Các hành tinh có thể quay xung quanh các ngôi sao của chúng theo chiều ngược lại với chiều mà chúng ta đã được biết trong hệ Mặt trời.
Phát hiện trên đã gây sửng sốt trong giới khoa học thế giới của Đài Thiên văn thuộc trường đại học Geneva, Thụy Sĩ, bởi nó xét lại học thuyết hình thành các hành tinh đã được công nhận trước đây.
Kết quả nghiên cứu 27 hành tinh ngoài hệ Mặt trời đã gây ngạc nhiên cho các nhà thiên văn học thuộc đại học Geneva. Sáu trong số 27 hành tinh trên đã không xoay quanh các ngôi sao của chúng theo chiều mà chúng ta đã từng biết trong hệ mặt trời mà theo chiều ngược lại.
Các nhà khoa học Thụy Sĩ cho rằng những hiện phát trên sẽ buộc giới khoa học thế giới phải xem lại các học thuyết của họ về sự hình thành các hành tinh.
Theo quan niệm trước đây, các hành tinh được hình thành trong những đĩa bụi và khí xoay quanh các ngôi sao trẻ của chúng. Đĩa và ngôi sao đồng thời xoay quanh cùng một trục.
Các nhà thiên văn học đoán định rằng các hành tinh được hình thành trong đĩa này và vẫn xoay cùng hướng đó quanh ngôi sao của mình. Đây là trường hợp diễn ra trong hệ mặt trời của chúng ta.
Tuy nhiên, những phát hiện mới của các nhà khoa học Thụy Sĩ lại nói điều ngược lại với cách nhìn này. Phát hiện này sẽ không còn tương hợp với học thuyết đã được công nhận cho tới nay, nhưng nó lại giúp giải thích được hiện tượng một số loại hành tinh ngoài hệ mặt trời được tìm thấy trên một trục quay gần với ngôi của chúng.
Các nhà nghiên cứu của Đài Thiên văn Geneva đã đề xuất một học thuyết luân phiên phức tạp để giải thích tiến trình này. Tuy vậy, học thuyết này sẽ dẫn tới hệ quả là đặt lại vấn đề nghiên cứu về sự sống trong vũ trụ./.
Phát hiện trên đã gây sửng sốt trong giới khoa học thế giới của Đài Thiên văn thuộc trường đại học Geneva, Thụy Sĩ, bởi nó xét lại học thuyết hình thành các hành tinh đã được công nhận trước đây.
Kết quả nghiên cứu 27 hành tinh ngoài hệ Mặt trời đã gây ngạc nhiên cho các nhà thiên văn học thuộc đại học Geneva. Sáu trong số 27 hành tinh trên đã không xoay quanh các ngôi sao của chúng theo chiều mà chúng ta đã từng biết trong hệ mặt trời mà theo chiều ngược lại.
Các nhà khoa học Thụy Sĩ cho rằng những hiện phát trên sẽ buộc giới khoa học thế giới phải xem lại các học thuyết của họ về sự hình thành các hành tinh.
Theo quan niệm trước đây, các hành tinh được hình thành trong những đĩa bụi và khí xoay quanh các ngôi sao trẻ của chúng. Đĩa và ngôi sao đồng thời xoay quanh cùng một trục.
Các nhà thiên văn học đoán định rằng các hành tinh được hình thành trong đĩa này và vẫn xoay cùng hướng đó quanh ngôi sao của mình. Đây là trường hợp diễn ra trong hệ mặt trời của chúng ta.
Tuy nhiên, những phát hiện mới của các nhà khoa học Thụy Sĩ lại nói điều ngược lại với cách nhìn này. Phát hiện này sẽ không còn tương hợp với học thuyết đã được công nhận cho tới nay, nhưng nó lại giúp giải thích được hiện tượng một số loại hành tinh ngoài hệ mặt trời được tìm thấy trên một trục quay gần với ngôi của chúng.
Các nhà nghiên cứu của Đài Thiên văn Geneva đã đề xuất một học thuyết luân phiên phức tạp để giải thích tiến trình này. Tuy vậy, học thuyết này sẽ dẫn tới hệ quả là đặt lại vấn đề nghiên cứu về sự sống trong vũ trụ./.
Đức Hùng (Vietnam+)