địa phương chung biên giới. Các cơ quan nghiên cứu của hai nước tiếp tục tổ chức các hội nghị, hội thảo để làm sáng tỏ hơn những nội dung khoa học mà công trình đã tổng kết./.
- Trân trọng cảm ơn ông!
Hương Thủy (TTXVN/Vietnam+)