Theo ông Vũ Thế Bình Vụ trưởng Vụ Lữ hành (Tổng cục Du lịch), các di sản văn hóa và làng nghề truyền thống đã và đang trở thành nguồn lực quan trọng cho phát triển du lịch.
Mỗi di sản, làng nghề đều chứa đựng những thông tin hấp dẫn, mới lạ với du khách. Khi tham quan, khảo sát di sản và làng nghề, du khách có thể biết một số nét đặc trưng về văn hóa, tín ngưỡng, lịch sử và hình dung ra sinh hoạt của cộng đồng dân cư.
Mô hình phát triển làng nghề thủ công truyền thống đang trở thành hướng đi mới trong quá trình phát triển du lịch Việt Nam. Các làng nghề thường nằm trên trục đường giao thông, cả đường sông lẫn đường bộ không chỉ tạo điều kiện lưu thông hàng hóa mà tiện xây dựng tour, tuyến du lịch.
Khi du lịch làng nghề, du khách không chỉ được ngắm khung cảnh làng quê mà còn được thăm nơi sản xuất, thậm chí có thể tham gia làm sản phẩm. Chính điều này đã tạo nên sức hấp dẫn riêng của làng nghề truyền thống.
Thông qua hoạt động phục vụ du lịch tại di sản, nhiều ngành nghề thủ công truyền thống, nghệ thuật trình diễn đã được phục hồi, phát triển mạnh mẽ như làng gốm Bát Tràng (Hà Nội), Chu Đậu (Hải Dương), làng tranh Đông Hồ (Bắc Ninh), mây tre Phú Vinh (Hà Nội)...
Tuy vậy, việc khai thác các tiềm năng di sản văn hóa và làng nghề thủ công truyền thống vào phát triển du lịch Việt Nam hiện nay chưa đạt hiệu quả như mong đợi. Nhiều di sản văn hóa chưa biết kết hợp hài hòa giữa bảo tồn và khai thác đã xuống cấp nghiêm trọng. Việc quản lý các khu di sản, làng nghề còn lỏng lẻo, không rõ ràng, chồng chéo, không thống nhất dẫn đến không có người chịu trách nhiệm cụ thể.
Điều đó khiến khu du lịch dí sản văn hóa, làng nghề truyền thống lộn xộn, vệ sinh môi trường lỏng lẻo, không đảm bảo an ninh, an toàn cho du khách.
Đại diện Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) ở Việt Nam cho biết phần lớn dân số Việt Nam vẫn đang sống ở nông thôn, văn hóa nông nghiệp đã thấm sâu vào tâm hồn Việt Nam và trở thành bản sắc văn hóa. Tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh và mạnh đã khiến các làng nghề truyền thống có khả năng biến mất nếu không được quản lý phù hợp.
JICA sẽ tiến hành dự án hỗ trợ thúc đẩy phát triển cộng đồng tự lực bền vững thông qua du lịch di sản từ 2011-2014. Dự án này sẽ diễn ra tại làng cổ Đường Lâm (Hà Nội), làng cổ Phước Tích (Thừa Thiên Huế), Đông Hòa Hiệp (Tiền Giang) thông qua cải thiện sinh kế, mức sống người dân bằng du lịch di sản tự lực bền vững./.
Mỗi di sản, làng nghề đều chứa đựng những thông tin hấp dẫn, mới lạ với du khách. Khi tham quan, khảo sát di sản và làng nghề, du khách có thể biết một số nét đặc trưng về văn hóa, tín ngưỡng, lịch sử và hình dung ra sinh hoạt của cộng đồng dân cư.
Mô hình phát triển làng nghề thủ công truyền thống đang trở thành hướng đi mới trong quá trình phát triển du lịch Việt Nam. Các làng nghề thường nằm trên trục đường giao thông, cả đường sông lẫn đường bộ không chỉ tạo điều kiện lưu thông hàng hóa mà tiện xây dựng tour, tuyến du lịch.
Khi du lịch làng nghề, du khách không chỉ được ngắm khung cảnh làng quê mà còn được thăm nơi sản xuất, thậm chí có thể tham gia làm sản phẩm. Chính điều này đã tạo nên sức hấp dẫn riêng của làng nghề truyền thống.
Thông qua hoạt động phục vụ du lịch tại di sản, nhiều ngành nghề thủ công truyền thống, nghệ thuật trình diễn đã được phục hồi, phát triển mạnh mẽ như làng gốm Bát Tràng (Hà Nội), Chu Đậu (Hải Dương), làng tranh Đông Hồ (Bắc Ninh), mây tre Phú Vinh (Hà Nội)...
Tuy vậy, việc khai thác các tiềm năng di sản văn hóa và làng nghề thủ công truyền thống vào phát triển du lịch Việt Nam hiện nay chưa đạt hiệu quả như mong đợi. Nhiều di sản văn hóa chưa biết kết hợp hài hòa giữa bảo tồn và khai thác đã xuống cấp nghiêm trọng. Việc quản lý các khu di sản, làng nghề còn lỏng lẻo, không rõ ràng, chồng chéo, không thống nhất dẫn đến không có người chịu trách nhiệm cụ thể.
Điều đó khiến khu du lịch dí sản văn hóa, làng nghề truyền thống lộn xộn, vệ sinh môi trường lỏng lẻo, không đảm bảo an ninh, an toàn cho du khách.
Đại diện Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) ở Việt Nam cho biết phần lớn dân số Việt Nam vẫn đang sống ở nông thôn, văn hóa nông nghiệp đã thấm sâu vào tâm hồn Việt Nam và trở thành bản sắc văn hóa. Tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh và mạnh đã khiến các làng nghề truyền thống có khả năng biến mất nếu không được quản lý phù hợp.
JICA sẽ tiến hành dự án hỗ trợ thúc đẩy phát triển cộng đồng tự lực bền vững thông qua du lịch di sản từ 2011-2014. Dự án này sẽ diễn ra tại làng cổ Đường Lâm (Hà Nội), làng cổ Phước Tích (Thừa Thiên Huế), Đông Hòa Hiệp (Tiền Giang) thông qua cải thiện sinh kế, mức sống người dân bằng du lịch di sản tự lực bền vững./.
Thanh Giang-Đinh Thị Thuận (TTXVN/Vietnam+)