Nhân dịp về dự Lễ kỷ niệm 100 năm ngày sinh cố Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Hùng, chiều 10/6, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã có buổi làm việc với lãnh đạo chủ chốt tỉnh Vĩnh Long về tình hình kinh tế-xã hội của địa phương.
Dự buổi làm việc có Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân và Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh cùng lãnh đạo các Bộ, ngành Trung ương.
Báo cáo Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại buổi làm việc, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Vĩnh Long Nguyễn Văn Diệp cho biết, trong 5 tháng đầu năm 2012, tình hình kinh tế-xã hội của Vĩnh Long tiếp tục có những bước chuyển biến tích cực. Sản suất nông nghiệp của tỉnh được duy trì và phát triển, sản lượng lúa Đông Xuân đạt trên 429 nghìn tấn; diện tích lúa Hè Thu đã xuống giống đạt 98,51% kế hoạch. Giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp đạt trên 2.612 tỷ đồng, tăng 16,07% so với cùng kỳ năm trước.
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 16,33% so với cùng kỳ năm trước; tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 133,32 triệu USD, đạt 34% kế hoạch năm.
Các lĩnh vực văn hóa-xã hội tiếp tục được quan tâm đầu tư và có nhiều chuyển biến; an sinh xã hội được đảm bảo. Tổng giá trị thực hiện các chính sách an sinh xã hội trong những tháng đầu năm 2012 của địa phương đạt khoảng 140 tỷ đồng.
Về thực hiện Nghị quyết 13/NQ-CP ngày 10/5/2012 của Chính phủ, Vĩnh Long đã ban hành kế hoạch thực hiện, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các sở, ban, ngành liên quan nhằm tập trung tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh, gắn với hỗ trợ thị trường.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, tình hình kinh tế-xã hội của Vĩnh Long còn một số hạn chế nhất định như hoạt động tiêu thụ hàng hóa nông sản, thủy sản, xuất khẩu gạo còn gặp nhiều khó khăn, giá cá tra xuống thấp; các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh gặp nhiều khó khăn về vốn, trả lãi vay ngân hàng, nợ thuế; các dự án, công trình trọng điểm của tỉnh triển khai còn chậm.
Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Vĩnh Long Nguyễn Văn Diệp cho hay, nhiệm vụ trọng tâm trong những tháng cuối năm 2012, Vĩnh Long khẳng định quyết tâm mạnh mẽ trong việc thực hiện hiệu quả Nghị quyết 13 của Chính phủ nhằm tập trung tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp phát triển sản xuất, kinh doanh. Cùng với đó là tiếp tục thực hiện tốt các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững; phát huy lợi thế, tập trung phát triển nông nghiệp một cách toàn diện; tăng cường huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn đầu tư… phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng năm 2012 đạt 11,5%.
Phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá cao những kết quả mà Vĩnh Long đạt được trong sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế-xã hội của địa phương thời gian qua. Đặc biệt, trong điều kiện khó khăn, thách thức của năm 2011, song với sự nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong tỉnh, Vĩnh Long đã hoàn thành cơ bản các nhiệm vụ và chỉ tiêu phát triển kinh tế-xã hội đã đề ra trong năm 2011, trong đó đã duy trì được tăng trưởng kinh tế ở mức khá 10,02%, đóng góp tích cực vào thành tựu chung của cả nước trong những năm qua.
Theo Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, bên cạnh lợi thế, các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long nói chung và Vĩnh Long nói riêng có những hạn chế, đặc biệt là hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế-xã hội kém phát triển. Do vậy, bằng sự nỗ lực, năng động, sáng tạo của mình, Vĩnh Long cần tiếp tục phát huy các tiềm năng, lợi thế của địa phương về sản xuất lúa gạo, cây ăn trái, nuôi trồng thủy sản, du lịch, dịch vụ, công nghiệp chế biến… để tiếp tục bứt phá vươn lên.
Trên tinh thần này, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị lãnh đạo Vĩnh Long cần hết sức quan tâm đầu tư tới kết cấu hạ tầng nhất là hạ tầng về giao thông, thủy lợi; đẩy mạnh áp dụng khoa học-kỹ thuật vào sản xuất nhằm nâng cao năng xuất, chất lượng và sức cạnh tranh của các sản phẩm hàng hóa trên thị trường; tăng cường huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn cho đầu tư, phát triển...
Bên cạnh đó, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng nhấn mạnh, Vĩnh Long cần tiếp tục thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội; quan tâm hơn nữa tới đầu tư cơ sở vật chất cho ngành giáo dục, y tế; phấn đấu nâng cao chất lượng giáo dục-đào tạo cũng như thực hiện tốt công tác chăm sóc y tế, khám chữa bệnh cho nhân dân.
Tại buổi làm việc, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh và lãnh đạo các Bộ, ngành Trung ương đã xem xét, cho ý kiến cụ thể với các đề xuất, kiến nghị của Vĩnh Long như kiến nghị Chính phủ tiếp tục có các biện pháp hỗ trợ nông dân trong tiêu thụ hàng hóa nông thủy sản; hỗ trợ vốn cho các công trình giao thông, thủy lợi trọng điểm của địa phương./.
Dự buổi làm việc có Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân và Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh cùng lãnh đạo các Bộ, ngành Trung ương.
Báo cáo Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại buổi làm việc, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Vĩnh Long Nguyễn Văn Diệp cho biết, trong 5 tháng đầu năm 2012, tình hình kinh tế-xã hội của Vĩnh Long tiếp tục có những bước chuyển biến tích cực. Sản suất nông nghiệp của tỉnh được duy trì và phát triển, sản lượng lúa Đông Xuân đạt trên 429 nghìn tấn; diện tích lúa Hè Thu đã xuống giống đạt 98,51% kế hoạch. Giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp đạt trên 2.612 tỷ đồng, tăng 16,07% so với cùng kỳ năm trước.
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 16,33% so với cùng kỳ năm trước; tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 133,32 triệu USD, đạt 34% kế hoạch năm.
Các lĩnh vực văn hóa-xã hội tiếp tục được quan tâm đầu tư và có nhiều chuyển biến; an sinh xã hội được đảm bảo. Tổng giá trị thực hiện các chính sách an sinh xã hội trong những tháng đầu năm 2012 của địa phương đạt khoảng 140 tỷ đồng.
Về thực hiện Nghị quyết 13/NQ-CP ngày 10/5/2012 của Chính phủ, Vĩnh Long đã ban hành kế hoạch thực hiện, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các sở, ban, ngành liên quan nhằm tập trung tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh, gắn với hỗ trợ thị trường.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, tình hình kinh tế-xã hội của Vĩnh Long còn một số hạn chế nhất định như hoạt động tiêu thụ hàng hóa nông sản, thủy sản, xuất khẩu gạo còn gặp nhiều khó khăn, giá cá tra xuống thấp; các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh gặp nhiều khó khăn về vốn, trả lãi vay ngân hàng, nợ thuế; các dự án, công trình trọng điểm của tỉnh triển khai còn chậm.
Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Vĩnh Long Nguyễn Văn Diệp cho hay, nhiệm vụ trọng tâm trong những tháng cuối năm 2012, Vĩnh Long khẳng định quyết tâm mạnh mẽ trong việc thực hiện hiệu quả Nghị quyết 13 của Chính phủ nhằm tập trung tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp phát triển sản xuất, kinh doanh. Cùng với đó là tiếp tục thực hiện tốt các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững; phát huy lợi thế, tập trung phát triển nông nghiệp một cách toàn diện; tăng cường huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn đầu tư… phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng năm 2012 đạt 11,5%.
Phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá cao những kết quả mà Vĩnh Long đạt được trong sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế-xã hội của địa phương thời gian qua. Đặc biệt, trong điều kiện khó khăn, thách thức của năm 2011, song với sự nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong tỉnh, Vĩnh Long đã hoàn thành cơ bản các nhiệm vụ và chỉ tiêu phát triển kinh tế-xã hội đã đề ra trong năm 2011, trong đó đã duy trì được tăng trưởng kinh tế ở mức khá 10,02%, đóng góp tích cực vào thành tựu chung của cả nước trong những năm qua.
Theo Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, bên cạnh lợi thế, các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long nói chung và Vĩnh Long nói riêng có những hạn chế, đặc biệt là hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế-xã hội kém phát triển. Do vậy, bằng sự nỗ lực, năng động, sáng tạo của mình, Vĩnh Long cần tiếp tục phát huy các tiềm năng, lợi thế của địa phương về sản xuất lúa gạo, cây ăn trái, nuôi trồng thủy sản, du lịch, dịch vụ, công nghiệp chế biến… để tiếp tục bứt phá vươn lên.
Trên tinh thần này, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị lãnh đạo Vĩnh Long cần hết sức quan tâm đầu tư tới kết cấu hạ tầng nhất là hạ tầng về giao thông, thủy lợi; đẩy mạnh áp dụng khoa học-kỹ thuật vào sản xuất nhằm nâng cao năng xuất, chất lượng và sức cạnh tranh của các sản phẩm hàng hóa trên thị trường; tăng cường huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn cho đầu tư, phát triển...
Bên cạnh đó, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng nhấn mạnh, Vĩnh Long cần tiếp tục thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội; quan tâm hơn nữa tới đầu tư cơ sở vật chất cho ngành giáo dục, y tế; phấn đấu nâng cao chất lượng giáo dục-đào tạo cũng như thực hiện tốt công tác chăm sóc y tế, khám chữa bệnh cho nhân dân.
Tại buổi làm việc, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh và lãnh đạo các Bộ, ngành Trung ương đã xem xét, cho ý kiến cụ thể với các đề xuất, kiến nghị của Vĩnh Long như kiến nghị Chính phủ tiếp tục có các biện pháp hỗ trợ nông dân trong tiêu thụ hàng hóa nông thủy sản; hỗ trợ vốn cho các công trình giao thông, thủy lợi trọng điểm của địa phương./.
Thiện Thuật (TTXVN)