Một nghiên cứu mới nhất của các nhà khoa học thuộc Trung tâm nghiên cứu lý hóa Nhật Bản phát hiện màu sắc cơ thể của một số loài rệp vừng có thể chuyển đổi từ màu đỏ thành màu xanh lá cây dưới tác động của một chủng vi khuẩn trong cơ thể.
Theo các nhà khoa học sự biến đổi màu sắc này có lợi cho rệp vừng trong việc né tránh sự tấn công của loài bọ rùa - kẻ thù "không đội trời chung" của chúng.
Các nhà khoa học cho biết chủng vi khuẩn được phát hiện là một trong những vi khuẩn ký sinh định cư trong cơ thể rệp vừng. Vi khuẩn ký sinh có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự sinh tồn và thích ứng môi trường của sinh vật.
Đây là lần đầu tiên các nhà khoa học phát hiện vi khuẩn ký sinh có thể thay đổi màu sắc cơ thể sinh vật.
Các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu đối với loài rệp vừng Aphidius ervi châu Âu.
Rệp vừng Aphidius ervi có hai chủng màu đỏ và màu xanh lá cây. Khi bị nhiễm vi khuẩn họ rickettsia (một loại vi khuẩn ký sinh), rệp vừng Aphidius ervi lúc mới sinh ra cơ thể màu đỏ, tuy nhiên sau vài ngày đã biến thành màu xanh lá cây. Điều này cho thấy dưới tác dụng của vi khuẩn ký sinh, sự sinh trưởng của sắc tố màu xanh lá cây trong cơ thể rệp vừng hoạt động rất linh hoạt.
Rệp vừng màu đỏ rất dễ bị loài bọ rùa phát hiện và ăn thịt. Các nhà khoa học cho rằng, sự "hợp tác" của vi khuẩn ký sinh đã giúp nâng cao tỷ lệ sinh tồn cho loài rệp vừng./.
Theo các nhà khoa học sự biến đổi màu sắc này có lợi cho rệp vừng trong việc né tránh sự tấn công của loài bọ rùa - kẻ thù "không đội trời chung" của chúng.
Các nhà khoa học cho biết chủng vi khuẩn được phát hiện là một trong những vi khuẩn ký sinh định cư trong cơ thể rệp vừng. Vi khuẩn ký sinh có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự sinh tồn và thích ứng môi trường của sinh vật.
Đây là lần đầu tiên các nhà khoa học phát hiện vi khuẩn ký sinh có thể thay đổi màu sắc cơ thể sinh vật.
Các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu đối với loài rệp vừng Aphidius ervi châu Âu.
Rệp vừng Aphidius ervi có hai chủng màu đỏ và màu xanh lá cây. Khi bị nhiễm vi khuẩn họ rickettsia (một loại vi khuẩn ký sinh), rệp vừng Aphidius ervi lúc mới sinh ra cơ thể màu đỏ, tuy nhiên sau vài ngày đã biến thành màu xanh lá cây. Điều này cho thấy dưới tác dụng của vi khuẩn ký sinh, sự sinh trưởng của sắc tố màu xanh lá cây trong cơ thể rệp vừng hoạt động rất linh hoạt.
Rệp vừng màu đỏ rất dễ bị loài bọ rùa phát hiện và ăn thịt. Các nhà khoa học cho rằng, sự "hợp tác" của vi khuẩn ký sinh đã giúp nâng cao tỷ lệ sinh tồn cho loài rệp vừng./.
Ngọc Thúy (Vietnam+)