Một bộ xương voi mamút phương Nam quý hiếm vừa mới được phát hiện ở vùng Tersk thuộc Cộng hòa tự trị Kabardino-Balkaria (Nga).
Nhà nghiên cứu Victor Kotlyarov ngày 20/2 cho biết ông cùng với một đồng nghiệp đã phát hiện được một đôi ngà voi mamút lộ ra ở một vách núi bị sụp tại khu vực nói trên, trong đó một chiếc còn nguyên vẹn nhờ có lớp đất sét bao quanh, chiếc còn lại có chiều dài hơn 1m, tuy nhiên, chiếc ngà này đã bị vỡ ra thành nhiều mảnh nhỏ do không được bảo quản.
Theo ông Kotlyarov, rất có thể ở đây không chỉ là một bộ xương voi mamút mà là cả một nghĩa địa của động vật thời tiền sử, bởi vì những người dân địa phương nhiều lần tìm thấy ở đây những mảnh xương lớn như xương sườn, răng nanh, xương sống.
Nhà nghiên cứu này cho rằng những cuộc khai quật cổ sinh vật ở những vùng này có thể thu thập được nhiều thông tin về vùng Caucasus trong quá khứ. Trước đó, năm 2007, một bộ xương voi mamút phương Nam hóa thạch cũng đã được phát hiện tại mỏ đất sét giáp ranh với Kabardino-Balkaria.
Voi mamút phương Nam là con vật khổng lồ của gia đình loài voi đã bị tuyệt chủng, có chiều cao đến 4m với hai chiếc ngà có hình dáng cong vào trong, sống cách đây 2,6-0,7 triệu năm về trước. Đây là loài động vật đầu tiên rời khỏi châu Phi, "cái nôi" của voi mamút, và di cư sang lục địa Á-Âu, nơi mà cách đây 2 triệu năm có khí hậu ôn hòa.
Hiện, giới khảo cổ đã phát hiện được 7 bộ xương hoàn chỉnh của loài voi khổng lồ này, 3 bộ trong số đó được bảo quản ở Nga, 2 bộ ở Italy, 2 bộ còn lại ở Pháp và Serbia, hàng loạt các bảo tàng trên thế giới còn trưng bày ngà của loài voi hiếm này./.
Nhà nghiên cứu Victor Kotlyarov ngày 20/2 cho biết ông cùng với một đồng nghiệp đã phát hiện được một đôi ngà voi mamút lộ ra ở một vách núi bị sụp tại khu vực nói trên, trong đó một chiếc còn nguyên vẹn nhờ có lớp đất sét bao quanh, chiếc còn lại có chiều dài hơn 1m, tuy nhiên, chiếc ngà này đã bị vỡ ra thành nhiều mảnh nhỏ do không được bảo quản.
Theo ông Kotlyarov, rất có thể ở đây không chỉ là một bộ xương voi mamút mà là cả một nghĩa địa của động vật thời tiền sử, bởi vì những người dân địa phương nhiều lần tìm thấy ở đây những mảnh xương lớn như xương sườn, răng nanh, xương sống.
Nhà nghiên cứu này cho rằng những cuộc khai quật cổ sinh vật ở những vùng này có thể thu thập được nhiều thông tin về vùng Caucasus trong quá khứ. Trước đó, năm 2007, một bộ xương voi mamút phương Nam hóa thạch cũng đã được phát hiện tại mỏ đất sét giáp ranh với Kabardino-Balkaria.
Voi mamút phương Nam là con vật khổng lồ của gia đình loài voi đã bị tuyệt chủng, có chiều cao đến 4m với hai chiếc ngà có hình dáng cong vào trong, sống cách đây 2,6-0,7 triệu năm về trước. Đây là loài động vật đầu tiên rời khỏi châu Phi, "cái nôi" của voi mamút, và di cư sang lục địa Á-Âu, nơi mà cách đây 2 triệu năm có khí hậu ôn hòa.
Hiện, giới khảo cổ đã phát hiện được 7 bộ xương hoàn chỉnh của loài voi khổng lồ này, 3 bộ trong số đó được bảo quản ở Nga, 2 bộ ở Italy, 2 bộ còn lại ở Pháp và Serbia, hàng loạt các bảo tàng trên thế giới còn trưng bày ngà của loài voi hiếm này./.
Trần Quyên (Vietnam+)