Một đội ngũ các nhà khoa học quốc tế ngày 28/2 cho biết họ đã chụp được hình ảnh trực tiếp của một hành tinh mới được bao bọc bởi khí và bụi dày đang trong quá trình hình thành xung quanh một ngôi sao khác trong Dải Ngân Hà.
[Quá trình hình thành hành tinh khổng lồ trong vũ trụ]
Bằng cách sử dụng một chiếc camera có độ phân giải cao kết nối với một chiếc kính thiên văn của Đài thiên văn Nam Âu được đặt tại sa mạc Atacama của Chile, các nhà thiên văn học đã quan sát và phát hiện ngôi sao trẻ HD 100546, cách Trái Đất 355 năm ánh sáng, đang hình thành từ khí và bụi và có kích cỡ bằng Sao Mộc.
Theo các nhà khoa học, một số hình ảnh có được cũng hỗ trợ cho giả thuyết các hành tinh lớn phát triển nhờ vào các lớp khí và bụi còn lại sau khi một ngôi sao hình thành.
Phát biểu trước báo giới, nhà thiên văn học Sascha Quanz thuộc trường Đại học ETH Zurich của Thụy Sĩ cho biết trước đây, việc nghiên cứu sự hình thành của hành tinh thường nhờ vào những hình ảnh do máy tính mô phỏng lại.
Tuy nhiên, việc phát hiện một tiền hành tinh lần này sẽ giúp các nhà khoa học có cơ hội quan sát quá trình hình thành của một hành tinh cũng như sự tương tác của nó với môi trường xung quanh từ giai đoạn rất sớm.
Được xây dựng vào năm 1962 và hiện có 15 thành viên, Đài thiên văn Nam Âu (ESO) là tổ chức thiên văn học hàng đầu thế giới hiện có 8 kính viễn vọng, gồm các loại tiên tiến nhất trên Trái Đất, được đặt tại Chile, trên đỉnh núi La Silla, Paranal và cao nguyên Chajnantor ở sa mạc Atacama.
Tổ chức này đang xúc tiến xây dựng một kính thiên văn lớn nhất thế giới mang tên Kính thiên văn cực lớn của châu Âu với gương chính rộng khoảng 39m, cho phép các nhà thiên văn học quan sát những hành tinh tối tăm, nhiều đá cách xa hệ Mặt Trời./.
[Quá trình hình thành hành tinh khổng lồ trong vũ trụ]
Bằng cách sử dụng một chiếc camera có độ phân giải cao kết nối với một chiếc kính thiên văn của Đài thiên văn Nam Âu được đặt tại sa mạc Atacama của Chile, các nhà thiên văn học đã quan sát và phát hiện ngôi sao trẻ HD 100546, cách Trái Đất 355 năm ánh sáng, đang hình thành từ khí và bụi và có kích cỡ bằng Sao Mộc.
Theo các nhà khoa học, một số hình ảnh có được cũng hỗ trợ cho giả thuyết các hành tinh lớn phát triển nhờ vào các lớp khí và bụi còn lại sau khi một ngôi sao hình thành.
Phát biểu trước báo giới, nhà thiên văn học Sascha Quanz thuộc trường Đại học ETH Zurich của Thụy Sĩ cho biết trước đây, việc nghiên cứu sự hình thành của hành tinh thường nhờ vào những hình ảnh do máy tính mô phỏng lại.
Tuy nhiên, việc phát hiện một tiền hành tinh lần này sẽ giúp các nhà khoa học có cơ hội quan sát quá trình hình thành của một hành tinh cũng như sự tương tác của nó với môi trường xung quanh từ giai đoạn rất sớm.
Được xây dựng vào năm 1962 và hiện có 15 thành viên, Đài thiên văn Nam Âu (ESO) là tổ chức thiên văn học hàng đầu thế giới hiện có 8 kính viễn vọng, gồm các loại tiên tiến nhất trên Trái Đất, được đặt tại Chile, trên đỉnh núi La Silla, Paranal và cao nguyên Chajnantor ở sa mạc Atacama.
Tổ chức này đang xúc tiến xây dựng một kính thiên văn lớn nhất thế giới mang tên Kính thiên văn cực lớn của châu Âu với gương chính rộng khoảng 39m, cho phép các nhà thiên văn học quan sát những hành tinh tối tăm, nhiều đá cách xa hệ Mặt Trời./.
(TTXVN)