Nghiên cứu của các nhà khoa học châu Âu cho biết loại virus gây tổn thươngcho phổi người mới được phát hiện gần đây có khả năng thâm nhập các tế bào phổivà gây bệnh dễ dàng như virus gây cúm thông thường. Điều này chứng tỏ virus mớiđã khá thích ứng để trở thành mầm bệnh cho con người.
Các nhà khoa học đã tiến hành thử nghiệm và so sánh virus EMC mới này vớivirus gây ra hội chứng viêm đường hô hấp cấp (SARS) và virus 229E gây cúm ởngười. Cả ba loại virus này đều thuộc họ virus thân răng (viruscorona).
Kết quả cho thấy tế bào phổi dễ bị tổn thương trước sự tấn công của virus EMCgiống như hai virus còn lại và trên thực tế, virus EMC còn phát triển nhanh hơnvirus gây SARS.
Virus EMC được phát hiện lần đầu tiên vào tháng 6/2012, khi một người đàn ôngArập Xêút tử vong do nhiễm khuẩn đường hô hấp không xác định được nguyên nhân.Sau đó, các ca nhiễm bệnh xuất hiện lác đác với những trường hợp đơn lẻ và nhómngười.
Việc xét nghiệm các mẫu lưu đã phát hiện hai người chết trong nạn dịch bệnhđường hô hấp bí hiểm ở Gioócđani hồi tháng 8 năm ngoái bị nhiễm virus EMC.
Tất cả các ca nhiễm virus EMC đều có mối liên hệ với Trung Đông, trong đóArập Xêút, Jordan và Qatar là những nước có các trường hợp bị lây nhiễm tănglên.
Tuy nhiên, trong tuần qua, Anh cũng đã tuyên bố hai công dân nước này mới đâykhông hề rời khỏi đất nước đã bị nhiễm EMC, có thể do qua giao tiếp với mộtthành viên gia đình mang mầm bệnh sau khi đến Pakistan và Arập Xêút.
Đến nay đã có 12 trường hợp được xác định bị nhiễm virus EMC, 5 người trongsố này đã tử vong trong khi số còn lại đang trong tình trạng nguy kịch.
Hiện, nguồn gốc cũng như mức độ nguy hiểm của EMC đối với con người vẫn chưađược xác định. Tuy nhiên, các nhà khoa học cho rằng virus mới có thể dễ dàng xâmnhập vào phổi người, nhưng không có nghĩa là có thể lây lan rộng rãi giữa ngườivới người.
Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy cả ba virus thân răng này đều lọt qua hệmiễn dịch, do không gây ra nhiều phản ứng đối với hệ miễn dịch tự nhiên, ràochắn phòng vệ đầu tiên của cơ thể người.
Tuy nhiên, các nhà khoa học phát hiện ra rằng khi được chữa trị vớiinterferon (các protein tín hiệu do tế bào cơ thể sinh ra để cảnh báo các tế bàoxung quanh về sự xuất hiện của “kẻ tấn công”), lượng tế bào phổi bị nhiễm virusEMC đã giảm đi đáng kể.
Điều này mở ra khả năng có thể sử dụng interferon, hiện được dùng đểchữa trị một số bệnh do virus gây ra, trong điều trị nhiễm EMC.
Nghiên cứu nói trên do nhà khoa học Thiel ở Viện Sinh học miễn dịch thuộcBệnh viện Kantonal ở St. Gallen, Thụy Sĩ đứng đầu với sự tham gia của các đồngsự Đức và Hà Lan. Nghiên cứu được công bố ngày 20/2 trên tạp chí “mBio” của Hiệphội Vi trùng học Mỹ./.
Các nhà khoa học đã tiến hành thử nghiệm và so sánh virus EMC mới này vớivirus gây ra hội chứng viêm đường hô hấp cấp (SARS) và virus 229E gây cúm ởngười. Cả ba loại virus này đều thuộc họ virus thân răng (viruscorona).
Kết quả cho thấy tế bào phổi dễ bị tổn thương trước sự tấn công của virus EMCgiống như hai virus còn lại và trên thực tế, virus EMC còn phát triển nhanh hơnvirus gây SARS.
Virus EMC được phát hiện lần đầu tiên vào tháng 6/2012, khi một người đàn ôngArập Xêút tử vong do nhiễm khuẩn đường hô hấp không xác định được nguyên nhân.Sau đó, các ca nhiễm bệnh xuất hiện lác đác với những trường hợp đơn lẻ và nhómngười.
Việc xét nghiệm các mẫu lưu đã phát hiện hai người chết trong nạn dịch bệnhđường hô hấp bí hiểm ở Gioócđani hồi tháng 8 năm ngoái bị nhiễm virus EMC.
Tất cả các ca nhiễm virus EMC đều có mối liên hệ với Trung Đông, trong đóArập Xêút, Jordan và Qatar là những nước có các trường hợp bị lây nhiễm tănglên.
Tuy nhiên, trong tuần qua, Anh cũng đã tuyên bố hai công dân nước này mới đâykhông hề rời khỏi đất nước đã bị nhiễm EMC, có thể do qua giao tiếp với mộtthành viên gia đình mang mầm bệnh sau khi đến Pakistan và Arập Xêút.
Đến nay đã có 12 trường hợp được xác định bị nhiễm virus EMC, 5 người trongsố này đã tử vong trong khi số còn lại đang trong tình trạng nguy kịch.
Hiện, nguồn gốc cũng như mức độ nguy hiểm của EMC đối với con người vẫn chưađược xác định. Tuy nhiên, các nhà khoa học cho rằng virus mới có thể dễ dàng xâmnhập vào phổi người, nhưng không có nghĩa là có thể lây lan rộng rãi giữa ngườivới người.
Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy cả ba virus thân răng này đều lọt qua hệmiễn dịch, do không gây ra nhiều phản ứng đối với hệ miễn dịch tự nhiên, ràochắn phòng vệ đầu tiên của cơ thể người.
Tuy nhiên, các nhà khoa học phát hiện ra rằng khi được chữa trị vớiinterferon (các protein tín hiệu do tế bào cơ thể sinh ra để cảnh báo các tế bàoxung quanh về sự xuất hiện của “kẻ tấn công”), lượng tế bào phổi bị nhiễm virusEMC đã giảm đi đáng kể.
Điều này mở ra khả năng có thể sử dụng interferon, hiện được dùng đểchữa trị một số bệnh do virus gây ra, trong điều trị nhiễm EMC.
Nghiên cứu nói trên do nhà khoa học Thiel ở Viện Sinh học miễn dịch thuộcBệnh viện Kantonal ở St. Gallen, Thụy Sĩ đứng đầu với sự tham gia của các đồngsự Đức và Hà Lan. Nghiên cứu được công bố ngày 20/2 trên tạp chí “mBio” của Hiệphội Vi trùng học Mỹ./.
(TTXVN)