Những "thủ phạm" gây ra tai nạn giao thông mà ít ai nghĩ tới là những đứa trẻ đang tuổi tập đi xe đạp, "bất chấp" luật, phóng thục mạng trên đường phố.
"Điếc không sợ súng"
Ở khu chung cư Linh Đàm, Hà Nội, khoảng chiều muộn, cứ tan học trở về là lũ trẻ gọi nhau mang xe xuống khoảng hè rộng phía trước nhà để đua xe. Đứa lên 5, đứa mới lên 3 nhưng đều rất ra dáng những tay đua chuyên nghiệp. Chúng mặc những bộ quần áo thể thao đủ màu sắc, mũ lưỡi trai đội ngược ra phía sau, đứa nhỏ thì xe ba bánh, lớn hơn ngồi xe địa hình.
Dàn xe xếp hàng ngang, trưởng nhóm hô một tiếng là cả đám trẻ bắt đầu phóng xe, vừa đi vừa lạng lách, có lúc va vào nhau ngã chổng kềnh. Nhiều khi, các xe khác loạng choạng khi gặp phải "đội đua" này.
Khi đời sống người dân ngày càng cải thiện, các bậc phụ huynh đã không tiếc tiền mua cho con mình những chiếc xe theo độ tuổi, từ xe đẩy đến xe đạp ba bánh rồi hai bánh. Dễ dàng bắt gặp trên đường những tay lái tầm 4 tuổi đến 7-8 tuổi. Đây là đối tượng gây tai nạn giao thông tiềm ẩn cho những người tham gia giao thông khác.
Đáng ngại nhất là tâm lý chủ quan của các bậc phụ huynh, mua xe cho con nhưng để mặc cho trẻ phóng ra đường, không quản lý.
Lợi bất cập hại
Nhiều phụ huynh cho rằng không nên để trẻ em 5, 6 tuổi đi xe đạp một mình. Thông thường trẻ 3, 4 tuổi vẫn có người nhà đi kèm nhưng lên 5, 6 tuổi phụ huynh hay chủ quan để con tự đi trong các ngõ xóm, khu tập thể.
Trong khi đó, trẻ suy nghĩ hồn nhiên, cứ thấy đường là phóng xe, rất nguy hiểm cho bản thân và cho cả những xe không tránh kịp.
Nhiều người đồng tình cho rằng giáo dục tính tự lập cho trẻ rất tốt nhưng trong trường hợp này là lợi bất cập hại.
Chị Hồng - một phụ huynh ở phố Tăng Bạt Hổ, Hà Nội ý thức rất rõ mối họa khi trẻ con đi xe đạp. Theo chị, trẻ con vốn hiếu động, ở lứa tuổi tiểu học không nên cho trẻ đi xe đạp ra ngoài đường một mình. Ngoài ra, khi mua cho con xe đạp là chị cũng phải mua luôn mũ bảo hiểm để đảm bảo an toàn cho trẻ./.
"Điếc không sợ súng"
Ở khu chung cư Linh Đàm, Hà Nội, khoảng chiều muộn, cứ tan học trở về là lũ trẻ gọi nhau mang xe xuống khoảng hè rộng phía trước nhà để đua xe. Đứa lên 5, đứa mới lên 3 nhưng đều rất ra dáng những tay đua chuyên nghiệp. Chúng mặc những bộ quần áo thể thao đủ màu sắc, mũ lưỡi trai đội ngược ra phía sau, đứa nhỏ thì xe ba bánh, lớn hơn ngồi xe địa hình.
Dàn xe xếp hàng ngang, trưởng nhóm hô một tiếng là cả đám trẻ bắt đầu phóng xe, vừa đi vừa lạng lách, có lúc va vào nhau ngã chổng kềnh. Nhiều khi, các xe khác loạng choạng khi gặp phải "đội đua" này.
Khi đời sống người dân ngày càng cải thiện, các bậc phụ huynh đã không tiếc tiền mua cho con mình những chiếc xe theo độ tuổi, từ xe đẩy đến xe đạp ba bánh rồi hai bánh. Dễ dàng bắt gặp trên đường những tay lái tầm 4 tuổi đến 7-8 tuổi. Đây là đối tượng gây tai nạn giao thông tiềm ẩn cho những người tham gia giao thông khác.
Đáng ngại nhất là tâm lý chủ quan của các bậc phụ huynh, mua xe cho con nhưng để mặc cho trẻ phóng ra đường, không quản lý.
Lợi bất cập hại
Nhiều phụ huynh cho rằng không nên để trẻ em 5, 6 tuổi đi xe đạp một mình. Thông thường trẻ 3, 4 tuổi vẫn có người nhà đi kèm nhưng lên 5, 6 tuổi phụ huynh hay chủ quan để con tự đi trong các ngõ xóm, khu tập thể.
Trong khi đó, trẻ suy nghĩ hồn nhiên, cứ thấy đường là phóng xe, rất nguy hiểm cho bản thân và cho cả những xe không tránh kịp.
Nhiều người đồng tình cho rằng giáo dục tính tự lập cho trẻ rất tốt nhưng trong trường hợp này là lợi bất cập hại.
Chị Hồng - một phụ huynh ở phố Tăng Bạt Hổ, Hà Nội ý thức rất rõ mối họa khi trẻ con đi xe đạp. Theo chị, trẻ con vốn hiếu động, ở lứa tuổi tiểu học không nên cho trẻ đi xe đạp ra ngoài đường một mình. Ngoài ra, khi mua cho con xe đạp là chị cũng phải mua luôn mũ bảo hiểm để đảm bảo an toàn cho trẻ./.
Tuyết Mai (TTXVN/Vietnam+)